6. Kết cấu luận văn
1.3.2. Phân tích môi trường bên trong theo chuỗi giá trị của Michael Porter
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến việc làm tăng giá trị cho khách hàng. Việc thực hiện có hiệu quả các hoạt
động trong chuỗi giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, việc phân tích môi trường bên trong để xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp phải gắn với quá trình phân tích chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị, các hoạt động của doanh nghiệp được chia thành 2 nhóm bao gồm các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ.
Các hoạt động chủ yếu
Nguồn: Michael E. Porter, “Competitive Advantage”, New York, Fee Pess, 1985 Hình 1.4. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
1.3.2.1. Các hoạt động chủ yếu
Các hoạt động chủ yếu là các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm: các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ.
Các hoạt động đầu vào: Các hoạt động đầu vào gắn liền với các hoạt động
logistics, như: đặt hàng, vận chuyển, giao nhận vật tư – máy móc trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, quản lý vật tư, kiểm soát hàng tồn kho, thu gom và trả lại nhà cung cấp những vật tư không đạt yêu cầu ...
Vận hành: Vận hành bao gồm tất cả các hoạt động nhằm biến đổi yếu tố đầu vào
thành sản phẩm cuối cùng, bao gồm các hoạt động của quá trình sản xuất – vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng, đóng gói…Đây là bộ phận cơ bản của chuỗi giá trị.
Các hoạt động đầu ra: Bao gồm những hoạt động liên quan đến quá trình phân
phối sản phẩm đến khách hàng của doanh nghiệp như: bảo quản dự trữ, quản lý hàng Các
hoạt động
hỗ trợ
Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp
Mua sắm/ thu mua/ cung ứng Quản trị nguồn nhân lực
Các hoạt động đầu vào Vận hành Các hoạt động đầu ra Marketing và bán hàng Dịch vụ Phần lời Phần lời Phát triển công nghệ
hóa – sản phẩm, xử lý các đơn đặt hàng, vận chuyển, giao nhận sản phẩm cho khách hàng.
Marketing và bán hàng: Các hoạt động marketing và bán hàng của doanh nghiệp
xoay quanh 4 vấn đề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, hỗ trợ và các kênh phân phối. Bao gồm các hoạt động sau: phân tích khách hàng, hoạch định sản phẩm hoặc dịch vụ, định giá, phân phối, nghiên cứu thị trường, thực hiện các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, hoạt động hỗ trợ cho đại lý, nhà bán lẻ và các hoạt động của lực lượng bán hàng.
Dịch vụ: Dịch vụ khách hàng bao gồm các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, hướng
dẫn kỹ thuật cho khách hàng, cung cấp các linh kiện, phụ kiện, hiệu chỉnh sản phẩm, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và yêu cầu của khách hàng.
1.3.2.2. Các hoạt động hỗ trợ
Ngoài các hoạt động chủ yếu liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh của sản phẩm và dịch vụ, trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp còn có các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến sản phẩm & dịch vụ, được gọi là hoạt động hỗ trợ. Bao gồm: Cấu trúc hạ tầng doanh nghiệp, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, thu mua.
Cấu trúc hạ tầng doanh nghiệp: Bao gồm các hoạt động riêng lẻ như tài chính-kế
toán, những vấn đề chính quyền và pháp luật, hệ thống thông tin và bộ máy tổ chức.
Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động tuyển dụng, huấn luyện, sử dụng
và đãi ngộ, đáng giá và khuyến khích lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị.
Phát triển công nghệ: Phát triển công nghệ bao gồm những hoạt động liên quan
đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nghiên cứu và phát triển quy trình sản xuất, cải tiến quy trình, máy móc thiết bị, phát triển các phần mềm thiết kế, điều khiển và quản lý, cải tiến hệ thống thông tin…
Mua sắm hoặc thu mua: Bao gồm nguyên liệu, năng lượng, nước và những yếu tố
1.3.2.3. Ma trận đánh giá yếu tố bên trong IFE
Ma trận IFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Ma trận cho thấy, những điểm mạnh mà doanh nghiệp cần phát huy và những điểm yếu doanh nghiệp cần phải cải thiện, để nâng cao thành tích và vị thế cạnh tranh của mình. Ma trận IFE là một công cụ quan trong để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp và để hình thành nó cũng cần qua 5 bước:
Bước 1: Lập một danh mục từ 10 – 20 yếu tố, gồm những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh của nó. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.
Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ mạnh yếu của doanh nghiệp, trong đó: 4 - rất mạnh; 3 - khá mạnh; 2 - khá yếu; 1 - rất yếu.
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với các hệ số của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp.
Bảng 1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Các yếu tố chủ yếu bên trong Mức độ
quan trọng
Phân loại Số điểm quan trọng
Liệt kê các yếu tố cơ bản bên trong ... ... ...
Tổng 1 ...
Nguồn: Fred R. David, Khái luận về quản trị chiến lược, trang 249 Tổng số điểm cao nhất mà một doanh nghiệp đạt được chỉ có thể là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy doanh nghiệp rất mạnh về môi trường bên trong, điều đó cũng có nghĩa là các chiến lược hiện hành của doanh nghiệp đã phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu nội tại của mình. Ngược lại, tổng số điểm là 1,0 cho thấy,
doanh nghiệp yếu về các điểm mạnh và cũng không khắc phục được các điểm yếu từ môi trường bên trong.