Phương hướng hòa thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền do công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện (Trang 95)

PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH PRICEWATERHOUSE

3.3. Phương hướng hòa thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền do công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện

công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện

1) Về vấn đề áp dụng thủ tục phân tích

Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng thủ tục phân tích trong cuộc kiểm toán nói chung và với chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng, KTV cần thực hiện thêm phân tích so sánh giữa chỉ tiêu của doanh nghiệp và chỉ tiêu trung bình ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng như phân tích thêm một số tỷ suất quan trọng khác như so sánh các khoản giảm giá hàng bán trên tổng doanh thu theo tháng, quý, năm hoặc tổng khoản phải thu giữa các năm,... Mặt khác, KTV nên sử dụng cả các chỉ tiêu phi tài chính trong quá trình phân tích. Chẳng hạn, phân tích mối liên hệ giữa sản lượng, số lượng công nhân, công suất của thiết bị với doanh thu để xác minh tính hợp lý của số liệu về doanh thu bán hàng. Ngoài ra, để thủ tục phân tích có hiệu quả, KTV có thể tham khảo thêm nguồn thông tin từ các chuyên gia, doanh nghiệp cùng ngành, cùng quy mô, từ báo chí, các ấn phẩm thống kê,.. để thu được các bằng chứng kiểm chứng kiểm toán hiệu lực nhất.

2) Về việc quản lý thư xác nhận

Đối với các khoản phải thu khách hàng, một thủ tục gần như bắt buộc là ưuir thử xác nhận. Ở PwC, việc gửi thư xác nhận được thực hiện khá hiệu quả, Tuy nhiên, công tác quản lý thư xác nhận lại còn nhiều bất cập. Do khối lượng công việc quá lớn, các cuộc kiểm toán nối tiếp nhau trong khi số lượng KTV có hạn, do vậy khi một cuộc kiểm toán kết thúc, các KTV thường ít có khả năng quản lý các thư xác nhận chưa có phản hồi hay chưa nhận được từ bên thứ ba do phải tiếp tục nhận ngay công việc ở một cuộc kiểm toán mới. Hạn chế về mặt số lượng kiểm toán viên này dẫn đến việc các thư xác nhận đến muộn hoặc trong nhiều trường hợp bị thất lạc nhưng không được phát hiện kịp thời. Vì vậy, PwC nên giao cho 1 hoặc 2 người chuyên phụ trách các thư xác nhận của một cuộc kiểm toán, giãn bớt thời gian các cuộc kiểm toán để đảm bảo chất lượng của các thư xác nhận.

3) Về phương pháp chọn mẫu

Vì khối lượng các nghiệp vụ cũng như khối lượng chứng từ của các khách hàng quá lớn, cho nên việc áp dụng kiểm tra 100% là ít khi thực hiện được trong quỹ thời gian có hạn của một cuộc kiểm toán. Chính vì vậy, KTV thường phải tiến hành kiểm tra chọn mẫu. Ở PwC Việt Nam, khi tiến hành chọn mẫu, KTV thường chọn mẫu mang tính chủ quan, tức là chọn những khoản mục doanh thu, thu tiền nào có giá trị lớn, bất thường. Như vậy, rủi ro trong quá trình chọn mẫu sẽ cao khi mà khách hàng hiểu được cách thức chọn mẫu của KTV, sẽ giảm sai phạm đối với khoản mục lớn và tăng sai phạm vào các khoản mục nhỏ

hơn.. Do vậy, để giảm thiểu được rủi ro trong quá trình chọn mẫu, KTV nên áp dụng thêm qui trình chọn mẫu ngẫu nhiên dựa vào Bảng số ngẫu nhiên hoặc chọn mẫu theo hệ thống..

KẾT LUẬN

Nhắc tới các công ty kiểm toán không thể không nhắc tới PwC. Với vị thế là một trong Tứ đại gia trong làng kiểm toán, thậm chí là công ty có doanh thu cao nhất, PwC ngày càng khẳng định được uy tín và hình ảnh của mình thông qua sự nỗ lực từng ngày từng giờ của đội ngũ nhân viên trong Công ty nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Chu trình bán hàng - thu tiền, với tư cách là một trong những phần hành quan trọng nhất trong các cuộc kiểm toán, đã được PwC thực hiện theo một quy trình kiểm toán rất hiệu quả và toàn diện.

Trong thời gian thực tập tại PwC Việt Nam và lựa chọn đề tài: "Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện" để nghiên cứu, em đã được tiếp cận và phần nào hiểu được thực tế một cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng. Được trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm toán tại các khách hàng, em nhận ra sự khác biệt lớn giữa lý luận và thực tế thực hiện kiểm toán.

Trong chuyên đề này, em có đưa ra một số đánh giá cũng như đề xuất nhằm cải thiện công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do công ty PwC Việt nam thực hiện. Nhưng do hạn chế về thời gian và nhận thức, những đề xuất này chỉ mang tính gợi mở và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để những đề xuất ấy trở nên có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Một lần nữa, em xin được gửi lời cảm ơn tới Tiến sỹ.Tràn Mạnh Dũng cùng các anh chị tại Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w