Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 30)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.3Lý thuyết tương tác biểu trưng của Herbert Blumer

Blumer là người khai sinh thuyết “tương tác biểu trưng luận” năm 1937. Ông đã hệ thống hóa ba luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng mà Mead đã từng nêu như: Con người đối xử với sự vật trên cơ sở những ý nghĩa mà sự vật đó đem lại cho họ; Ý nghĩa của sự vật nảy sinh từ mối tương tác xã hội giữa các cá nhân; Ý nghĩa của sự vật được nắm bắt và được điều chỉnh qua cơ chế lý giải mà cá nhân sử dụng khi tiếp cận sự vật [14, tr. 337].

Theo ông “khái niệm tương tác biểu trưng được dùng để chỉ một đặc trưng cơ bản của sự tương tác giữa người với người. Đó là việc cá nhân luôn phải lý giải, định nghĩa, xác định hành động của nhau chứ không đơn thuần là đáp lại hành động của nhau” [14, tr. 339]. Đây là một quá trình, một hình thức

xã hội được tạo thành từ các hành động của các cá nhân trong đó mỗi hành động được thực hiện trên cơ sở sự lý giải ý nghĩa hành động của nhau được thể hiện qua hệ thống ký hiệu, biểu tượng. Đồng ý với Mead về vai trò của biểu tượng, Blumer đã bổ sung thêm một yếu tố trung gian là sự lý giải vào mô hình hành vi và đưa ra mô hình tương tác: S-I-R (kích thích – lý giải – phản ứng) [14, tr. 339].

“Blumer khẳng định tương tác xã hội là tương tác giữa các cá nhân, là tương tác giữa người với người diễn ra trong những điều kiện của tình huống xã hội nhất định” [14, tr. 341].

Vận dụng quan điểm lý thuyết tương tác biểu trưng của Blumer ta thấy, ở ven đô Hà Nội, các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với những hành động trực tiếp của người khác mà “đọc” và lý giải những hành động đó, xem xét ý nghĩa mà hành động mang lại cho mình. Tương tác giữa người với người ở ven đô Hà Nội diễn ra trong hoạt động sản xuất, đời sống và sinh hoạt mà trước hết con người nắm bắt lý giải ý nghĩa hành động của người khác đối với mình để đáp lại chúng. Mối tương tác giữa các cá nhân được thực hiện thông qua cơ chế lý giải ý nghĩa, cử chỉ, hành vi, hoạt động của người khác. Qua sự tương tác đó mà hình thành các quan hệ xã hội, quan hệ có đi có lại. Đây chính là nguồn vốn xã hội người dân ven đô Hà Nội tạo dựng và tích lũy được trong quá trình tương tác với cá nhân khác trong thời gian sinh sống tại địa phương.

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 30)