Vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 54)

9. Cấu trúc của luận văn

3.1Vốn xã hội trong sản xuất nông nghiệp

Do đặc điểm của kinh tế hộ gia đình nông dân là dựa vào lao động gia đình là chính nên việc tổ chức lại các quan hệ trong sản xuất là một đòi hỏi cấp thiết cả về mặt tầm vóc lẫn quy mô của nó. Đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay mặc dù nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã được Nhà nước quan tâm nhiều nhưng nhiều hộ gia đình nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công cụ sản xuất, sức lao động, kinh nghiệm sản xuất cũng như khả năng tiếp cận thị trường thì việc liên kết và hợp tác trong nông nghiệp đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của mỗi gia đình [4]. Bên cạnh đó do điều kiện sản xuất lúa nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, nên người nông dân phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để bảo vệ cuộc sống và sản xuất. Do vậy, tính cố kết cộng đồng, sự hợp tác không chỉ vượt khỏi giới hạn cá nhân mà vượt cả giới hạn gia đình, thân tộc, thậm chí vượt cả giới hạn làng xã. Yên Thường cũng vậy, tuy không phải là một xã thuần nông nhưng đặc điểm thời tiết khí hậu có những biến động thay đổi và diễn biến phức tạp không thuận lợi cho nông nghiệp [45]. Bởi vậy mà người nông dân đã biết vận dụng nguồn vốn xã hội qua các mối quan hệ trong gia đình, thân tộc, làng xóm để tìm kiếm lợi ích trong sản xuất nông nghiệp biểu hiện cụ thể là việc cùng hợp tác, phát triển sản xuất. Các hình thức hợp tác hình thành và phát triển trên cơ sở khai thác nguồn vốn xã hội nhanh chóng phát huy tác dụng và góp phần tích cực vào phát triển sản xuất để nâng cao đời sống gia đình đồng thời càng khẳng định tinh thần tập thể, đoàn kết trong lao động và sản xuất.

Qua số liệu nghiên cứu thu được tại địa bàn ta thấy đa số (85%) các hộ thuộc đối tượng khảo sát đều có tham gia làm nông nghiệp. Kết hợp trồng lúa và trồng rau bán, người dân ven đô vẫn đang phát triển sản xuất nông nghiệp

mảnh ruộng quê hương mình. Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí hậu, thời tiết nên con người nơi đây cũng như những vùng quê khác trong cả nước đã khai thác nguồn vốn xã hội dựa trên sự tin tưởng, có đi có lại và các quan hệ xã hội để liên kết, hợp tác và cùng nhau sản xuất, chống lại những diễn biến thất thường và hậu quả do thời tiết gây ra đối với nông nghiệp.

Bảng 3.1.1: Hình thức thuê mƣợn ruộng và đổi công trong nông nghiệp (Đơn vị: %)

Tần số Tỷ lệ %

Thuê/cho thuê mượn ruộng 121 47.5

Đổi công trong sản xuất 51 20

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc)

Nhiều gia đình trước đây làm nông nghiệp, do tác động của quá trình đô thị hóa, lại là vùng ven đô của Hà Nội nên đã cho thuê, cho không ruộng để ra Hà Nội làm ăn buôn bán. Những gia đình vẫn tiếp tục làm nông nghiệp đã khai thác niềm tin và mạng lưới xã hội mình tạo dựng được để thuê mượn thêm ruộng của những gia đình không làm nông nghiệp. Trong tổng số 300 mẫu khảo sát ở xã Yên Thường có 255 hộ gia đình vẫn làm nông nghiệp và trong đó có 121 hộ chiếm 47.5% thuê, mượn ruộng của các hộ khác để sản xuất, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Đó là trường hợp của bà Nguyễn Thị H, năm nay 60 tuổi, làm nông nghiệp. Khi cho con cái ra ở riêng, bà đã chia bớt ruộng cho các con nên giờ hai ông bà cấy lúa chỉ còn hơn 4 sào ruộng: 1 sào rau và 3 sào lúa. Do ít ruộng nên gia đình nhà bà đã xin thêm một gia đình cùng xóm 1 sào để cấy. Trước kia nếu bà muốn nhận thuê ruộng để cấy gia đình bà phải trả 30kg/sào/vụ cho chủ ruộng nhưng bây giờ người ta cho nhà bà cấy và bà chỉ phải trả tiền nước cho hợp tác và tiền cày bừa chứ không phải trả thóc cho

chủ ruộng. Để mùa màng được nhanh chóng, kịp thời vụ, vào vụ cấy, gặt nhà bà thường đổi công cho chị em thân cận trong xóm, nay nhà bà chưa cấy thì bà đi cấy đổi cho hàng xóm, đến khi nhà bà cấy họ lại sang làm giúp” (PVS người dân xã Yên Thường).

Hình thức đổi công, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất là việc làm phổ biến ở các làng quê Việt Nam, nó đã có từ rất lâu đời. Ngày xưa do thiếu phương tiện sản xuất và do yêu cầu phải đảm bảo kịp mùa vụ nên các tổ đổi công, vần công đã được thành lập một cách tự nguyện, dựa trên cơ sở các quan hệ xã hội như họ hàng, bạn bè hay hàng xóm để hỗ trợ nhau trong sản xuất [19, tr. 39]. Ngày nay, hình thức này vẫn tồn tại, được duy trì nhưng nó không mang tính chất là các tổ, đội vần công như ngày xưa mà chỉ là những hộ gia đình khi cần thì đổi công cho nhau và việc tương trợ đổi công cho nhau trong sản xuất vẫn là yếu tố tâm lý chủ yếu hiện nay ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ nói chung và trong các dòng họ nói riêng. Trong khi điều kiện kinh tế của người dân còn thấp thì sự giúp đỡ, tương trợ, đổi công cho nhau là một việc làm vừa mang tính cố kết cộng đồng và vừa là điều hết sức cần thiết trong nông nghiệp [30, tr. 133].

Để giúp đỡ nhau trong sản xuất, làm giảm thời gian lao động cho kịp mùa vụ, người dân xã Yên Thường dựa trên nguồn vốn xã hội là sự có đi có lại để đổi công sản xuất cho nhau. Tỷ lệ các gia đình tiến hành đổi công sản xuất cho các hộ gia đình khác trong nông nghiệp chiếm 20% trong tổng số hộ làm nông nghiệp. Hình thức này không chỉ là biểu hiện của sự hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất mà còn là tinh thần đoàn kết, sự tin tưởng lẫn nhau giữa anh em họ hàng và làng xóm, những người thân quen để cùng nhau làm sản xuất, nó chính là hệ quả tích cực của tính cộng đồng được biểu hiện thông qua lợi ích mà vốn xã hội đã mang lại khi được vận dụng.

So sánh sự tương quan giữa số thế hệ trong gia đình với số gia đình có đổi công trong sản xuất nông nghiệp ta thấy rằng các gia đình có từ hai thế hệ đến ba thế hệ tiến hành đổi công sản xuất nhiều hơn các gia đình có một thế hệ hay nhiều hơn ba thế hệ. Cụ thể như gia đình có hai thế hệ, tỷ lệ đổi công cho các gia đình khác là 47.1%, còn ở các gia đình có ba thế hệ, tỷ lệ này là 45.1%. Trong khi đó các gia đình có một thế hệ và trên ba thế hệ có tỷ lệ tham gia đổi công trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ. Hình ảnh gia đình tập trung nhiều thế hệ có thể nói là một dấu ấn riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng cho tinh thần cố kết cộng đồng và lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt, có nguồn gốc từ truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước. Nghề nông trồng lúa theo thời vụ rất cần có sự đoàn kết giúp đỡ nhau nên con người sống rất gắn bó, gia đình nào đông người thì càng tăng thêm sức lao động, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc đồng áng để thu hoạch nhanh chóng. Có thể nói gia đình chính là nơi nảy sinh mọi giá trị tốt đẹp, coi trọng truyền thống của người Việt: tinh thần yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn hay những lúc khó khăn. Không chỉ có sự gắn bó mật thiết giữa mọi thành viên trong nhà, gia đình truyền thống của người Việt cũng giữ một mối quan hệ thân thiết với hàng xóm láng giềng để tương trợ lẫn nhau mỗi khi “tắt lửa tối đèn”. Nguồn vốn xã hội khi được khai thác trong quan hệ gia đình để đổi công đã giúp người dân ven đô thu được lợi ích nhất định trong sản xuất nông nghiệp đồng thời làm cho sự liên kết giữa các gia đình ven đô càng bền chặt.

Biểu đồ 3.1.1: Tƣơng quan giữa loại hình kinh tế gia đình với hình thức đổi công và thuê mƣợn ruộng trong nông nghiệp (Đơn vị: %)

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc)

Việc đổi công hay thuê mượn ruộng trong sản xuất nông nghiệp để có thêm đất canh tác cũng phụ thuộc vào loại hình kinh tế của từng gia đình. Đối với gia đình hỗn hợp bao gồm những thành viên tham gia trong các hoạt động kinh tế khác nhau ta thấy họ cho thuê mượn ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất với 76.9%. Ở ven đô các hộ phi nông nghiệp có thể là họ thoát ly hoàn toàn với nông nghiệp, không có đất nông nghiệp hoặc xuất thân từ nông nghiệp nhưng chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp nên số ruộng họ có, họ cho các gia đình khác thuê, mượn để canh tác. Ở đây, người dân cho ruộng để cấy đều cho không, không yêu cầu phải trả sản lượng như trước vì có ruộng nhưng nhiều gia đình không có người làm do con cái đều thoát ly thỏi nông nghiệp và các thành viên trong gia đình cũng đều tìm được một công việc khác ổn định hơn so với làm nông nghiệp nên phải cho ruộng:

“3 sào cô cho không người ta cấy vì nhà cô bây giờ toàn công nhân nhà nước hết không ai làm cả. Cô bây giờ cho không đấy, tiền nước mình còn

phải chịu cho người ta chứ chẳng lẽ bây giờ ruộng lại bỏ” (Nữ, kinh doanh dịch vụ, 55 tuổi).

Với các hộ gia đình thuần nông ta thấy tỷ lệ thuê/cho thuê mượn ruộng chiếm 15.7% và chỉ có 7.4% các hộ gia đình phi nông cho các hộ khác thuê, mượn ruộng để canh tác. Đối với các hộ gia đình thuần nông, nông nghiệp là ngành nghề chính mang lại thu nhập cho gia đình nên quanh năm họ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, gắn bó với “tấc đất tấc vàng” để mưu sinh. Những gia đình đông nhân lực, các thành viên có sức khỏe tốt mà ít ruộng họ có nhu cầu thuê mượn thêm ruộng của bà con hàng xóm để canh tác thêm.

Hình thức đổi công trong nông nghiệp cũng phụ thuộc vào loại hình kinh tế hộ gia đình. Ta thấy các hộ hỗn hợp do còn tham gia vào công việc khác ngoài nông nghiệp nên họ thường tiến hành đổi công cho gọn việc đồng áng và tập trung nhân lực, thời gian cho công việc khác. Có 82.4% gia đình hỗn hợp có tiến hành đổi công với các gia đình khác cho kịp mùa vụ. Trong khi đó các gia đình thuần nông nghiệp tiến hành đổi công ít hơn với 17.6%.

Không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ anh em họ hàng, người dân ven đô nhờ vận dụng vốn xã hội của mình thông qua các quan hệ xã hội đã cùng gia đình trong làng xóm, bạn bè tương trợ lẫn nhau trong nông nghiệp. Trong thời kỳ kinh tế, khi hộ gia đình là đơn vị sản xuất cơ bản, ở xã Yên Thường đa số các hộ nông dân chủ yếu dựa vào sự tương trợ của cộng đồng về mọi mặt như đổi công vào mùa vụ, hỗ trợ nhau gieo mạ, hỗ trợ nhau về giống, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật, kinh nghiệm trong trồng trọt, chăn nuôi.

Biểu đồ 3.1.2: Mối quan hệ giữa các hộ gia đình có tham gia hợp tác, giúp đỡ nhau trong sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: %)

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc)

Sống trong cộng đồng làng xã, người nông dân đều tuân theo những quy tắc, chuẩn mực có từ lâu đời. Họ rất coi trọng tình cảm anh em ruột thịt, tình hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”. Trong nông nghiệp cũng vậy, người nông dân thường có xu hướng hợp tác với những người trong họ nhiều hơn bởi “mối liên kết tự nhiên đầu tiên giữa các gia đình là tộc họ, tức

là sự mở rộng của gia đình tạo ra một liên gia đình nội, ngoại” [7, tr. 222].

Tộc họ sẽ giúp các gia đình giải quyết các nhu cầu về tín ngưỡng, kể cả giáo dục và kinh tế. Quan hệ thân tộc, cùng huyết thống luôn được người nông dân sử dụng như một nguồn vốn xã hội không chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần mà còn trong lao động sản xuất. Có đến 68.6% trong tổng số người hợp tác sản xuất với các gia đình khác tận dụng mối quan hệ họ hàng để giúp đỡ nhau trong trồng trọt và chăn nuôi.

“Làm mạ thì chỉ gieo cho các em thôi chứ cũng không làm giúp ai. Bây giờ nhà nó bận, nó có ít quá thì mình gieo hộ nó một thể. Nhà người ta ít không muốn gieo thì nhờ mình nhân thể mình gieo hộ” (Nam, nông nghiệp, 64 tuổi).

So với các quan hệ họ hàng, quan hệ láng giềng hay thôn xóm thường có vị trí thấp hơn trong lĩnh vực trợ giúp lẫn nhau, song nó vẫn tất yếu đối với sự tồn tại vật chất và tinh thần của các nhóm người dân. Bởi vì khi những người họ hàng không ở cùng trong một đơn vị không gian cư trú, quan hệ láng giềng hay thôn xóm lại có tầm quan trọng không kém, thậm chí còn hơn cả quan hệ họ hàng ở xa. Để có thể khai thác tối đa các quan hệ liên minh, trợ giúp và bảo vệ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, khi đó người dân ven đô thường đề cao các quan hệ trong cùng thôn xóm [26, tr. 182-185]. Quan hệ hợp tác với hàng xóm láng giềng cũng là một mối quan hệ bền chặt chiếm 17.6% số người tham gia hợp tác sản xuất. Ngoài hai mối quan hệ này, người dân ven đô xã Yên Thường còn hợp tác với người quen ở nơi khác như người ngoài xóm nhưng cùng làng, ngoài làng. Tuy nhiên sự hợp tác này chiếm tỷ lệ nhỏ bởi người dân thường hợp tác với nhau khi mùa vụ. Nhà này đổi công cấy, gặt cho nhà khác nên hợp tác với những người trong họ, trong làng là thuận tiện nhất. Hôm nay mình gặt cho nhà này thì hôm khác họ lại gặt trả mình. Làm như vậy vừa giải quyết được tình trạng thiếu lao động vừa giúp người dân làm kịp mùa vụ.

“Toàn đi cấy đổi cho nhau thôi. Thí dụ nhà không có ruộng, nhà kia có ruộng là mình sang mình cấy còn hôm nào nhà mình có ruộng người ta lại sang cấy cho mình….. đổi cho hàng xóm thôi, chị em chơi với nhau gặp nhau thì bảo mai cậu có ruộng không, tớ không, thế thì đi cấy cho nhà tớ là đi cấy thôi. Mình chơi với nhau thấy thích thì mình làm, kiểu vừa vui, chóng xong, gọn việc của mình lại gọn việc của người” (Nữ, nông nghiệp, 61 tuổi).

Bên cạnh đó, khai thác nguồn vốn xã hội thông qua mạng lưới quan hệ xã hội, người nông dân ven đô còn giúp đỡ, chia sẻ với nhau những kinh nghiệm mình tích lũy được trong nông nghiệp để chị em trong thôn cùng nhau học hỏi và áp dụng có hiệu quả vào việc sản xuất của gia đình mình. Nếu họ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biết những thông tin về kỹ thuật, họ sẵn sàng chia sẻ cho những gia đình khác, giúp đỡ các gia đình khác trồng lúa, trồng rau đạt năng suất cao như gia đình nhà mình. Đây là một biểu hiện của cố kết cộng đồng, mọi người cùng chia sẻ những kinh nghiệm mình có được để cùng nhau phát triển kinh tế.

“Đi làm ruộng thì chị em có bảo ban lẫn nhau. Có cái gì đấy thì hợp tác xã nó phổ biến hết rồi nhưng qua quá trình cấy cầy này chị em cũng trao đổi với nhau giống này tốt hơn hay giống kia tốt hơn, đấy là học hỏi, bảo ban nhau” (Nam, nông nghiệp, 64 tuổi).

Ở ven đô, việc chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm không giới hạn trong quan hệ họ hàng thân tộc mà chị em trong làng xóm hay làm cùng nhau cũng chia sẻ, rỉ tai nhau về cách trồng trọt, chăm sóc sao cho đạt năng suất cao:

“Chị em mình cùng lứa tuổi thì cứ gọi nhau, hỏi nhau về giống má, gặp nhau ở chợ lại hỏi nhau dạo này mình nên trồng giống gì chứ không phải trong họ mạc đâu. Cứ dân làng cùng lứa tuổi gặp nhau là bàn bạc nhau cùng

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 54)