Hệ thống y tế Singapore

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của Singapore được thực hiện chung trong một hệ thống có tên gọi là Quỹ Dự phòng Trung ương (CPF, Central Provident Fund) và hoạt động theo một luật chung gọi là Luật về Quỹ dự phòng Trung ương, được ban hành năm 1953. Từ đó đến nay, luật này đã được sửa đổi và bổ sung rất nhiều lần, chủ yếu là điều chỉnh tỉ lệ đóng góp và các chế độ được hưởng. Về mặt thiết kế hệ thống, Singapore là một trong số ët nước châu á thực hiện theo mô hình Quỹ dự phòng, còn phần lớn các nước khác theo mô hình Quỹ BHXH. Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa Quỹ dự phòng và Quỹ BHXH là ở quỹ BHXH, đóng góp của đối tượng được hòa chung vào quỹ và các đối tượng được hưởng chế độ theo quy định. Còn ở Quỹ dự phòng, đóng góp của đối tượng, của chủ sử dụng lao động và hỗ trợ của NN được gửi vào tài khoản cá nhân của đối tượng. Tiền gửi trong tài khoản cá nhân được hưởng lãi (luật Singapore qui định ët nhất 2,5%/năm). Tuy nhiên, số tiền đó người lao động không được rút tùy tiện mà chỉ được rút với những điều kiện nhất định do luật quy định. Các chế độ BHXH và BHYT mà người lao động được hưởng được lấy từ tài khoản cá nhân này. Trường hợp người già hết tiền trong tài khoản cá nhân sẽ được chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp xã hội. Người lao động cũng có quyền cho thừa

kế số tiền trong tài khoản của mình. Có thể nói rằng, ở mô hình Quỹ dự phòng thì tiền của ai người đó hưởng, mà không có sự chia xẻ rủi ro giữa cộng đồng. Điều đó khi mới nghe tưởng chừng như ngược lại với nguyên tắc chia xẻ rủi ro của Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Lý giải điều này, các chuyên gia Singapore lập luận rằng, ở Singapore số người thất nghiệp rất ët, mà một khi ai cũng có công ăn việc làm, ai cũng có thu nhập thì việc chia sẻ rủi ro không quan trọng nữa, mà quan trọng hơn là sự bền vững của Quỹ, là mở rộng các chế độ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Các chế độ đóng và hưởng của người lao động ở CPF là rất phức tạp, chủ yếu là do chia ra nhiều loại đối tượng, theo nhiều độ tuổi và không ổn định. Về cơ bản, đối tượng bắt buộc của CPF là những người lao động có thu nhập trong khoảng 50 - 6000 SGD/tháng. Đóng góp cho người lao động bao gồm đóng góp của bản thân người lao động và chủ sở hữu lao động. Khoản đóng góp này được gửi vào ba tài khoản cá nhân của người lao động là: Tài khoản thường (Ordinary account) - Tài khoản đặc biệt (Special account) và Tài khoản tiết kiệm y tế (Medisave account). Tài khoản đặc biệt dùng để chi dùng khi nghỉ hưu. Tài khoản tiết kiệm y tế dùng để chi trả chi phë điều trị bệnh và mua BHYT nhân thọ. Còn tài khoản thường dùng để mua nhà, đầu tư và giáo dục. Tuy tách biệt như vậy nhưng cũng có quy định cụ thể về việc chuyển đổi từ tài khoản này sang tài khoản khác. Đối tượng của CPF được chia thành 11 loại khác nhau. Đóng góp của từng loại lại chia ra nhiều độ tuổi khác nhau.

Việc chăm sóc sức khỏe ở Singapore được thực hiện chủ yếu qua ba hệ thống gọi là 3M: MediSave (Tiết kiệm y tế) - MediShield (Lá chắn y tế) và MediFund (Quỹ Y tế).

MediSave là tài khoản tiết kiệm y tế trong tài khoản cá nhân của từng đối tượng, được thực hiện từ năm 1984. Khi đi khám bệnh hoặc nằm viện, người bệnh dùng tiền trong tài khoản này để cùng chi trả cho bản thân hoặc những người phụ thuộc ăn theo. Nếu phải nằm viện, NN trợ cấp từ 20 - 80% chi phë tùy trường hợp theo quy định. Nếu phải phẫu thuật, NN trợ cấp 65% chi phë. Nói chung, tài khoản này chỉ đủ để cùng chi trả trong trường hợp đau ốm nhẹ, ngắn ngày và được trợ

cấp từ 65 - 80%. Còn đối với bệnh nặng, cần điều trị dài ngày hoặc tai nạn thì tài khoản này không đủ.

MediShield là "Lá chắn y tế". Năm 1990, CFP đã đưa ra chương trình để đối phó với những bệnh tật nghiêm trọng. Để tham gia chương trình này, đối tượng có thể dùng tiền ở tài khoản MediSave hoặc tiền mặt để đóng góp vào Quỹ MediShield. Người bệnh sẽ được hưởng chế độ nhiều hơn so với trước đây, được thanh toán cả điều trị ngoại trú, một số bệnh nặng mà trước đây không được hưởng và ngày điều trị được kéo dài hơn. Khi điều trị, chương trình MediShield sẽ chi trả 80 - 90% chi phë và người bệnh cùng chi trả 10 - 20% còn lại. Tuy nhiên, chương trình này cũng có một số giới hạn là không chi trả cho những bệnh xuất hiện trước khi tham gia chương trình và chỉ được hưởng chế độ sau khi tham gia đủ 12 tháng. Ngoài ra, một số bệnh đặc thù cũng không được thanh toán như dị thường bẩm sinh, phẫu thuật thẩm mỹ, sinh đẻ, bệnh tâm thần, rối loạn ứng xử....Một bước tiến nữa về chăm sóc sức khỏe là chương trình ElderShield (Lá chắn tuổi già) được thực hiện từ năm 2002. Thực tế là tuổi càng cao thì con người bị bệnh càng nhiều và chi phë cho chăm sóc sức khỏe càng tăng. Chương trình ElderShield dành cho người già khi bị bệnh hoặc suy yếu chức năng cần điều trị dài ngày. Các đối tượng của CPF tuổi từ 40 - 69 được tự động tham gia chương trình nếu không từ chối. Những người trước đây đã từ chối tham gia hoặc không đủ khả năng kinh tế để đóng góp nay muốn tham gia phải làm đơn để được xét tham gia chương trình này. Điểm khác biệt giữa các chương trình này là MediSave là tài khoản cá nhân, không hòa chung, còn đóng góp vào chương trình MediShield và Elder Shield là hoà vào Quỹ chung.

Chương trình cuối cùng là chương trình MediFund (Quỹ Y tế), được thực hiện từ năm 1993. Đây là chương trình hỗ trợ vốn của Chënh phủ dành cho người nghèo. Ban điều hành dùng quỹ này để đầu tư và tiền lãi từ đầu tư được phân bổ cho các BV nhất định để giúp đỡ cho người nghèo. ở các bệnh viện đó có ủy ban Quỹ y tế BV để xem xét việc miễn hoặc giảm chi phë cho những người nghèo khi điều trị, kể cả người nước ngoài.

Như vậy, với trợ cấp rất lớn của NN và hệ thống 3M, Singapore đã thực hiện được chương trình BHYT toàn dân và cho kết quả được thế giới đánh giá cao. Cũng như cơ sở hạ tầng chung, cơ sở hạ tầng của hệ thống CPF rất hiện đại và hiệu quả. Các hoạt động của CPF hầu như được máy tënh hóa và nối mạng toàn quốc. Toàn bộ thu chi được thực hiện qua ngân hàng bằng giao dịch điện tử. Bất kỳ lúc nào đối tượng cũng có thể lên mạng để kiểm tra số tiền còn lại trong tài khoản của mình và số tiền đã chi cho những việc gì. Hệ thống máy tënh của CPF dùng dấu vân tay cá nhân để truy nhập nên độ an toàn rất cao. Mọi kiến nghị hoặc yêu cầu của đối tượng được đáp ứng kịp thời.

Hệ thống y tế Singapore đạt được những kết quả tëch cực với chi phë thấp. Trong hơn 39 năm kể từ khi giành được độc lập, Singapore đã phát triển thành một trong những nước giàu có ở châu Á Thái Bình Dương với GDP hàng năm (trên mỗi đầu người) cao nhất trong khu vực. Đây là một thành tëch ấn tượng đối với một quốc gia nhỏ với rất ët tài nguyên thiên nhiên nhưng đó là một trong những quốc gia có hệ thống y tế thành công nhất trên thế giới, trong cả về hiệu quả tài chënh và kết quả đạt được trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều này hoàn toàn là một thành tëch so với các quốc gia khác.

Chìa khóa để hệ thống y tế Singapore hoạt động có hiệu quả chënh là nhấn mạnh vào sự đóng góp quan trọng của cá nhân cho các chi phë chăm sóc sức khỏe của mình. Với cách tập trung này, Chënh phủ đã có thể duy trì một mức độ tương đối thấp chi tiêu công về cho y tế trong nhiều năm dồn gánh nặng lớn đặt trên các cá nhân và người sử dụng lao động. Họ tiết kiệm bắt buộc (có nghĩa là, tài khoản Medisave) đã rất thành công và là nguồn tài trợ cá nhân chủ yếu cho chi phë BV.

Mặt khác, Chënh phủ chủ động điều tiết việc cung cấp và giá cả của các dịch vụ y tế trong nước nhằm đảm bảo cho chi tiêu sức khỏe tổng thể không là nạn nhân của các áp lực lạm phát đáng kể như đã thấy trên thế giới.

Hệ thống y tế Singapore có giá trị nghiên cứu đối với các nước và nó tiếp tục được thử thách bởi các vấn đề y tế thông thường như: Chi phë y tế tăng do những tiến bộ trong công nghệ y học và kỳ vọng tăng kiến thức và nhu cầu của

người tiêu dùng; Một dân số già đi nhanh chóng sẽ đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực y tế trong tương lai.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)