Năng suất (số trái/cây/năm) 60,00 06,00 52,00 47,00 2 Tổng thu từ dừa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 53)

2 Tổng thu từ dừa (tr.đ/ha/năm) 59,31 144,96 51,81 47,12 Thu từ trái dừa 56,28 141,92 48,78 44,09 Lá qui thành tiền (nấu ăn) 3,03 3,04 3,03 3,03 3 Tổng chi (tr.đ/ha/năm) 20,41 20,41 19,43 9,60 Chi phân bón 5,35 5,35 4,19 0,00 Chi thuốc BVTV 0,12 0,12 0,09 0,00 Chi phí bồi bùn 2,57 2,57 2,99 6,00 Chi phí lao động (cả lđgđ) 12,37 12,37 12,16 3,60 4 Lãi từ vườn dừa (tr.đ/ha/năm) 51,33 124,53 30,02 38,12 Dừa 38,90 124,53 30,02 38,12 Con xen 5,53 0,00 0,00 0,00 Cây xen 6,90 0,00 0,00 0,00 5 Hiệu quả thu/chi từ dừa 2,91 7,10 2,67 4,91

Cây xen: Cacao, mía, cây có múi, chuối; Con xen: Heo, gà, vịt, bò, trâu

Đầu tư cho hệ thống vườn dừa cũng có sự khác biệt khá rõ rệt giữa thâm canh và quảng canh, cụ thể: trong điều kiện quảng canh, chi phí đầu tư cho vườn dừa khoảng 9,6 triệu đồng/ha/năm, trong khi điều kiện thâm canh đầu tư gấp hơn hai lần, biến động từ 19,43 đến 20,41 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, trong cùng

điều kiện thâm canh thì mức đầu tư cho vườn dừa không khác biệt nhiều giữa các giống.

Trong hệ thống nuôi trồng xen, bên cạnh lãi thuần từ cây dừa thì việc nuôi trồng xen cũng đóng góp đáng kể cho thu nhập (12,43 triệu đồng/ha/năm), đưa lãi thuần của hệ thống nuôi trồng xen trong vườn dừa khi sử dụng các giống dừa

dừa Ta, Dâu, nếu trồng thâm canh - do có chi phí đầu tư cao hơn so với quảng canh, trong khi năng suất tăng không đáng kể đã đưa đến lãi thuần là 30,02 triệu

đồng/ha/năm, thấp hơn so với hình thức trồng quảng canh (38,12 triệu đồng/ha). Riêng giống dừa Xiêm trồng trong điều kiện thâm canh với năng suất rất cao đã

đưa đến tổng thu nhập từ dừa rất cao, trong khi chi phí đầu tư không có sự khác biệt nhiều giữa các phương thức trồng và thâm canh, nên lãi thuần đạt rất cao, trên 124 triệu đồng/ha/năm.

Đánh giá hiệu quả đầu tư cho vườn dừa cũng cho thấy – đầu tư cho vườn dừa mang lại hiệu quả khá cao, biến động từ 2,67 đến 7,10 giữa các phương thức trồng và đầu tư thâm canh. Trồng theo phương thức quảng canh tuy có hiệu quả đồng vốn đầu tư cao (4,91) trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài nếu duy trì phương thức canh tác này sẽ đưa đến tình trạng thiếu bền vững (đất đai suy kiệt, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của vườn dừa, và do đó ảnh hưởng tới thu nhập). Do vậy, để phát triển vườn dừa theo hướng ổn định, bền vững, cần đầu tư

thâm canh theo hướng đa canh trong vườn dừa.

3.3.1.2. Năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình vườn dừa xen ca cao kết hợp chăn nuôi heo tại Bến Tre chăn nuôi heo tại Bến Tre

Bảng 3.39: Năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trồng xen phổ

biến tại Bến Tre

STT Các khoản mục Mô hình Dừa+Ca cao+Heo

1 Năng suất (số trái/cây/năm) 63,00

2 Tổng thu từ dừa (tr.đ/ha/năm) 62,50

Thu từ trái dừa 59,47

Lá qui thành tiền (nấu ăn) 3,03

3 Tổng chi (tr.đ/ha/năm) 20,41 - Chi phân bón 5,35 - Chi thuốc BVTV 0,12 - Chi phí bồi bùn 2,57 - Chi phí lao động (cả lđgđ) 12,37 4 Lãi từ vườn dừa 69,66 Dừa(tr.đ/ha/năm) 42,09 Con xen, cây xen (tr.đ/ha/năm)

- Heo 14,57

- Ca cao 13,00

5 Hiệu quả thu/chi 3,41

Hệ thống đa canh trong vườn dừa ở Bến Tre khá đa dạng, bao gồm dừa xen ca cao, dừa xen cây ăn trái, dừa xen ca cao hoặc cây ăn trái kết hợp với chăn nuôi (heo, gia cầm, cá, …), nhưng mô hình đang được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất hiện nay và mang lại hiệu quả cho người nông dân là trồng xen ca

cao và nuôi heo trong vườn dừa. Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế mô hình này cho thấy, năng suất dừa đạt 63 trái/cây/năm, cao hơn năng suất các giống dừa ta, dâu kể cả trong điều kiện quảng canh, thâm canh hay hình thức nuôi

trồng xen khác. Tổng thu nhập nhập từ dừa trong mô hình này đạt 62,5 triệu đồng/ha/năm, trong đó đóng góp chủ yếu từ trái dừa và một phần nhỏ

từ lá dừa thông qua việc cung cấp chất đốt phục vụ nấu ăn hàng ngày (Bảng 3.39).

Tổng chi phí cho vườn dừa hơn 20,41 triệu đồng, trong đó chủ yếu là chi phí phân bón và đầu tư công lao động (chiếm 86,82%), phần còn lại là chi phí bồi bùn (2,57 triệu đồng/ha/năm) và chi phí thuốc bảo vệ thực vật không đáng kể

(0,12 triệu đồng/ha/năm).

Lãi thuần từ dừa đạt 42,09 triệu đồng/ha/năm, lãi thuần từ ca cao và heo cũng đóng góp đáng kể, 27,57 triệu đồng/ha/năm (chiếm gần 40,0% lãi thuần từ

mô hình), đưa tổng lãi thuần từ vườn dừa xen ca cao kết hợp với chăn nuôi heo

đạt gần 70,00 triệu đồng/ha/năm, với hiệu quả đầu tư từ dừa khá cao (3,41). Do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đem lại thu nhập và hiệu quả cao, nên mô hình đã và đang được áp dụng khá phổ

biến ở Bến Tre trong những năm qua.

3.3.2. Năng suất và hiệu quả kinh tế đầu tư cho vườn dừa thời kỳ kinh doanh tại Trà Vinh doanh tại Trà Vinh

3.3.2.1. Đối với vườn dừa nuôi trồng xen thời kỳ kinh doanh

Kết quả Bảng 3.40 cho thấy – cơ cấu giống dừa trong hệ thống vườn dừa

đa canh ở Trà Vinh khá đa dạng, bên cạnh hai giống dừa địa phương đang phổ

biến trong sản xuất, còn có một số giống khác như dừa Xiêm, dừa Dứa và đặc biệt là giống dừa Sáp có giá trị rất cao so với các giống dừa thường. Năng suất trung bình của các giống dừa Ta, Dâu và dừa Sáp khoảng 48 trái/cây/năm, trong khi năng suất của các giống dừa Xiêm và dừa Dứa khá cao, trung bình là 116 trái/cây/năm.

Tổng thu nhập từ dừa biến động từ 52,08 triệu đồng/ha/năm (đối với vườn dừa trồng giống Ta, Dâu) đến 278,05 triệu/ha/năm (đối với giống dừa Dứa). Do giá bán khác nhau giữa các giống đã đưa đến tổng thu nhập từ các vườn dừa khác nhau, cụ thể: giá bán của giống dừa Sáp trung bình khoảng 80.000 đồng/trái với tỷ lệ trái Sáp 10-20%. Các giống dừa Dứa và dừa Xiêm do có năng suất rất cao, đã đưa đến tổng thu nhập từ vườn dừa cao. Giống dừa Dứa do có giá bán cao hơn dừa Xiêm nên thu nhập từ vườn dừa Dứa cao hơn so với dừa Xiêm.

Nhìn chung, chi phí cho vườn dừa không có sự khác biệt giữa các giống khác nhau và chủ yếu chi cho các khoản như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, bồi bùn và công lao động chăm sóc vườn dừa với tổng chi phí hàng năm trên 18 triệu đồng/ha.

này cao hơn rõ rệt so với vườn trồng giống dừa Ta, Dâu. Bên cạnh lãi từ dừa, hộ

nuôi trồng xen trong vườn dừa còn có thể thu thêm từ cây, con nuôi xen trong vườn dừa với tổng lãi thuần từ hệ thống vườn dừa nuôi trồng xen lần lượt là: 45,69 triệu đồng/ha/năm (vườn Ta, Dâu); 165,63 triệu đồng/ha/năm (vườn dừa Sáp); 161,17 triệu đồng/ha/năm (vườn dừa Xiêm) và 271,67 triệu đồng/ha/năm (vườn dừa Dứa).

Bảng 3.40: Năng suất và hiệu quả kinh tế vườn dừa nuôi trồng xen thời kỳ

kinh doanh tại Trà Vinh

Nuôi trồng xen TT Các khoản mục

Ta, Dâu D.Sáp D.Xiêm D.Dứa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo cơ cấu để tăng hiệu quả kinh tế vườn dừa (Trang 53)