9. Cấu trúc của luận văn
1.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Xã Yên Thường nằm ở phía Bắc của huyện Gia Lâm, là vùng đất cổ ven sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên 853 ha, trong đó đất canh tác là 556 ha; dân số hiện có trên 16.000 người sinh sống tại 10 thôn: Xuân Dục, Yên Khê, Liên Đàm, Lại Hoàng, Đỗ Xá, Đình Vĩ, Dốc Lã, Quy Mông, Trùng Quán và Yên Thường [45].
Năm 2012, mặc dù kinh tế có nhiều khó khăn nhưng với sự thi đua của các ngành, đoàn thể và nhân dân trong toàn xã, kinh tế của xã Yên Thường tiếp tục được duy trì ổn định, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của xã ước tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 15,1%; thương mại dịch vụ tăng 17%; nông nghiệp, thủy sản tăng 1,6% [28].
Trong sản xuất nông nghiệp: giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012
ước đạt 68,7 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2011[28].
Trồng trọt: tổng diện tích đất canh tác được duy trì là 554,22ha, trong đó: mạ 9,8ha, cây lúa 450,82ha, rau mầu 39,53ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 48,36ha, cây ăn quả 5,71ha. Tổng sản lượng lúa năm 2012 là 4751 tấn, giảm 680 tấn (12,5%) so với năm 2011, thu hoạch rau màu và cây ăn quả ước đạt 3 tỷ đồng; giá trị các ngành trồng trọt ước đạt 33 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2011 [28].
Về chăn nuôi: đàn lợn hiện có 2570 con, đàn trâu bò duy trì 80 con, đàn gia cầm 72500 con. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 32,3 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2011 [28].
Thủy sản: giữ vững diện tích nuôi trồng và thâm canh tăng sản lượng thủy sản. Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 3,4 tỷ đồng, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2011 [28].
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản,
thương mại, dịch vụ: tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế là 11,7% so với
năm 2011. Giá trị sản xuất các ngành trọng điểm ước đạt 193,3 tỷ đồng [28]. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 47,9 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 94,4% chỉ tiêu huyện giao [28].
Thương mại, dịch vụ: duy trì ổn định hoạt động tại các chợ, tạo điều kiện cho các hàng hóa nông sản của nông dân trong xã và các vùng lân cận tham gia trao đổi buôn bán trên địa bàn. Giá trị thương mại dịch vụ ước đạt 76,7 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 100% kế hoạch, tăng 1% so với chỉ tiêu huyện giao [28].
Hoạt động của một số đoàn thể ở địa phương:
Hội Nông dân: tiếp tục duy trì và tăng quỹ hỗ trợ nông dân lên 46,5 triệu đồng, phối hợp với ngân hàng Chính sách cho 88 hộ vay với số tiền luân chuyển là 1,768 tỷ đồng, lập dự án cho 156 hội viên vay quỹ hỗ trợ nông dân của Thành phố số tiền 780 triệu đồng [28].
Hội phụ nữ: thông qua ngân hàng Chính sách tổ chức vay vốn cho các hội viên, vốn hiện đang luân chuyển là gần 3,6 tỷ đồng [28].
Hội người cao tuổi: thăm hỏi, tặng quà cho các cụ cô đơn, tàn tật, ốm đau lâu ngày với số tiền gần 8 triệu đồng [28].
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 [28]:
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng: 16%
- Giá trị sản xuất thương mại tăng, dịch vụ tăng 17% - Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản tăng 3,5% - Số hộ nghèo giảm: 30 hộ
CHƢƠNG 2: CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG QUA VIỆC TẠO DỰNG VỐN XÃ HỘI
Theo quan niệm truyền thống của người dân Việt Nam thì làng là một gia đình lớn, một xã hội thu nhỏ cho nên nó có những đặc trưng riêng của mình. Nó hình thành trên hai nguyên lý: cùng cội nguồn và cùng chỗ, là hình thức công xã nông thôn với những nét đặc thù riêng của mình [5, tr. 288]. Làng Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là dòng họ. Các mối liên kết trong làng có nghề nghiệp, tín ngưỡng tôn giáo, địa vực láng giềng, xóm, giáp, đơn vị hành chính làng xã và họ hàng dòng máu, nhưng mối liên kết họ hàng vẫn là bền vững nhất. Có thể coi cộng đồng làng trước tiên là tập hợp của những dòng họ [8, tr. 7]. Trong mỗi làng thường có một hay vài dòng họ sống quy tụ với nhau theo từng khu vực nhất định, trong những ngõ xóm. Chính vì thế các họ và làng xã có quan hệ qua lại với nhau tạo thành quan hệ của các nhóm xã hội khác nhau. Theo quan niệm của người dân nông thôn thì họ là đại gia đình [5, tr. 270]. Trong họ có quan hệ anh em, chú bác và con cháu thân tộc, có tình nghĩa, có trách nhiệm với nhau, sống gắn bó với nhau. Giữa gia đình và dòng họ ở nông thôn có một mối quan hệ chằng chịt. Đó là quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong họ, vì nó hình thành trên quan hệ máu mủ, ruột rà - quan hệ huyết thống. Cơ sở của các mối quan hệ này là dựa trên giá trị, chuẩn mực xã hội trong họ.
Sống trong cộng đồng làng xã, người dân nông thôn phải tuân theo những quy tắc, chuẩn mực, giá trị, thiết chế xã hội đã tồn tại từ ngàn đời nay. Chính những chuẩn mực, thiết thế này đã làm cho những gia đình sống ở nông thôn đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng và xích lại gần nhau trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất. Vì vậy mà người trong làng, trong họ thường tham gia vào những hoạt động có tính chất cộng đồng. Từ việc mỗi cá nhân/gia
đình trong họ, trong làng hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình khác sẽ tạo ra mối dây liên kết, sự có đi có lại, tin tưởng lẫn nhau, thông qua đó mà hình thành nên vốn xã hội của mỗi người. Trước hết, vốn xã hội được tạo dựng thông qua các hoạt động thờ cúng, tưởng nhớ tới tổ tiên, ông bà.