Khái quát về bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 35)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ca bnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa nằm cách thành phố Hồ Chë Minh khoảng 450km về phëa nam, tiền thân là Trung tâm Y tế toàn khoa Nha Trang được tiếp quản năm 1975. Ban đầu chỉ có 285 giường bệnh với trên 200 cán bộ, công nhân viên chức. Lực lượng bác sĩ, y sĩ, y tá, nữ hộ sinh, nhân viên cận lâm sàng, hậu cần lúc bấy giờ tập trụng từ nhiều nguồn: cán bộ y tế từ Bắc chuyển vào; cán bộ từ chiến khu về; cán bộ y tế tại chỗ. Trình độ chuyên môn không đồng bộ, phân bổ chưa thëch hợp. Nhưng nói chung tất cả đều tận tình, tận lực, đoàn kết thực hiện tốt nhiệm vụ y tế trong giai đoạh khó khăn ban đầu .

Ngày 01/1/1976, 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa sát nhập thành tỉnh Phú Khánh, bệnh viện Khánh Hòa đổi tên thành bệnh viện Phú Khánh với qụy mô 400 giường bệnh.

Ngày 01/7/1989, tỉnh Phú Khánh được tách trở lại thành 2 tënh Phú Yên và Khánh Hòa, bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa hiện nay là bệnh viện đa khoa hạng I. Năm 2011, bệnh viện có 1000 giường, 1053 cán bộ công nhân viên chức trong đó: Bác sỹ: Tiến sĩ 11 người, thạc sĩ 112, đại học: 107; Kỹ sư: 51; Cử nhân điều dưỡng: 97; Chuyên viên: 70; Trung học ỵ: 415 Hộ lý: 131; công nhân viên khác: 59;Bệnh viện có 20 khoa lâm sàng, 08 khoa cận lâm sàng và 07 phòng chức năng.

Hằng ngày lưu lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh khoảng từ 1500-2000 bệnh nhân, số lượng bệnh nhân nội trú hơn 1000 bệnh nhân. Bệnh viên tiếp nhận đều trị cho bệnh nhân trong tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận (miền Trung và Tây nguyên). Ngoài một số kỹ thuật thông thường, hiện nay Bệnh viện đã phát triển được một số kỹ thuật cao như: vi phẩu, tim mạch can thiệp, nội soi khớp…

Bệnh viện là cơ sở đào tạo thực hành lâm sàng đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học cho các Trường ĐH Y như: Tây nguyên, Y Huế, Cao Đẳng Y tế Khánh Hòa

Hiện nay ngoài việc hợp tác đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật với một số Bệnh viện tuyến trên đầu ngành như Chợ Rẫy, TW Huế…Bệnh viện còn hợp tác với một số tổ chức y tế quốc tế, Bệnh viện Quốc tế trong việc đều trị những ca bệnh khó, phức tạp.

Tất cả các hoạt động trên góp phần triển khai kỹ thuật điều trị hiện đại, nâng cao khă năng chuyên môn cho thầy thuốc và làm phong phú cơ sở sở vật chất cho bệnh viện.

Hơn ba mươi năm, một chặn đường hoạt động y tế với bao mồ hôi công sức, của các thế hệ thầy thuốc và cán bộ công nhân viên bệnh viện, tất cả đã tạo nên ngọn lửa nhiệt tình sưởi ấm, hun đúc tinh thần cho các thầy thuốc hôm nay và mai sau của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa .

2.1.2. Đặc điểm quản lý tài chënh của bnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

Quản lý tài chënh bệnh viện là chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại của quản lý bệnh viện, sự tụt hậu hay phát triển bệnh viện, do đó bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa có đặc điểm:

+ Thứ nhất, tài chënh bán bao cấp: Nguồn kinh phë hoạt động một phần do

Nhà nước bao cấp, một phần lấy từ viện phë. Bệnh viện tự cân đối tài chënh một phần, phần còn lại do Nhà nước chi trả. Nguồn kinh phë do Nhà nước hỗ trợ chủ yếu là các khoản chi như tiền lương, mua sắm tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Thứ hai, tài chënh bán chỉ huy: Đại đa số các mục sử dụng kinh phë

cũng như các mục thu đều phải vào “khung quy định”. Tuy nhiên vẫn có một số dịch vụ thu theo quy định riêng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa được xây dựng căn cứ vào biểu giá công bố. (phụ lục bảng giá viện phë theo quy định của Nhà nước), giá dịch vụ được thu theo công thức:

Giá dịch vụ = viện phë + công chênh lệch

Giá dịch vụ được thu theo công văn số 827/2004/SYT-STC, sửa đổi cho phù hợp với nghị định 43/CP áp dụng cho tất cả các đối tượng có nhu cầu2.

Vd: giá viện phë Soi màng phổi là 180.000 đồng, giá dịch vụ là 234.000 đồng + Thứ ba, tài chënh tập trung điều hành: Phần lớn tập trung chi vào điều

hành nghiệp vụ: Như lương, điều trị, sửa chữa và chi phë quản lý khác. Tỉ lệ đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị để đổi mới bệnh viện thấp.

+ Thứ tư, tài chënh không có chỉ số lượng giá hiệu quả: Nhà nước quản lý

nguồn thu và nhất là quản lý chặt các quy trình sử dụng kinh phë nhưng hoàn toàn không đề ra các chỉ số lượng giá đầu ra hay hiệu quả sử dụng. Vì vậy quản lý tài chënh bệnh viện vừa “dễ” lại vừa “khó” tùy vào cách nhìn của mỗi nhà quản lý bệnh viện.

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động ca BVĐKKH

-Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Nha trang

Vị trë địa hình Nha Trang tương đối tổng hợp vừa có đô thị, đồng bằng; vừa có rừng núi, ven biển, hải đảo. Tổng diện tëch đất tự nhiên của thành phố là 250,692km2, trong đó: đất nông nghiệp 5.091ha, đất lâm nghiệp 16.389ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 833ha. Có 3.770,7 ha diện tëch đảo. Chiều dài bờ biển: 43km .

Nha Trang là thành phố có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển. Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chënh, chënh trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa; là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo của khu vực Nam Trung bộ; là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Thành phố còn có vị trë địa lý hết sức thuận lợi cho giao lưu cả trong và ngoài nước, với những đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường không và đường biển; có hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và văn hóa - xã hội ở trình độ cao so với cả tỉnh; điều kiện tự nhiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông - lâm - thủy sản; có lợi thế về nguồn nhân lực giàu tënh năng động sáng tạo, có nguồn chất xám khá hùng hậu của các trường Đại học, Viện nghiên cứu đứng chân trên địa bàn.

Dân số Nha trang năm 2010 tăng 1,4% so với năm 2009, năm 2011 tăng 11,5% so với năm 2010, GDP/người của Khánh Hòa năm 2009 là 1.330 USD, 2010 là 1480USD, năm 2011 là 1.710 USD điều này ta thấy được thu nhập của người dân ngày càng tăng cao. Với những yếu tố trên đã tạo những cơ hội cũng như các thách thức trong quá trình phát triển của bệnh viện, điều này đòi hỏi việc nâng cao công tác quản lý tài chënh của bệnh viện nhằm phù hợp với sự phát triển đó.

Bảng 2.1 . Một số chỉ tiêu chủ yếu của thành phố Nha Trang từ 2009 – 2011 Chỉ tiêu Đvt 2009 2010 2011 SS 2010/2009 SS 2011/2010 Dân số Người 389.03 1 394.45 5 440.0 14 1,4% 11,5%

(Báo cáo tình hình phát triển kinh tế- xã hội 2006 - 2011 của TP Nha Trang)

Bảng 2.2. GDP/người Khánh Hòa 2008-2011

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa

-Nhân tố con người

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện đa khoa Khánh Hòa là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Nó đòi hỏi con người phải có Tâm vừa có Tài. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tënh kịp thời, chënh xác của các quyết định quản lý. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chënh nói riêng.

Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa có cán bộ quản lý tài chënh có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chënh xác làm cho công tác tài chënh ngày càng có kết quả tốt, một đội ngũ cán bộ kế toán tài chënh có trình độ nghiệp

vụ, có kinh nghiệm, năng động là điều kiện để có bộ máy quản lý tài chënh tốt, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chënh góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chënh bệnh viện đa khoa Khánh Hòa.

Bảng 2.3. Thống kê số lượng Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh khánh Hòa BÁC SĨ

STT NỘI DUNG

2009 2010 2011

1 Khoa Hồi sức cấp cứu 15 17 16

2 Khoa Nội tim mạch lão học 14 16 14

3 Khoa Nội tổng hợp thần kinh 12 14 14

4 Khoa Nhi 15 15 16

5 Khoa Truyền nhiễm 5 5 5

6 Khoa Ung bướu 11 11 10

7 Khoa Y học cổ truyền 4 4 4

8 Khoa Mắt 7 7 7

9 Khoa Tai mủi họng 7 7 7

10 Khoa Răng hàm mặt 8 9 10

11 Khoa NgoÁi tồng hớp 19 20 20

12 Khoa Ngoại thần kinh 6 6 7

13 Khoa Ngoại CTCH-Bàng 11 11 12

14 Khoa Phụ sản 17 18 16

15 Khoa Phẫu thuật - GMHS 10 10 10

16 Khoa VLTL-PHCN 2 3 3

17 Khoa Chuẩn đoán hinh ảnh 12 12 12

18 Khoa Huyết học truyền máu 2 2 2

19 Khoa Hóa sinh 4 4 4

20 Khoa Vi sinh - KST 6 6 6

21 Khoa Giải phẫu bệnh lý 2 2 2

22 Khoa dược 4 5 4

24 Khoa Dinh dưỡng 1 1 1 25 Khoa Khám 4 4 4 26 Khoa cấp cữu 6 6 7 27 Nội cán bộ 7 9 9 28 Ngoại cốt sống 5 5 6 TỔNG CỘNG 218 231 230

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa)

Bảng 2.4. Số lượng Bác sĩ theo trình độ chuyên môn

TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ THẠC SĨ ĐH TỔNG

NĂM 2009 11 83 124 218

NĂM 2010 10 98 123 231

NĂM 2011 11 112 107 230

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa)

Bảng 2.5. Số lượng nhân viên phòng Tài chënh Kế toán TRÌNH ĐỘ

STT NĂM SL NHÂN VIÊN

ĐH TC SC

1 2009 32 10 12 10

2 2010 37 12 15 10

3 2011 40 12 18 10

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa)

-Sự đa dạng các dịch vụ khám chữa bnh

Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng tăng vì vậy đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng. Người dân ngày càng có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ của mình, vì vậy để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ. Điều này đặt hoạt động quản lý tài chënh bệnh viện đa khoa Khánh Hòa trước những thử thách mới.

Do vậy, việc xác định mô hình tổ chức Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý tài chënh Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa được tốt.

Bảng 2.6. Một số các dịch vụ khám chữa bệnh mới

STT TÊN DỊCH VỤ 2009 2010 2011

1 Chụp mạch vành, động mạch... bằng DSA X

2 Can thiệp tim mạch. mạch chủ bằng DSA X

3 Điều trị ung thư gan nguyên phát bằng kỹ thuật TOCE x

4 Chụp MRI, XQ số hóa x

5 Các Phẩu thuật nội soi khớp x

6 Các Phẩu thuật cột sống x

7 Chụp MSCT ( 128 lát cắt) x

8 Phẩu thuật vi phẩu tạo hình x

(Nguồn: Phòng Tài chënh Kế toán Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa)

2.2. Thực trạng quản lý tài chënh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ 2009 -2011.

2.2.1. Quản lý các nguồn thu ti bnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ 2009 2011. 2.2.1.1 Ngun NSNN cp cho hoạt động khám chữa bnh

Đây là nguồn lấy từ ngân sách Nhà nước hàng năm cung cấp phần lớn cho hoạt động của Bệnh viện. Nguồn này có vai trò quan trọng đối với hoạt động khám và chữa bệnh cho, nguồn ngân sách Nhà nước luôn ổn định và tăng ở các năm, đặc điểm của nó là không có sự biến động lớn như các nguồn khác. Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1,68%, năm 2011 tăng so vơi năm 2010 là 9,47%. Năm 2011 có mức tăng cao là do bệnh viện được đầu tư trang thêm máy móc thiết bị chuyên ngành, đáp ứng sự phát triển của bệnh viện cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Chënh nhờ nguồn vốn này mà đảm bảo cho Bệnh viện có thể duy trì và phát triển trong mấy chục năm qua.

2.2.1.2 Ngun viện phë và bảo him y tế

Hình thức thu phë dịch vụ bắt đầu áp dụng ở các bệnh viện công nước ta từ năm 1989. Do thiếu đầu tư ngân sách Nhà nước cho bệnh viện trong giai đoạn lạm

phát cuối thập kỷ 80 đã khiến các dịch vụ y tế công không thể đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân đã buộc NN phải áp dụng cơ chế thu phë tại các cơ sở y tế công. Một hệ thống các chënh sách đã được xây dựng để xã hội hóa, đa dạng hóa các dịch vụ y tế và phân cấp trách nhiệm. Chënh sách thu hồi chi phë được thông qua như một sự lựa chọn nhằm huy động mọi nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe dưới hình thức thu một phần viện phë và bảo hiểm y tế.

Nguồn thu viện phë và bảo hiểm y tế đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao đời sống công nhân viên trong bệnh viện. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng thu như hiện nay. Trên thực tế cho đến nay bệnh viện không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý thu viện phë theo hướng thu đúng, thu đủ nhằm đảm bảo công bằng hiệu quả.

Hoạt động BHYT nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội để cung cấp nguồn tài chënh cho việc khám chữa bệnh của những người có thẻ bảo hiểm.

Hoạt động bảo hiểm y tế đã tăng cường nguồn lực cho hệ thống y tế, phát triển sự nghiệp y tế. Nguồn tài chënh do Bảo hiểm Y tế cung cấp được coi là một nguồn vốn tiềm tàng cung cấp cho các hoạt động của ngành y tế. Việc huy động và sử dụng nguồn bảo hiểm y tế là một hình thức chia sẻ rủi ro bệnh tật giữa các cá nhân trong xã hội với nhau. Người khỏe giúp đỡ người bệnh tật, người giàu giúp đỡ người nghèo, bảo hiểm y tế góp phần thực hiện công bằng xã hội, nhưng việc thực hiện đóng Bảo hiểm Y tế gặp không ët khó khăn.

Nguồn tài chënh từ BHYT cung cấp cho Bệnh viện có xu hướng ngày càng tăng, do số người có thẻ bảo hiểm ngày càng nhiều. Đây cũng chënh là chënh sách của Nhà nước nhằm tăng nguồn thu từ Bảo hiểm Y tế và giảm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ ở Bệnh viện, đem lại sự công bằng cho mọi người.

Nguồn thu viện phë tăng tương đối đồng đều năm 2010 tăng 20.129 triệu đồng so với năm 2009 (tương ứng tăng 10,95%), năm 2011 tăng 15.836 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng tăng 7,51%); nguồn thu từ bảo hiểm y tế năm 2010 giảm so với năm 2009 là 214 triệu đồng (tương ứng tăng 0,12%), năm 2011 tăng

so với năm 2010 là 13.791 triệu đồng tương ứng tăng 6,54%, nguồn thu từ bảo hiểm y tế tăng nhanh là do dân số tăng cao, bên cạnh đó thu nhập bình quân của người dân tăng nên ngày càng có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ của mình.

2.2.1.3 Ngun vin trợ và các nguồn thu khác

Nguồn viện trợ là nguồn tài chënh không liên tục, không chủ động. Nguồn

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 35)