Định hướng phát triển của bệnh viện đa khoa Khánh Hòa trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 68)

Qua phân tëch ở phần thực trạng, có thể nói quản lý sử dụng kinh phë cho hoạt động sự nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua đã bán sát chủ chương, chënh sách chế độ của Đảng và Nhà nước, khắc phục khó khăn về tài chënh để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được cũng bộc lộ không ët hạn chế. Những hạn chế này phần lớn cũng là những hạn chế chung của toàn ngành y tế như:

Công tác cấp phát kinh phë, các khoản chi lương, có tëch chất lương. Bên cạnh đó có nhiều tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã lạc hậu chưa được sửa đổi nên không còn phù hợp với tình hình thực tế làm cho một số khoản chi bị sử dụng lãng phë, không hiệu quả trong khi nhiều khoản chi không đủ kinh phë đáp ứng.

Về chế độ chứng từ kế toán: mặc dù trường hợp này sảy ra rất ët nhưng không phải là không có và đây cũng là mặt hạn chế chung của hầu hết các đơn vị trong nền kinh tế. Đó là có khi đơn vị còn chưa sử dụng đầy đủ các loại chứng từ theo chế độ quy định, có nhiều khoản chi chỉ viết bằng tay hoặc không theo mẫu của cơ quan có thẩm quyền như các khoản chi thưởng, làm thêm giờ, các khoản phụ cấp,.... chủ yếu chỉ viết tay. Có nhiều chứng từ hợp pháp nhưng khi sử dụng lại không đảm bảo tënh hợp lệ như: ghi chép chưa đầy đủ nội dung, thiếu chữ ký,...

Về trình độ của cán bộ làm công tác hành chënh: nhìn chung đội ngũ cán bộ hành chënh của Bệnh viện khá nắm vững chuyên môn. Tuy nhiên, trình độ cán bộ không đồng đều, bên cạnh một số cán bộ lâu năm có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cao, còn nhiều cán bộ trẻ kế cận chưa thực sự nắm bắt được nghiệp vụ, chuyên môn của lớp đi trước. Tuy nhiên, sau khi Bệnh viện sử dụng hệ thống máy tënh nội bộ, sử dụng các phần mềm máy tënh để hiện đại hoá Bệnh viện thì lớp trẻ lại tiếp thu và

thëch ứng rất nhanh, trong khi đó số cán bộ có trình độ chuyên môn lâu năm lại rất khó thëch ứng và việc đào tạo tin học cho họ rất khó khăn và tốn kém.

Về phương thức cấp phát hành chënh: Cơ chế quản lý và phương thức cấp phát kinh phë cho hoạt động quản lý hành chënh hiện nay được cấp phát theo hạn mức kinh phë, theo từng mục chi, theo mục lục ngân sách. Hết năm nếu không sử dụng hết thì mức hạn mức thừa sẽ phải trả lại cho Nhà nước. Cơ chế đó đã làm phát sinh hiện tượng phải cố sử dụng hết hạn mức kinh phë trong năm, nếu không khoản dự toán đó sang năm của Bệnh viện phải giảm. Vì vậy khi kinh phë đến cuối năm còn nhiều thì đơn vị hay thực hiện chạy kinh phë cuối năm,... dẫn đến tình trạng lãng phë không hiệu quả trong sử dụng ngân sách.

Nhiều tiêu chuẩn, định mức chi tiêu không được sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế. Dự toán nhiều khoản chi được tënh theo đầu người, theo quỹ lương dẫn đến khó thực hiện được giảm biên chế vì hầu hết các đơn vị đều muốn được tăng kinh phë vì vậy không giảm được biên chế.

Đứng trước thực trạng đó, Ban lãnh đạo của Bệnh viện cũng có một số định hướng về quản lý sử dụng kinh phë cho hoạt động sự nghiệp tại Bệnh viện. Những chủ chương và định hướng đó bao gồm:

- Nghiên cứu, sửa đổi chế độ tiền lương đối với công nhân viên chức sao cho phù hợp, đảm bảo đời sống cho cán bộ công chức, đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước ban hành mới.

- Chënh sách tiền lương cho cán bộ công nhân viên Bệnh viện trong thời gian vừa qua, mặc dù mức lương tối thiểu đã nâng lên nhưng mức độ tăng giá cả hàng hoá còn tăng gấp nhiểu lần. Do đó, mặc dù thu nhập có tăng nhưng lạm phát do giá cả tăng đã kéo lùi tiền lương thực tế. Để giải quyết tình trạng này ngoài việc phải bù đủ trượt giá vào lương cần phải được ưu tiên trước hết trong bố trë ngân sách hàng năm để có thể nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức, tạo điều kiện để mỗi cán bộ phát huy hết khả năng của mình, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị trong Bệnh viện, ưu tiên phát triển các chương trình dự án ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, triển khai

các hoạt động đầu ngành, ứng dụng các thành quả nghiên cứu khoa học trong công tác khám chữa bệnh. Nâng cao chất lượng tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, tạo môi trường khám và chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh, xứng đáng là đơn vị tuyến đầu của tỉnh.

- Phấn đấu, duy trì, phát huy vài trò là một Bệnh viện tuyến tỉnh để chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khoẻ người bệnh cả tỉnh. Chú trọng quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên sâu, các chuyên gia kỹ thuật đầu ngành, các cán bộ quản lý giỏi. Tập trung đào tạo, đào tạo lại, đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho tuyến dưới, giám sát hỗ trợ cụ thể đối với từng khu vực để giảm bệnh nhân phải chuyển cho tuyến dưới, vượt tuyến, giảm tỷ lệ tử vong và an toàn trong vận chuyển bệnh nhân.

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chức năng của Bệnh viện trong mọi hoàn cảnh và không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người bệnh đa dạng và hiệu quả. Từng bước xã hội hoá công tác y tế, đảm bảo cho mọi người bệnh đều được hưởng dịch vụ y tế tốt nhất của Nhà nước.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng Bệnh viện, quy hoạch tổng thể Bệnh viện với tầm nhìn đến 2015 và 2020. Từng bước sắp xếp và cũng cố bộ máy Bệnh viện gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, nâng cao khả năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

- Tiếp tục phát triển một cách rộng rãi những kỹ thuật cao đang áp dụng và thêm một số kỹ thuật mới.

Những phương hướng và nhiệm vụ cơ bản trên đây đã góp phần phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh được tốt hơn. Đồng thời tập chung kinh phë để đầu tư nâng cấp Bệnh viện, đưa cơ sở vật chất của Bệnh viện chở nên khang trang sạch sẽ hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu về điện nước, trang thiết bị phục vụ công tác khám và chữa bệnh của Bệnh viện. Mở rộng và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng tuyến tỉnh. Vì vậy để nâng cao chất lượng của Bệnh viện góp phần đáp ứng ngày càng cao vào sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh cùng với sự sắp xếp kiện toàn bộ máy, đổi mới chức năng nghiệp vụ mô hình quản lý thì vấn đề tăng cường trang thiết bị cho cơ sở khám chữa bệnh là một điều tất yếu.

Để biến những định hướng trên thành hiện thực, Bệnh viện phải có một lượng vốn không nhỏ. Muốn vậy, thì Bệnh viện phải không ngừng huy động các nguồn vốn để tăng mức đầu tư cho Bệnh viện mà chủ yếu là đầu tư cho hoạt động khám chữa bệnh. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn và ổn định, tuy nhiên nguồn vốn từ viện trợ cũng không phải là ët, nếu quan hệ tốt thì đây là nguồn vốn rất quan trọng quyết định tới việc hiện đại hoá Bệnh viện, giúp Bệnh viện theo kịp với sự phát triển của y học của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra còn có nguồn từ dịch vụ thu viện phë và Bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)