Quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng – vốn xã hội

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 27)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.1Quan điểm lý thuyết về cố kết cộng đồng – vốn xã hội

Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu về vốn xã hội đã được các tác giả trong và ngoài nước tiến hành (Bourdieu 1986; Coleman 1988; Fukuyama 2001; Hoàng Bá Thịnh 2009; Lê Ngọc Hùng 2008; Nguyễn Tuấn Anh 2010; Nguyễn Tuấn Anh 2011; Putnam 2000).

Nhìn một cách tổng thể chúng ta thấy có những quan niệm khác nhau về vốn xã hội. Câu hỏi quan trọng mà tác giả luận văn đặt ra ở đây là cần hiểu quan niệm vốn xã hội trong nghiên cứu này như thế nào? Và cần hiểu mối quan hệ giữa tính cố kết cộng đồng và vốn xã hội như thế nào? Để thấu hiểu

hai khía cạnh này, tác giả luận văn dựa vào quan điểm của các tác giả đi trước đã được đề cập đến ở trên về vốn xã hội, nhất là quan điểm của Bourdieu. Trong tác phẩm, các hình thức của vốn (1986), Bourdieu quan niệm: “vốn xã hội được hiểu là các kết nối /cố kết xã hội, những kết nối/cố kết xã hội này có thể được chuyển thành vốn kinh tế trong những điều kiện nhất định” (social capita is made up of social obligations („connections‟), which is convertible, in certain conditions, into economic capital…) [35, pg. 243]. Bourdieu còn nói thêm rằng, vốn xã hội nhiều hay ít của một cá nhân phụ thuộc vào quy mô mạng lưới thực tế của những kết nối mà cá nhân này có thể huy động được [35, pg. 249]. Cùng với quan niệm của Bourdieu, các tác giả khác cũng làm rõ hơn khái niệm vốn xã hội. Chẳng hạn, Putnam [36, pg. 19] cho rằng mạng lưới xã hội, các chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và sự tin cẩn là những thành tố của vốn xã hội. Trong khi đó Fukuyama [31, pg. 7-8] quan niệm vốn xã hội gồm có chuẩn mực của sự có đi có lại, và vốn xã hội biểu thị sự tin cậy. Coleman [33, pg. 101 -108] khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và lòng tin là các hình thức của vốn xã hội. Michael Woolcock cho rằng vốn xã hội bao gồm những chuẩn mực, những mạng lưới khuyến khích những hành động chung về những lợi ích chung [34, pg. 155].

Kế thừa thành tựu nghiên cứu về vốn xã hội của các tác giả ở trên, trong nghiên cứu này, tác giả luận văn xem xét cố kết cộng đồng từ góc nhìn vốn xã hội, vốn xã hội là các cố kết cộng đồng, một dạng của cố kết xã hội. Từ quan điểm lý thuyết vốn xã hội chúng ta thấy: cố kết cộng đồng là một một biểu hiện cụ thể của vốn xã hội. Vì cố kết cộng đồng là biểu hiện cụ thể của vốn xã hội nên cố kết cộng đồng mang đặc điểm của vốn xã hội. Hai đặc điểm quan trọng của vốn xã hội, trong trường hợp này là cố kết cộng đồng, được phân tích ở đây là việc tạo dựng cố kết cộng đồng, và hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng dưới góc nhìn vốn xã hội. Vốn xã hội được biểu hiện cụ

thể qua các thành tố: mạng lưới xã hội, lòng tin, và chuẩn mực – nhất là chuẩn mực về sự có đi có lại giữa các chủ thể hành động. Vốn xã hội được các chủ thể hành động tạo ra, và trong những điều kiện nhất định, vốn xã hội có thể được chuyển thành vốn kinh tế. Nói cách khác, các chủ thể hành động tạo ra vốn xã hội và vận dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích kinh tế.

Với những lập luận như vậy, trong các chương tiếp theo tác giả luận văn sẽ phân tích cách thức mà cố kết cộng đồng, hay vốn xã hội được tạo ra, đồng thời cũng sẽ bàn đến việc các chủ thể hành động vận dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích về mặt kinh tế. Nói cách khác, luận văn sẽ bàn đến hệ quả tích cực của cố kết cộng đồng.

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 27)