Các giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 62)

1 Năng suất (số trái/cây/năm)

3.4.2. Các giải pháp kỹ thuật

Tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương như đất đai, khí hậu, tập quán canh tác, điều kiện kinh tế xã hội mà các giải pháp đề xuất có sự thay đổi cho phù hợp, cụ thể:

- Mật độ trồng giữa các địa phương có sự khác biệt khá rõ rệt, khoảng 200 cây/ha ở Bến Tre, 220 cây/ha ở Trà Vinh và 250 cây/ha ở Bình Định. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn thì mật độ trồng thích hợp với các giống dừa lùn là 200 cây/ha và dừa cao là 160 cây/ha. Do vậy, tùy điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương để xác định mật trồng thích hợp đối với mỗi vùng sinh thái. Như vậy, đối chiếu với khuyến cáo này và mật độ

hiện trồng ở mỗi địa phương để có những giải pháp điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể:

o Đối với những vườn dừa đang trong thời kỳ kinh doanh, có thể loại bỏ bớt những cây ốm yếu, còi cọc, năng suất thấp, bị lấn át bởi các cây sinh trưởng tốt hơn, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quần thể

cây trong vườn dừa phát triển và tăng cường các biện pháp chăm sóc như làm cỏ vườn dừa, bón phân, bồi bùn, phòng trừ sâu bệnh hại để nâng cao năng suất.

o Đối với những vườn dừa trồng mới hoặc cải tạo vườn tạp, ngay từ đầu cần tuân thủ theo những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn và nên phát triển theo hướng đa canh để lấy ngắn nuôi dài, tạo việc làm và thu nhập cho hộ.

- Những năm gần đây, đầu tư phân bón cho vườn dừa đã được các nhà vườn quan tâm, nhất là những vùng sản xuất theo hướng hàng hóa, nhưng thực

tế cho thấy mức bón phân cho vườn dừa rất khác biệt giữa các địa phương, (hiện Bến Tre là địa phương có đầu tư phân bón cao hơn cả, kế đến là Trà Vinh, và thấp nhất là), và mức bón ở các địa phương vẫn còn thấp so với mức khuyến cáo (110N-38P2O5-144K2O trên ha), nhất là đạm và kali. Do vậy, để việc đầu tư phân bón cho vườn dừa mang lại hiệu quả, tùy điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương cần lựa chọn mức phân bón hợp lý đối với mỗi vùng sinh thái và phải tuân theo mức bón khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành đối với những trường hợp cụ thể như vườn dừa thời kỳ

KTCB và vườn dừa TKKD và nên kết hợp bón phân hữu cơ với vô cơ để

hướng tới cải thiện độ phì đất.

- Bồi bùn mang lại khá nhiều lợi ích cho vườn dừa như trả lại lớp đất mặt đã bị rửa trôi, tăng khả năng giữ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại cho vườn dừa, tăng khả năng hấp thu và phát huy hiệu quả của phân bón, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn. Do vậy, nhiều địa phương có truyền thống trồng dừa đã áp dụng kỹ thuật này để cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất dừa, tuy nhiên mức độ có khác nhau tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương như: Bến Tre trung bình một lần trong năm, Trà Vinh gần 2 năm/lần và Bình Định không áp dụng kỹ thuật này. Từ thực tế bồi bùn ở

các địa phương, để góp phần phát triển vườn dừa theo hướng bền vững, bên cạnh các biện pháp thâm canh tổng hợp, nên áp dụng kỹ thuật bồi bùn cho vườn dừa theo hướng: đối với Trà Vinh, do có điều kiện không khác nhiều so với Bến Tre nên có thể áp dụng một lần trong năm; đối với Bình

Định, tùy điều kiện cụ thể có thể vài năm thực hiện một lần để bù đắp lại lớp đất mặt bị xói mòn, rửa trôi.

- Các vùng trồng dừa thường khó khăn về nước tưới, nhất là vào mùa khô do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Do vậy, cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo ẩm độ đất thích hợp cho vườn dừa như nạo vét kênh mương hàng năm để tăng khả năng lưu thông nước và giữ nước tưới cho vườn dừa, nhất là vào mùa khô, trồng xen canh các loại cây họ đậu, cỏ có khả năng che phủ đất để tăng khả năng giữ ẩm, hạn chế rửi trôi, xói mòn

đất.

- Bọ dừa, chuột và sóc là những đối tượng và sâu hại chủ yếu trên cây dừa,

đuông và kiến vương ít phổ biến hơn. Bọ dừa gây hại nhiều trong mùa khô, chuột và sóc thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc sau khi thu hoạch lúa. Để hạn chế thiệt hại, không trồng dày, thường xuyên làm cỏ

dừa, tạo thông thoáng cho vườn dừa, chăm sóc tốt, đặt thuốc hóa học trên bó lá ngọn trong mùa nắng, rắc muối hột trên bó lá ngọn; thường xuyên kiểm tra vườn và bắt kiến thủ công; đặt bẫy dẫn dụ; đặt bẫy vòng thiếc, bả

- Bệnh thối ngọn và xì mủ thân, xuất hiện quanh năm, bệnh thối ngọn bị

nặng hơn vào mùa mưa và thường hại trên vườn dừa ở thời kỳ KTCB; bệnh xì mủ thân thường hại vườn dừa ở TKKD. Biện pháp hạn chế: xử lý bằng vôi, thuốc trừ nấm, tiêu hủy nguồn gây bệnh, vệ sinh vườn thông thoáng, kết hợp phòng trừ tốt các loại sâu hại dừa, không tạo vết thương cho bệnh xâm nhập.

- Thực tế cho thấy – thu nhập của nông dân trồng dừa không cao, nhất là ở

Bình Định. Nhưng cũng do có các hình thức đa canh và đa dạng hóa ngành nghề trong nông hộ nên thu nhập của nông dân trồng dừa được cải thiện đáng kể. Do vậy, trong chiến lược phát triển vườn dừa thời gian tới, bên cạnh việc đầu tư thâm canh cho vườn dừa, cần quan tâm tới các hình thức đa canh trong vườn dừa kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm để hướng tới cải thiện thu nhập và phát triển bền vững.

- Phát triển vườn dừa theo phương thức đa canh (nuôi trồng xen trong vườn dừa) đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trồng dừa, nhất là

đối với các vườn dừa sử dụng các giống dừa có năng suất cao và có giá trị

như dừa Dứa, dừa Xiêm và dừa Sáp. Do vậy, trong chiến lược phát triển vườn dừa, tùy điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, nên tổng kết và nhân rộng các mô hình đa canh hiệu quả, tạo nên sản phẩm hàng hóa đặc thù như mô hình trồng xen ca cao trong vườn dừa ở Bến Tre, mô hình trồng xen cây có múi trong vườn dừa ở Trà Vinh và mô hình đa dạng hóa ngành nghề trong nông hộ trồng dừa ở Bình Định. Bên canh đó, cần quan tâm tới việc cải thiện cơ cấu giống dừa hợp lý, nhất là các giống dừa có năng suất và giá trị cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)