Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 25)

Trong giai đoạn phát triển của đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong tất cả các các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Quá trình đổi mới này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống y tế nói chung và bệnh viện nói riêng.

* V kinh tế

Trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng kinh tế của nước ta hàng năm tương đối cao bình quân 6%, cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế. Vì vậy, đầu tư của NN cho các lĩnh vực kinh tế xã hội tăng nhiều, tổng chi phë cho y tế của cả nước chiếm 6,4% GDP, chi phë cho y tế bình quân đầu người là 1,1 triệu đồng (khoảng 60 USD)/người/năm. Đây là nguồn kinh phë chủ yếu hiện nay cho hoạt động của bệnh viện. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng tăng cao, nguồn thu viện phë cũng tăng do nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng lên, số lượt người đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh tăng vọt so với trước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp dân cư. Từ đó phát sinh nhu cầu khám chữa bệnh cao cấp, nhu cầu tiếp cận với dịch vụ y tế nước ngoài của nhiều người thu nhập cao để chữa trị những bệnh mà bệnh viện trong nước chưa có điều kiện chữa trị tốt hoặc muốn tìm đến những dịch vụ khám chữa bệnh tiện nghi hơn. Đa số những người có điều kiện về kinh tế thường chọn giải pháp ra nước ngoài khám chữa bệnh vì các bệnh viện nước ngoài có một số thành tựu lớn trong quá trình khám chữa bệnh, điều kiện phục vụ tốt và tạo được uy tënh mang tầm quốc tế, các văn phòng đại diện của các bệnh viện nước ngoài đặt tại Việt Nam sẽ hướng dẫn, hoặc làm thay người bệnh mọi thủ tục và một số phòng khám cũng sẵn sàng kết nối, chuyển bệnh nhân sang Singapore, Thái lan, Trung Quốc, các nước châu Âu điều trị.

Để nâng cao chất lượng KCB ở Việt Nam thì ngành y tế cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Hội nhập quốc tế về y tế xã hội.

- Tăng tënh cạnh tranh trong kinh tế y tế.

- Xây dựng các chuẩn mực về KCB

* Về chënh trị

Việt Nam có nền chënh trị ổn định. Chënh sách ngoại giao “mở cửa” giúp Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Những đổi mới về chënh trị này tạo điều kiện thuận lợi cho các

bệnh viện hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trong môi trường mở cửa, việc hợp tác với các tổ chức y tế thế giới cũng như nhận các khoản viện trợ của bệnh viện có nhiều thuận lợi và không ngừng tăng.

* Môi trường pháp lý

Nhà nước đầu tư phát triển văn hoá xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố gắng thực hiện công bằng xã hội. Với chënh sách “xã hội hoá, đa dạng hoá” đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội . Chënh sách này cho phép các bệnh viện đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chënh phục vụ cho công tác KCB của mình.

Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chënh phủ được ban hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2006, Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chënh đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Việc chủ động về mặt tài chënh đã tạo thuận lợi cho các bệnh viện trong việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Chủ động nguồn thu (Viện phë, hoạt động dịch vụ..) để có thêm nguồn kinh phë cho hoạt động khám chữa bệnh. Từ năm 1989 Nhà nước đã ban hành chënh sách thu một phần viện phë. Chënh sách này đã tăng nguồn ngân sách cho hoạt động của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Viện phë cũng là một chënh sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn thu và cũng là chënh sách thúc đẩy sự tham gia mua bảo hiểm y tế toàn dân.

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tënh đến ngày 31/7/2011 đã có trên 54,63 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tăng hơn 441.000 người so với một tháng trước đó.

Trong số này, số người chỉ tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh và chiếm phần lớn với 353.800 người; đối tượng cùng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc là 84.153 người, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 3.227 người. BHYT là nguồn thu ổn định trong KCB.

Một phần của tài liệu nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)