9. Cấu trúc của luận văn
1.2.2 Lý thuyết cấu trú c chức năng của Robert Merton
Một trong những tác giả nổi tiếng của thuyết cấu trúc - chức năng là Robert Merton. R. Merton quan niệm rằng “thuyết cấu trúc chức năng là sự giải thích một hiện tượng xã hội bằng cách chỉ ra hệ quả (chức năng) của nó đối với những cấu trúc mà nó là bộ phận cấu thành” [14, tr. 242]. Theo ông hệ các giá trị xã hội là những yếu tố cơ bản để lý giải cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động của các thiết chế xã hội [14, tr. 242].
Merton cũng chỉ ra những nhu cầu chức năng cần phải đáp ứng để xã hội có thể vận hành một cách bình thường. Ông cho rằng không nhất thiết mỗi thiết chế xã hội chỉ đáp ứng một loại nhu cầu xã hội mà trên thực tế, trong xã hội luôn có “các cấu trúc chức năng thay thế” để thoả mãn các yêu cầu chức năng mà xã hội đặt ra. Vì vậy mà một chức năng có thể do hai hoặc nhiều hơn các tổ chức, thiết chế xã hội cùng có khả năng thực hiện. Điều này có nghĩa là những thiết chế hiện tại, đang được duy trì không phải vì chúng thực sự cần thiết và thực sự tốt hay có lợi đối với xã hội; mà tại vì chúng có cơ chế để duy trì sự tồn tại của mình bất chấp việc chúng có thực sự cần thiết hay có chức năng với xã hội hay không. Các thiết chế xã hội luôn luôn có khả năng thay
thế lẫn nhau trong việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sự vận hành và hoạt động của xã hội [14, tr. 243].
Vận dụng lý thuyết này vào luận văn có thể thấy các cá nhân, các tổ chức, thiết chế xã hội ở nông thôn là những bộ phận hữu cơ hợp thành cấu trúc xã hội nông thôn, chúng có những chức năng nhất định. Mỗi cá nhân, tổ chức trong cộng đồng làng xã đảm nhận những chức năng khác nhau trong cơ cấu tổ chức xã hội. Một chức năng có thể do hai hay nhiều cá nhân cùng thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu. Vì thế, sự hỗ trợ của cá nhân/gia đình trong xã hội với hoạt động sản xuất và đời sống của người dân ven đô, trên quan điểm cấu trúc - chức năng có thể thấy, đó là một trong những phương thức để giúp duy trì sự ổn định và cố kết cộng đồng của ở ven đô. Tuy nhiên, ngày nay việc giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, đời sống và trong lĩnh vực kinh tế theo những chức năng mỗi người đảm nhận ở vùng ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã làm cho các mối quan hệ cộng đồng trở nên lỏng lẻo hơn, do chức năng của cá nhân cũng có sự thay thế trong bối cảnh kinh tế mới.