Tạo dựng vốn xã hội thông qua việc cƣới, việc tang

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 38)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2 Tạo dựng vốn xã hội thông qua việc cƣới, việc tang

Cưới xin, ma chay là các sự kiện thường thấy trong đời sống thường ngày không chỉ ở các làng ven đô. Nhà nào cũng ít nhất một lần dựng vợ gả chồng cho con cái, cũng đến lúc có những người từ giã cõi đời về nơi chín suối. Khác với lối sống đô thị chỉ nhà nào biết nhà đấy, ở nông thôn, mỗi khi có các sự kiện trên thì không chỉ anh em ruột thịt, họ hàng trong nhà mà cả hàng xóm láng giềng lại bắt tay vào giúp đỡ, thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm của mình với gia chủ. Qua khảo sát tại địa bàn có 71.7% gia đình thường xuyên tham gia vào công việc hiếu, hỷ trong họ để cùng bàn bạc, giúp đỡ các gia đình trong họ. Tùy từng mối quan hệ và mức độ thân thiết khác nhau mà mỗi gia đình có những cách ứng xử khác nhau khi những gia đình trong họ, trong làng có đám cưới, đám ma. Với tất cả sự quan tâm đó khi người dân tham gia vào các sự kiện này đều tạo dựng cho họ nguồn vốn xã hội là sự tin tưởng lẫn nhau, sự có đi có lại mà người dân Yên Thường vốn quen gọi là “nợ đồng lần”.

Đối với người dân ven đô, mỗi khi gia đình nào có đám cưới không chỉ là ngày vui của gia đình đó mà là niềm vui chung của cả làng. Đó là thời điểm để mọi người cùng nâng ly rượu chúc mừng gia chủ, chúc cho đôi uyên ương sống đến đầu bạc răng long. Đó là ngày trọng đại của gia chủ nên người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng đều thể hiện tình cảm của mình với gia đình có đám cưới.

Bảng 2.2.1: Sự giúp đỡ nhau trong việc cƣới của ngƣời dân Yên Thƣờng (Đơn vị: %) Hình thức giúp đỡ Quan hệ Mừng tiền Giúp đỡ công việc Vừa mừng tiền vừa giúp công

việc Chỉ hỏi thông tin Anh chị em ruột (không sống cùng hộ gia đình) 28.0 2.0 69.7 - Người cùng họ tộc 78.3 - 19.0 - Người cùng xóm 73.0 1.0 16.3 8.0 Người cùng làng/xã 65.0 1.3 3.3 29.7 Bạn bè, đồng nghiệp bên ngoài làng 90.7 - 7.0 1.3

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc).

Tùy vào mối quan hệ khác nhau mà việc thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ trong việc cưới cũng khác nhau. Nếu là anh em ruột thịt trong gia đình, thì người dân Yên Thường coi đó cũng là công việc của gia đình mình, mình phải giúp đỡ một chân một tay lo việc cùng với anh em. Số liệu khảo sát đã cho thấy 69.7% số người khi gia đình anh em ruột thịt có đám cưới thì họ không chỉ đến mừng tiền mà còn giúp đỡ công việc.

“Đám cưới, đám ma hay có người ốm mà anh em nhà mình chị đều đến hết.Chị đến giúp đỡ, có việc gì thì mình làm. Ở đây đều thế, đến từ hôm trước để giúp đỡ anh em mình, rồi cũng mừng tiền để chung vui với gia đình” (Nữ, kinh doanh buôn bán, 40 tuổi).

Đây là việc làm thường thấy, thể hiện sự đoàn kết anh em trong gia đình.Không chỉ trong các sự kiện lớn mà ngay cả những công việc trong gia đình thì anh em vẫn luôn là những người giúp đỡ rất tận tình, là thành phần

không thể thiếu được khi có công to việc lớn trong gia đình.Khi nhà nào có đám cưới, anh em ruột thịt trong gia đình là những người đầu tiên biết chuyện và đứng ra cùng với gia đình để bàn bạc, lo mọi chuyện.Tình cảm anh em càng gắn bó, khăng khít hơn qua những sự kiện như vậy. Cũng có những gia đình khi anh em ruột trong nhà có đám cưới thì chỉ đến mừng tiền, con số này chiếm 28%.

Đối với các gia đình anh em trong họ tộc, khi có đám cưới, người dân giúp đỡ bằng hình thức mừng tiền là chủ yếu chiếm 78.3%.Và có 19% gia đình vừa mừng tiền, vừa giúp đỡ công việc nếu là người trong họ tộc.

“Anh em trong họ cũng thế, anh em trong họ có đám cưới cũng phải đến từ chiều hôm trước giúp đỡ” (Nữ, nông nghiệp, 60 tuổi).

“Anh em họ hàng nhà mình thì mình đến làm giúp. Ở đây mình đến làm giúp người ta thì nhà mình có việc người ta lại đến làm giúp mình. Mình tận tình với người ta thế nào thì nhà mình có việc người ta cũng tận tình thế. Có đi có lại thôi, nhà tôi cũng lo cho 2 cháu rồi cơ mà”(Nữ, nông nghiệp, 57 tuổi).

Bảng 2.2.1 cho thấy khác với mối quan hệ thân thiết giữa anh em ruột thịt trong gia đình hay anh em cùng họ tộc thì khi gia đình bạn bè, hàng xóm láng giềng có đám cưới, người dân chủ yếu đến mừng tiền, chung vui với gia chủ là chính còn mức độ thân thiết hoặc khi gia đình có lời nhờ vả thì họ mới sang làm giúp. Kết quả nghiên cứu tại địa bàn cho thấy, những mối quan hệ hàng xóm láng giềng hay bạn bè, người quen trong làng xã, người dân chủ yếu đến mừng tiền là chủ yếu. Con số này ở bạn bè đồng nghiệp là 90.7%; người trong xóm là 73%; người ngoài xóm chiếm 65%. Ngoài mừng tiền, cũng có những gia đình đến giúp đỡ gia chủ những công việc mà họ cần. Tỷ lệ này chiếm nhiều nhất ở những gia đình cùng xóm với 16.3% vừa mừng tiền vừa đến giúp đỡ công việc khi gia đình hàng xóm nhà mình có đám cưới.

“Chị em thân cận với nhau hàng ngày ví dụ có đám cưới người ta mời mình đến thì mình cũng đến làm giúp, rồi theo như dân làng người ta mừng 100 hay 200 thì mình cũng đến mình mừng, ăn cỗ” (Nữ, nông nghiệp, 60 tuổi).

“Không chỉ họ hàng mà hàng xóm cũng phải vậy em à. Người ta bảo tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau mà. Mình sống ở đây là sống với dân làng nên khi hàng xóm nhà mình có công có việc thì mình cũng phải giúp đỡ chứ. Cũng như anh em họ hàng nhà mình thôi, mình đến hỏi thăm người ta rồi mừng tiền hay phúng viếng, nhà nào mà có lời nhờ mình giúp thì mình cũng sẵn sàng giúp thôi. Mình giúp nhà người ta thì đến khi nhà mình có việc người ta lại đến giúp. Hàng xóm láng giềng với nhau sống tình cảm thế đấy” (Nữ, kinh doanh buôn bán, 40 tuổi).

Quan hệ giữa các hộ gia đình ở nông thôn là quan hệ tình cảm, một thứ tình cảm bền chặt và thân thiết mà người xưa vẫn nói: “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Quá trình tham gia các công việc chung và giúp đỡ lẫn nhau càng khẳng định sự đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, sự có đi có lại mà qua đó nguồn vốn xã hội được thiết lập và duy trì. Từ sự gắn bó với họ hàng và cộng đồng thôn xóm, người dân Yên Thường đã xây dựng lên những định chế cho các quan hệ giữa các thành viên với nhau và với cộng đồng. Đó là những định chế về các quy tắc ứng xử mà cho đến nay về căn bản vẫn còn chi phối rộng rãi trong đời sống của người dân nông thôn [26]. Cuộc sống tinh thần và tình cảm giữa những người nông dân thường rất gần gũi, tôn trọng và cởi mở. Người ta chia sẻ với nhau mọi nỗi buồn hay niềm vui, cố gắng tạo ra sự hòa đồng giữa những người cùng thôn xóm. Sự cố kết cộng đồng cũng được tạo ra thông qua hình thức này.

Bên cạnh việc tham gia vào các sự kiện ở thôn xóm như cưới, hỏi, các gia đình ở ven đô Hà Nội cũng thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ những gia

đình là anh em ruột thịt hay chỉ là hàng xóm, người trong làng, gia đình bạn bè khi nhà họ có việc hiếu. Nếu như đám cưới là công việc trọng đại của mỗi gia đình khi con cái đến tuổi dựng vợ gả chồng, đó là niềm vui, thì việc tang là điều không ai muốn. Người dân Việt Nam vốn rất coi trọng tình cảm, nhất là tình cảm giữa những người trong gia đình, họ hàng. Vì vậy nếu trong gia đình một dòng họ mà có người chết thì tất cả dòng họ phải để tang và mỗi người trong dòng họ phải có trách nhiệm trong việc an táng người chết về nơi an nghỉ cuối cùng. Nghĩa tử là nghĩa tận, với tình cảm dành cho gia đình và người đã mất nên người dân ven đô cũng đến phúng viếng, chia buồn hay giúp đỡ về công việc. Sự quan tâm, tham gia của người dân vào việc tang được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau như đến phúng viếng người đã khuất, đến hỏi thăm chia buồn với người ở lại, đến giúp đỡ công việc,…. Tất cả những hành động đó đều thể hiện sự quan tâm, tình cảm và mong muốn chia buồn với gia chủ, tức biểu hiện sự cố kết trong cộng đồng làng xã.

Bảng 2.2.2: Sự giúp đỡ nhau trong việc tang của ngƣời dân Yên Thƣờng (Đơn vị: %) Hình thức giúp đỡ Quan hệ Phúng tiền Giúp đỡ công việc Chỉ đến hỏi thăm mà không phúng tiền, hiện vật Vừa phúng tiền vừa giúp

việc Anh chị em ruột 29.3 1.7 - 68.0 Người cùng họ tộc 79.7 2.0 17.3 Người cùng xóm 78.7 1.0 14.7 5.0 Người cùng làng/xã 63.7 - 32.0 3.0 Bạn bè, đồng nghiệp bên ngoài làng

91.0 - 1.7 6.3

Cũng giống như khi có việc hỷ, tùy vào mối quan hệ với gia đình có người mất mà người dân ven đô thể hiện tình cảm của mình ở những góc độ khác nhau như anh em ruột thịt đa số đến phúng tiền và mỗi người một chân một tay giúp đỡ. Khi biết tin người trong họ qua đời, các thành viên trong dòng họ tự lãnh trách nhiệm đến bàn bạc với gia chủ về tổ chức nghi lễ đám ma. Mỗi thành viên trong dòng họ đều có mặt để đưa tiễn người quá cố. Đồng thời khi đến dự tang lễ, người ta đều thống nhất, tùy vào quan hệ xa gần và khả năng mà đóng góp nhằm giúp đỡ gia đình trong cơn hoạn nạn. Mỗi người một chút, nhưng sự giúp đỡ của cả họ là lớn đối với mỗi cá nhân. Mỗi người còn trực tiếp tham gia vào các nghi thức đám ma như đào huyệt, khênh quan tài, đắp mộ, dự lễ đọc điếu văn,... [26, tr. 176]. Cụ thể, khi gia đình anh em ruột có đám ma, có 29.3% người đến phúng tiền, 68% người vừa giúp công việc vừa phúng tiền. Còn đối với người trong họ tộc, các gia đình chủ yếu đến phúng tiền, chia buồn: 79.7% người đến phúng tiền nếu là gia đình trong họ. Ngoài việc đến phúng tiền, có một tỷ lệ nhỏ đến giúp đỡ gia đình để lo hậu sự, mai táng cho người đã khuất. Những công to việc nhỏ trong đám tang cũng được anh em trong họ phần nào gánh vác hộ.

“Trong họ bà con thân thiết, nếu đám ma khi mình nghe tin ốm, mệt nặng thì mình phải đến thăm hỏi thường xuyên. Lúc mất rồi thì đến, có công việc gì mình làm thôi, chẳng hạn giúp được gì thì mình giúp gia đình” (Nam, kinh doanh buôn bán, 37 tuổi).

Ngoài anh em thì bạn bè đồng nghiệp cũng là một nguồn hỗ trợ, giúp đỡ công việc khi gia đình có chuyện không vui. Số liệu nghiên cứu về sự giúp đỡ của người dân Yên Thường khi gia đình có việc tang (Bảng 2.2.2) đã cho thấy tỷ lệ bạn bè đến giúp đỡ bằng cách phúng viếng khi nhà có người mất chiếm tỷ lệ khá cao với 91%. Nhiều trường hợp tuy chỉ là bạn bè nhưng coi nhau như anh em trong nhà, có việc gì là giúp đỡ không ngại khó khăn. Bạn

bè cùng đứng lên lo toan gánh vác công việc giúp gia đình có tang, điều này được thể hiện qua 6.3% người tham gia giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần đối với gia đình bạn bè có người mất.

“Bạn bè trong hội cũng giúp đỡ nhau về công việc, khi nhà chị mà có công việc gì thì đều được các chị em trong hội quán xuyến mọi việc cho. Công to việc lớn mà khi mình cần nhờ hội thì chị em đứng lên giúp đỡ nhau rất nhiệt tình. Ai cũng coi đó như việc của nhà mình và làm hết mình” (Nữ, kinh doanh buôn bán, 40 tuổi).

Hàng xóm lân cận quanh nhà, người trong làng xã mà biết tin gia đình có tang cũng đến phúng viếng thăm hỏi, chia buồn với gia đình. Mức độ thân thiết có người đến phúng viếng (78.7% đối với gia đình hàng xóm và 63.7% đối với gia đình người cùng làng), còn nếu không chỉ cần đến chơi, thăm hỏi, động viên và chia buồn cùng gia chủ cũng đã thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với nhau khi gia đình có việc hiếu. Nghĩa tử là nghĩa tận, chỉ cần một hành động nhỏ cũng nói lên được tình cảm con người dành cho nhau lúc gia đình có việc chẳng vui. Điều này cũng đã phần nào nói lên sự đồng cảm, tính đoàn kết trong cộng đồng ở làng ven đô.

“Ở đây cũng chỉ hàng xóm quanh quanh đây thôi chứ còn cả làng thì

chị biết cũng chỉ đến hỏi thăm thôi” (Nữ, kinh doanh buôn bán, 40 tuổi).

Hay như trường hợp bà Nguyễn Thị D, năm nay 60 tuổi, làm nghề cấy lúa và trồng rau bán. Tại địa phương, bà có tham gia sinh hoạt trong hội nông dân và hội người cao tuổi. Theo bà người dân nông thôn sống rất tình cảm nên bất kể anh em trong nhà, những người trong họ, trong thôn xóm có công to việc lớn gì là bà đều đến giúp đỡ, hỗ trợ họ cả về vật chất và tinh thần. Không chỉ anh em nhà mình mà cả hàng xóm láng giềng, nếu gia đình nào có đám ma là bà đến hỏi thăm, phúng viếng. Nếu là đám cưới thì đến mừng tiền và giúp công việc. Dù là không có họ nhưng hàng xóm với mình thì

hiếu hỷ bà đều đến thăm hỏi, phúng viếng hay mừng tiền và giúp đỡ. Theo bà đã giúp thì phải giúp hết mình luôn. Mình giúp đỡ người ta như thế nên khi gia đình bà có công việc gì cũng được mọi người giúp đỡ rất nhiệt tình. Khi tham gia vào việc cưới, việc tang của anh em trong gia đình, họ hàng hay làng xóm bà thấy các quan hệ của mình được củng cố hơn, tạo sự có đi có lại, nó giúp bà mở rộng tình đoàn kết với mọi người hơn (PVS người dân xã Yên Thường).

Trường hợp của bà D đã cho thấy chính sự tham gia và giúp đỡ bằng những cách khác nhau khi gia đình anh em ruột thịt, anh em trong họ tộc, hàng xóm lân cận hay gia đình bạn bè, quen biết trong làng xã khi có đám cưới, đám ma đã tạo dựng nên nguồn vốn xã hội cho người dân với biểu hiện cụ thể là niềm tin, sự có đi có lại (nợ đồng lần); hay sự cố kết cộng đồng với biểu hiện là các mối quan hệ anh em, dân làng ngày càng gắn bó, thắt chặt tình cảm hơn giữa người với người trong họ tộc, làng xã, cộng đồng. Chính điều này tạo nên mối dây lên kết, tính cộng đồng ở nông thôn, nó ngày càng củng cố được mối quan hệ bền chặt, khăng khít không chỉ anh em trong họ mà còn cả bạn bè, hàng xóm, người trong làng xã. Khi tham gia vào việc thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình khi nhà họ có việc cưới, việc tang, người dân ven đô đều thấy được những lợi ích mà nguồn vốn xã hội mình tạo dựng được mang lại cho bản thân và gia đình mình. Tham gia vào các sự kiện đó không chỉ để duy trì nguồn vốn xã hội mà quan trọng hơn hết nó là cái tình làng nghĩa xóm, phong tục được lưu truyền từ xưa đến nay:

“Cứ làng xóm thế này thì nó có đi có lại, tôi đến nhà ông rồi ông lại đến nhà tôi, ông quan hệ với tôi thì tôi quan hệ với ông, nó là như thế. Nó có một tình cảm thôn xóm, ví dụ nhà mình có một cái giỗ hay có một công việc lớn thì nhờ vả anh em họ mạc xong đến dân làng, hàng xóm anh em bạn bè

thân thiết thì đến giúp mình, xong mình lại giúp người ta như thế”( Nam, nông nghiệp, 64 tuổi).

“Mình đến nhà họ rồi họ lại đến nhà mình. Cái đồng lần nó thế thì cứ có đi có lại. Anh chị em trong nhà hay những nhà gần gặn đây mình đến nhà

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)