Thiết kế chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện (Trang 40)

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH

2.1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán

2.1.2.1. Chương trình kiểm toán chu trình bán hàng:

Các thủ tục cần thực hiện

Định hướng công việc

Lập bảng định hướng công việc cho chu trình bán hàng và:

a) Thống nhất số liệu trong bảng với sổ nhật ký và hồ sơ công việc năm trước; b) Kiểm tra lại tính chính xác số học của bảng;

c) Với mỗi khoản mục cần kiểm tra, tạo đường dẫn đến file công việc đã thực hiện..

Thử nghiệm kiểm soát

Thực hiện các công việc sau:

b) Cập nhật thông tin về hệ thống KSNB và các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với chu trình bán hàng. Xác định các thủ tục quan trọng dự định sẽ tin cậy và cần rà soát;

c) Phỏng vấn, kiểm tra chứng từ, quan sát hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát quan trọng để xác nhận sự tồn tại và hoạt động có hiệu lực của các thủ tục này; d) Kết luận đánh giá về hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng.

Thủ tục phân tích: Không thực hiện

Thủ tục kiểm tra chi tiết

Kiểm tra việc ghi nhận doanh thu

Chọn mẫu các bút toán ghi nhận doanh thu phù hợp với hướng dẫn chọn mẫu của PwC. Sau đó thực hiện các thủ tục sau::

a) Thu thập bản sao của tất cả các hợp đồng liên quan đến mẫu được chọn. Đối chiếu các điều khoản trong hợp đồng có phù hợp với nghiệp vụ bán hàng phát sinh;

b) Với mỗi mẫu chọn, thu thập hóa đơn và kiểm tra tính chính xác số học trên hóa đơn, giá trên hóa đơn, đối chiếu hóa đơn với bút toán ghi sổ

c) Với mỗi mẫu chọn, thu thập biên bản bàn giao hàng hóa và các chứng từ liên quan khác, đối chiếu số liệu để đảm bảo hàng hóa thực sự đã được chuyển giao quyền sở hữu.

Kiểm tra giảm giá hàng bán

Chọn mẫu các bút toán ghi nhận giảm giá hàng bán từ sổ nhật ký phù hợp với hướng dẫn chọn mẫu của PwC. Sau đó thực hiện các thủ tục sau:

a) Xác nhận khoản giám giá hàng bán đã được người có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp các khoản này được quy định trong các văn bản tiền định, xác nhận rằng văn bản đó đã được phê duyệt bởi người có thẩm quyền và các khoản giám giả phù hợp với quy định trong văn bản;

b) Đối chiếu số liệu ghi sổ với số liệu trên các chứng từ liên quan như hóa đơn, phiếu nhận nợ, bảng kê chi tiết…

giảm giá hàng tồn kho nếu cần. Thủ tục này nên xem xét thực hiện đồng thời với các thủ tục kiểm toán khoản mục dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Kiểm tra hàng bán bị trả lại

Chọn mẫu một số mục trên sổ cái tài khoản hàng bán bị trả lại phù hợp với hướng dẫn chọn mẫu của PwC. Sau đó đối chiếu với hóa đơn xuất cho hàng bán bị trả lại, kiểm tra tính chính xác số học, giá và chữ ký của người có thẩm quyền trên hóa đơn xuất cho hàng bán bị trả lại, đối chiếu số lượng với biên bản nhận lại hàng và đối chiếu số liệu với hóa đơn gốc.

Chọn mấu một số biên bản nhận lại hàng phù hợp với hướng dẫn chọn mẫu của PwC. Sau đó đối chiếu số lượng với hóa đơn xuất cho hàng bán bị trả lại, đảm bảo rằng giá trị hóa đơn này đã được ghi nhận trong sổ nhật ký và sổ cái tài khoản.

Kiểm tra tính đúng kỳ

Thực hiện các công việc sau:

a) Tổng hợp các nghiệp vụ doanh thu phát sinh liền trước và liền sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Kiểm tra vào các chứng từ liên quan như hóa đơn, bảng kê hàng bán, đặc biệt là biên bản bàn giao hàng hóa để đảm bảo các nghiệp vụ phát sinh được ghi nhận đúng kỳ;

b) Xem xét liệu hàng bán có bị trả lại nhiều bất thường sau ngày kết thúc niên độ kế toán hay không;

c) Xem xét liệu có sự biến động bất thường trong lượng hàng bán ra vào giai đoạn gần ngày kết thúc niên độ kế toán hay không; d) Tiến hành các thủ tục bổ sung trong trường hợp cần thiết

Xác nhận lại thông tin trình bày trên BCTC

a) Xác nhận lại giá trị Doanh thu gộp, các khoản giảm trừ doanh thu và Doanh thu thuần đã được thể hiện đúng đắn trên BCKQHĐKD. b) Xác nhận lại đối với các khoản Doanh thu trọng yếu, công ty đã trình bày bản chất và các yếu tố cấu thành trong mục Thuyết minh BCTC. c) Xác nhận lại một lần nữa rằng tất cả các thông tin liên quan sẽ trình bày trên BCTC đã được kiểm toán và thu thập bằng chứng đầy đủ.

2.1.2.2. Chương trình kiểm toán chu trình thu tiền

Procedures to consider

Considerationsfor Substantive Analytics

Các thủ tục cần thực hiện

Định hướng công việc

Lập bảng định hướng công việc cho chu trình thu tiền và:

a) Thống nhất số liệu trong bảng với sổ nhật ký và hồ sơ công việc năm trước; b) Kiểm tra lại tính chính xác số học của bảng;

c) Với mỗi khoản mục cần kiểm tra, tạo đường dẫn đến file công việc đã thực hiện..

Thử nghiệm kiểm soát: Không thực hiện

Thủ tục phân tích

Xây dựng mô hình phân tích mức độ hợp lý của số dư các tài khoản phải thu vào thời điểm cuối năm. Mức độ tin cậy của thủ tục phân tích phụ thuộc vào phương pháp xây dựng mô hình và độ tin cậy của nguồn dữ liệu đưa vào mô hình

Thủ tục kiểm tra chi tiết

Lập bảng đối chiếu số dư tài khoản phải thu

Thu thập bảng kê chi tiết số dư các tài khoản phải thu theo từng khách và thực hiện các công việc sau đây:

a) Cộng lại tổng số dư trên bảng kê chi tiết và đối chiếu với tổng số dư của tài khoản phải thu khách hàng; b) Đối với những số dư trọng yếu, đối chiếu vào các chứng từ gốc liên quan;

c) Xem xét, phát hiện và điều tra bản chất của các khoản mục trọng yếu hoặc bất thường

Đánh giá lại các số dư có gốc ngoại tệ

Thực hiện các công việc sau:

a) Đối chiếu tỷ suất quy đổi ngoại tệ được dùng để đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ với một nguồn đáng tin cậy bên ngoài; b) Kiểm tra lại tính chính xác số học trong việc đánh giá lại các số dư có gốc ngoại tệ dựa vào tỷ suất thu thập được.

Kiểm tra tính đúng kỳ

Theo hướng dẫn kiểm toán của PwC, thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của các tài khoản phải thu cũng được thực hiện đồng thời với thủ tục kiểm tra tính đúng kỳ của các khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu.

Đánh giá việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Thực hiện các thủ tục sau:

a) Thu thập bảng kê chi tiết các khoản phải thu theo tuổi nợ, xác định độ chính xác của bảng này bằng cách thực hiện lại quy trình đánh giá tuổi nợ (không cần thực hiện lại nếu đã thực hiện thử nghiệm kiểm soát tương đương) và xem xét tính hợp lý chung của bảng kê. Với mỗi dấu hiệu bất thường, tiến hành điều tra bản chất và thực hiện thủ tục bổ sung nếu cần thiết;

b) Thu thập và rà soát bảng theo dõi dự phòng phải thu đòi của khách hàng, đặc biệt chú ý đến các khoản tăng giảm dự phòng trong kỳ;

c) Trao đổi với Ban Lãnh đạo khách hàng về khả năng thu hồi những khoản nợ này. Trong điều kiện khả thi, soát xét các chứng từ liên quan;:

d) Thu thập bảng kê chi tiết các khoản mục đã được lập dự phòng. Đánh giá mức độ hợp lý của các ước tính trích lập dự phòng này bằng cách tính toán lại, soát xét các chứng từ liên quan, đối chiếu với cách trích lập dự phòng trong kỳ trước và đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành;

e) Xem xét tình hợp lý của chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi kỳ này so với các kỳ trước;

g) Đối với các bút toán xóa sổ các khoản phải thu khó đòi, xem xét các quy định liên quan của khách hàng, sự phê chuẩn của người có thẩm quyền và xem xét các bằng chứng hỗ trợ cho quyết định xóa sổ;

Gửi thư xác nhận các khoản phải thu

Thực hiện việc gửi thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng. Nguyên tắc tiến hành:

b) Trong trường hợp một thư xác nhận nào đó không được hồi báo, tiến hành các thủ tục thay thế như: kiểm tra các chứng từ trả tiền sau ngày kết thúc niên độ kế toán, đối chiếu với hóa đơn, vận đơn, đơn đặt hàng liên quan đến khoản cần xác nhận;

c) Trong trường hợp có chênh lệch trong thư hồi báo, tiến hành điều tra nguyên nhân chênh lệch, kiểm tra vào các chứng từ bổ trợ và tiến hành các thủ tục bổ sung để xử lý chênh lệch;

Xác nhận lại thông tin trình bày trên BCTC

a) Xác nhận lại rằng số dư tài khoản Phải thu khách hàng đã được phản ánh đúng đắn trên BCĐKT;

b) Xác nhận lại rằng thông tin phân loại các khoản phải thu khách hàng đã được trình bày hợp lý trên BCTC hoặc Thuyết minh BCTC;

c) Xác nhận lại một lần nữa rằng tất cả các thông tin liên quan sẽ trình bày trên BCTC đã được kiểm toán và thu thập bằng chứng đầy đủ.

Chú thích ký hiệu viết tắt các mục tiêu kiểm toán:

• C: tính đầy đủ • RO: quyền và nghĩa vụ

• A: tính chính xác • PD: phân loại và trình bày

• CO: tính đúng kỳ • V: tính định giá

• E/O: tính hiệu lực

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam thực hiện (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w