5 Kinh nghiệm trồng dừa (năm) 4,0 42,8 1,
3.1.2.4. Một vài phương thức thâm canh được áp dụng cho các vườn dừa
Nhìn chung có hai xu hướng khác nhau trong phát triển vườn dừa, đó là trồng tập trung ở các tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, chiếm tới trên 95% số hộ, trong khi tại Bình Định thì nông dân vừa trồng theo hướng tập trung vừa trồng theo hướng rải rác (phân tán). Tuy nhiên, để cải thiện thêm cho thu nhập gia đình, phần lớn nông dân trồng dừa đều kết hợp nuôi trồng xen trong vuờn dừa và xu hướng trồng xen nhiều hơn ở Bến Tre (gần 50% số hộ) và xu hướng nuôi xen nhiều hơn ở Trà Vinh và Bình Định (49,6-60,7% tương ứng).
Bảng 3.4: Các phương thức thâm canh được áp dụng cho vườn dừa
Bến Tre Trà Vinh Đình Định TT Biện pháp kỹ thuật Số hộ % hộ Số hộ % hộ Số hộ % hộ 1 Trồng tập trung 109 96,46 108 95,57 48 42,85 2 Trồng rải rác 4 3,53 5 4,43 64 57,15 3 Bón phân 111 98,23 85 75,20 91 81,25 4 Sử dụng thuốc BVTV 61 54,00 61 54,00 61 54,50 5 Bồi bùn cho vườn dừa 113 100,00 108 95,57 0 0 6 Cây trồng xen* 54 47,78 36 31,90 21 18,80 7 Vật nuôi xen** 32 28,32 56 49,60 68 60,70
(*): tại Bến Tre và Trà Vinh: cây ca cao, cây có múi, cây ăn trái, mía…; tại Bình Định: rau má, chuối, khoai mỳ, cỏ.. (**): tại Bến Tre: bò, heo, dê, gà, tôm cá; tại Trà Vinh: bò heo, gà cá; tại Bình Định: bò, trâu, heo, gà, tôm.
Hệ thống cây trồng xen trong vườn dừa ở Bến Tre và Trà Vinh tương đối giống nhau, bao gồm cây ca cao, cây có múi, cây ăn trái và mía, … trong khi hệ
thống cây trồng xen ở Bình Định chủ yếu là rau má, chuối, khoai mỳ và cỏ. Hệ
thống vật nuôi xen trong vườn dừa cũng có sự khác nhau giữa các địa phương, cụ thể: tại Bến Tre có bò, heo, dê, gà, và tôm cá; tại Trà Vinh có bò, heo, gà cá; và tại Bình Định có bò, trâu, heo, gà, tôm.
Bên cạnh xu hướng nuôi trồng đa canh trong vườn dừa thì các địa phương cũng quan tâm tới việc chăm sóc cho vườn dừa thông qua viêc bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, tuy nhiên thì kỹ thuật bồi bùn chỉđược áp dụng đối với các tỉnh vùng ĐBSCL như Bến Tre và Trà Vinh và chưa được áp dụng đối với vùng DHNTB như Bình Định. Thực tế trên cho thấy: do có sự khác biệt về đất đai,
điều kiện khí hậu và tập quán canh tác đã đưa đến sự khác biệt trong các phương thức đầu tư thâm canh cho vườn dừa.