Giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 64)

1 Năng suất (số trái/cây/năm)

3.4.3. Giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và chuyển giao tiến bộ

kỹ thuật

- Đa số chủ hộ trồng dừa có tuổi trung bình cao với số năm kinh nghiệm nhiều và trình độ văn hóa thấp là những trở ngại lớn cho việc tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Để người nông dân có thể thay đổi thói quen, tập quán canh tác truyền thống và tiếp thu, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ

kỹ thuật trong sản xuất, cần phải tăng cường các họat động khuyến nông thông qua việc đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức thăm quan, hội thảo đầu bờ nhằm đánh giá và nhân rộng các mô hình hiệu quả.

- Học hỏi kinh nghiệm từ bà con là phương thức đã và đang được thực hiện khá phổ biến trong cộng đồng người trồng dừa, và phương thưc này khá phù hợp với điều kiện thực tế của người nông dân. Do vậy, thông qua các hoạt động khuyến nông, cần tăng cường các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất để tạo cơ hội cho nhiều người có thể tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật và áp dụng có hiệu quả hơn trong sản xuất.

- Thực tế hoạt động khuyến nông cho thấy – đội ngũ cán bộ khuyến nông mỏng, phải triển khai thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trên

địa bàn rộng, trong khi các tổ chức chính trị xã hội đã và đang có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống của người dân khu vực nông thôn,

đặc biệt là hội nông dân và hội phụ nữ. Do vậy, để triển khai các hoạt

động khuyến nông có hiệu quả hơn, cần quan tâm tới việc đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ khuyến nông theo hình thức TOT, thông qua đó phát triển mạng lưới cán bộ khuyến nông cơ sở rộng khắp để hướng dẫn kỹ

thuật cho nông dân trồng dừa; bên cạnh đó, các cán bộ khuyến nông cần có sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn, thông qua đó tổ chức thường xuyên các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến kỹ

thuật tới các tổ nhóm nông dân như các tổ hợp tác, câu lạc bộ, hợp tác xã…. Thông qua các hoạt động này sẽ từng bước nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của nông dân để hướng tới thay đổi thói quen canh tác truyền thống, tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật sản xuất dừa trong từng hộ và cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)