Hiệu quả thu/chi 3,90 9,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 57)

Khác với hệ thống đa canh trong vườn dừa ở Bến Tre với mô hình phổ

biến là trồng xen ca cao và nuôi heo trong vườn dừa, thì tại Trà Vinh mô hình trồng xen cây có múi kết hợp với chăn nuôi heo trong vườn dừa cũng được áp dụng nhiều hơn trong sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt (Bảng 3.41). Các giống dừa trong mô hình này bao gồm Ta, Dâu và dừa Xiêm. Vườn dừa đa canh với giống dừa Xiêm có tiềm năng năng suất cao đã đưa đến thu nhập từ dừa cao gấp 3 lần so với vườn dừa đa canh với các giống dừa Ta, Dâu.

Bên cạnh thu nhập từ dừa, việc nuôi trồng xen trong vườn dừa cũng đem lại thu nhập đáng kể cho nông dân trồng dừa với lãi thuần từ 31,13 triệu đồng/ ha/năm (ở hệ thống vườn dừa sử dụng giống dừa Xiêm) đến 38,80 triệu

đồng/ha/năm (ở hệ thống vườn dừa sử dụng giống Ta, Dâu).

Do chi phí đầu tư sản xuất dừa không có sự khác biệt nhiều giữa các giống dừa khác nhau đã đưa đến lãi thuần từ vườn dừa khá lớn, biến động từ 72,51 đến 181,09 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, hiệu quả đồng vốn đầu tư khá cao, biến

động từ 3,9 (ở hệ thống vườn dừa sử dụng giống dừa Ta, Dâu) đến 9,75 (ở hệ

thống vườn dừa sử dụng giống dừa Xiêm).

Thực tế trên cho thấy – đa canh trong vườn dừa đã góp phần cải thiện

đáng kể thu nhập cho người trồng dừa, đặc biệt khi sử dụng giống dừa Xiêm. Do vậy, trong chiến lược phát triển vườn dừa cần cân nhắc tới cơ cấu giống hợp lý, nhất là việc bổ sung các giống dừa có năng suất và giá trị cao vào sản xuất để

3.3.2.2. Đối với vườn dừa trồng thuần thời kỳ kinh doanh

Kết quả Bảng 3.42 cho thấy: Về năng suất, nhìn chung, cùng giống dừa nhưng trồng trong điều kiện thâm canh đều cho năng suất cao hơn so với điều kiện trồng thuần, cụ thể: trong điều kiện thâm canh, năng suất của giống dừa Ta,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 57)