Tạo dựng vốn xã hội thông qua hoạt động tham gia lễ hội làng

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 47)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3Tạo dựng vốn xã hội thông qua hoạt động tham gia lễ hội làng

Ở nông thôn nước ta, người dân rất coi trọng việc tổ chức lễ hội. Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa đặc biệt, có sức sống từ ngàn đời nay, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội. Lễ hội đã đáp ứng nhu cầu thiết tha của dân tộc ta trong quá khứ và trong hiện tại, giúp cho con người hướng về đoàn kết cộng đồng. Mỗi làng đều có một nơi để thờ cúng người của làng có công với nước hoặc những nơi mà được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Việc thờ cúng thành hoàng hay thờ Phật, đều là biểu trưng của sự cố kết cộng đồng nội tại của nó. Xung quanh việc thờ cúng người ta không chỉ duy trì các tín ngưỡng và thực tiễn tôn giáo cộng đồng mà còn củng cố và bảo vệ các quan hệ và trật tự xã hội đi liền với nó [26, tr. 183]. Hàng năm, cứ vào một ngày nhất định nào đó làng lại mở hội để mọi người trong làng được vui chơi và để khắc sâu thêm tính truyền thống của dân tộc, đây là nét văn hóa đặc thù của làng quê Việt Nam.

Cố kết cộng đồng biểu hiện cụ thể qua vốn xã hội không chỉ được hình thành thông qua hoạt động thờ cúng tổ tiên, tham gia vào việc cưới, việc tang mà thông qua việc tham gia vào các hoạt động lễ hội ở địa phương, cố kết cộng đồng của người dân ven đô cũng được tạo dựng và củng cố. Vì thông qua việc tham gia các sinh hoạt, hoạt động văn hóa trong lễ hội, người dân hiểu biết nhau hơn, thân thiết, gắn bó và mở rộng các quan hệ xã hội của mình hơn, từ đó mà tin tưởng nhau hơn và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công việc. Sự cố kết cộng đồng đóng một vai trò to lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân và trong việc tạo dựng nên nguồn vốn xã hội. Bởi nó nhấn mạnh vào sự đồng nhất: cùng họ là đồng tộc, cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, cùng quê là đồng hương [21, tr. 99]. Do có nhiều điểm đồng nhất nên người dân luôn sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong làng như anh em, chị em trong nhà và như vậy càng làm tăng sự

cố kết giữa các thành viên trong làng. Mọi người cùng nhau tham gia các hoạt động chung, lễ hội của làng. Tính đồng nhất tạo nên tính tập thể rất cao, mọi người trong cộng đồng đều gắn bó với tập thể, hòa đồng cùng cuộc sống chung trong tập thể. Cũng giống như các lễ hội dân gian ở các vùng đất khác, lễ hội được tổ chức tại xã Yên Thường cũng có các giá trị cơ bản: giá trị nhân văn; giá trị giáo dục đạo đức, thẩm mỹ; giá trị cố kết cộng đồng (cộng mệnh và cộng cảm); giá trị bảo tồn và phát triển vốn văn hóa vật thể lẫn phi vật thể; giá trị tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội (trong lĩnh vực tham quan, du lịch,...). Các giá trị này cần được bảo tồn, làm giàu và phát huy trong đời sống xã hội hiện đại.

Biểu đồ 2.3.1: Sự tham gia của ngƣời dân vào hoạt động lễ hội ở địa phƣơng (Đơn vị: %) 96 12.7 19 11.3 0 20 40 60 80 100 120

Đóng góp tiền Cúng tiến hiện vật Đóng góp công

sức lao động

Tham gia tổ

chức, rước lễ

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc)

Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta. Người dân ven đô quan niệm lễ hội là dịp để dân làng nghỉ ngơi, cùng đi xem hội, tham gia vào các sự kiện lễ hội, tạm gác lại những công việc tất bật hàng ngày để cùng hòa mình vào không khí vui tươi của lễ hội làng. Đại đa số người dân ven đô đều hưởng ứng tinh thần của lễ hội, không chỉ đóng góp tiền của để tổ chức lễ hội (chiếm 96%)

mà nhiều gia đình còn cúng tiến hiện vật (12.7%); đóng góp công sức lao động để tu bổ chùa chiền, vệ sinh môi trường (19%) để ngày lễ hội diễn ra được trang trọng; có những người tham gia trong ban tổ chức, ban rước lễ cũng tham gia đầy đủ (11.3%).

“Ở đây vào độ 20-3 người ta mở hội, mấy năm mở 1 lần thì người ta chia về các hộ gia đình, ví dụ mỗi hộ đóng 100000 thì chúng tôi đóng 100000, mình có thì mình ủng hộ thêm mà không có thì mình cứ đóng đủ phần của mình thôi để dân làng mở hội” (Nữ, nông nghiệp, 60 tuổi).

“Hội làng thì người ta cúng tiến như thế nào thì mình có mình cũng cúng tiến như thế” (Nữ, kinh doanh dịch vụ, 33 tuổi).

Nhìn chung tùy điều kiện của từng gia đình mà đóng góp công sức hay tiền của, hiện vật để lễ hội được tổ chức thành công nhưng sự tham gia đó thể hiện tinh thần tập thể, sự đoàn kết trong thôn xóm vào những hoạt động chung của cộng đồng. Qua việc tham gia vào hoạt động văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng, không chỉ giúp cho tinh thần thoải mái mà còn làm tăng tình cảm gắn bó trong thôn xóm, từ đó bà con dân làng sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.

“Tham gia đội dâng hương làm cho khí thế của hội làng được nâng cao. Tham gia cho nó thoải mái tinh thần, thỉnh thoảng mọi người bảo đi đâu thì mình đi đấy, các nơi làm lễ thì mình đi” (Nữ, nông nghiệp, 55 tuổi).

“Nó mở tầm nhìn xa của mình rồi quan hệ xã hội của mình, tình đoàn kết gắn bó, có giúp đỡ nhau, nó thân thiện lắm. Mọi người gắn bó với nhau thì tham gia như thế lúc sản xuất gặp khó khăn thì họ lại giúp đỡ mình” (Nữ, tiểu thủ công nghiệp, 60 tuổi).

Hơn thế nữa, việc tham gia vào hoạt động lễ hội hay các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng cũng giúp người dân tạo dựng nguồn vốn xã hội

thông qua việc mở rộng các quan hệ xã hội. Đồng thời nó cũng giúp củng cố niềm tin của mọi người đối với mình khi mình tham gia vào hoạt động lễ hội.

“Tham gia nó cũng có cái hay vì mình là người mà địa phương người ta tin tưởng mình và mình làm sao phải làm gương để cho mọi người nhìn mình chứ mình không gương mẫu thì ai người ta tin mình và những cuộc hội hè ở địa phương thì người ta cũng tin cậy mình hơn” (Nữ, nông nghiệp, 50 tuổi).

Bảng 2.3.1: Nhận định của các gia đình về ý nghĩa của lễ hội làng

Nhận định Tần số Tỷ lệ %

Thành viên trong làng gắn bó nhau hơn 123 41 Khẳng định danh tiếng và truyền thống của làng 106 35.5 Dịp để người dân trong làng bày tỏ lòng biết ơn

những người có công với làng

111 37

Dịp để vui chơi, gặp gỡ 178 59.3

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc)

Mỗi hội làng mang một sắc thái, một ý nghĩa riêng, nhưng tựu chung lại nó đều thể hiện những đạo lý tốt đẹp mà ngàn đời dân tộc ta đã từng có. Đó là niềm tâm linh, hoài vọng tưởng nhớ người xưa với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Từ xa xưa, hội làng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân ở mọi vùng quê. Cũng giống như lễ hội làng ở các vùng quê khác, hội làng ở ven đô cũng thể hiện truyền thống của làng, là dịp để người dân trong làng bày tỏ lòng biết ơn những người có công với làng, hay là dịp để người dân cầu tài, cầu lộc. Ngoài ra đối với người dân ở ven đô Hà Nội, việc tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương không chỉ là dịp để vui chơi, gặp gỡ mọi người mà còn là cơ hội làm tăng tinh thần đoàn kết, tình cảm làng xóm gắn bó hơn và khi đó tính cố kết cộng đồng được tạo ra và duy trì trong các quan hệ làng xóm. 59.3% người dân ven đô cho rằng hội làng là dịp để vui chơi, gặp gỡ vì đó là khoảng thời

gian cả làng tạm gác lại những công việc bận rộn thường ngày để cùng tham gia vào cộng đồng, tham gia những hoạt động văn hóa, nghi lễ có trong lễ hội. Hội làng cũng là thời điểm mà những người con của làng đang sinh sống và làm việc ở những miền đất khác nhau cũng nhớ đến cội nguồn mà tìm về hòa chung không khí của lễ hội. Nếu như thường ngày mỗi người mỗi công mỗi việc, ai bận việc nhà đấy thì hội làng chính là cơ hội để mọi người gặp mặt, trò chuyện, hỏi thăm tình hình của nhau, cùng tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống, các hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức trong lễ hội. Chính vì được gặp gỡ, tiếp xúc và trò chuyện thân mật trong lễ hội mà qua đó nhiều người cho rằng thông qua việc tham gia vào lễ hội, các thành viên trong làng gắn bó với nhau hơn. 41% số người cho rằng lễ hội làm các thành viên trong làng gắn kết với nhau hơn. Lễ hội là sự chứng thực về mặt cội nguồn chung của các cộng đồng kế cận nên nó làm gia tăng tính cố kết cộng đồng [29, tr. 72].

“Bây giờ mình tham gia lễ hội như thế này vừa tình cảm là cái thứ nhất, cái thứ hai là sự thân mật giữa hàng xóm láng giềng chị em nó càng thân mật hơn” (Nữ, nông nghiệp, 55 tuổi).

“Mình tham gia sinh hoạt cộng đồng thì thấy các quan hệ xã hội được củng cố, mình thân thiết hơn với nhiều người vì bình thường cũng chỉ quanh quanh trong xóm nhưng khi tham gia sinh hoạt chung như thế thì tiếp xúc, trò chuyện với nhiều người hơn thì mình biết được nhiều thông tin hơn, tình cảm hàng xóm cũng được thắt chặt hơn” (Nữ, kinh doanh buôn bán, 40 tuổi).

Quan hệ cộng đồng ở nông thôn vẫn là một giá trị xã hội của cộng đồng do ý thức về cộng đồng, về tập thể vẫn còn sâu đậm trong đời sống tâm linh cũng như cuộc sống hàng ngày, thể hiện qua sự trường tồn của hội làng, tâm thức hướng về ông tổ của làng, cái linh thiêng của tình làng nghĩa xóm, “tối lửa tắt đèn có nhau” vẫn là một giá trị có tác động mạnh đến mọi thành viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong cộng đồng. Đối với người dân Việt Nam, đặc biệt ở các vùng quê, hoạt động lễ hội làng đã trở thành phong tục truyền thống, nét đẹp của dân tộc. Khi một người được sinh ra trong thôn xóm (trong cộng đồng) thì người đó có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động cộng đồng vì là thành viên của cộng đồng. Qua việc tham gia vào lễ hội làng mà tính cố kết cộng đồng được tạo ra với biểu hiện là nguồn vốn xã hội của một người được tạo dựng, củng cố và duy trì để họ có thể khai thác, tìm kiếm những lợi ích khác nhau trong hiện tại và tương lai phục vụ cho bản thân mình.

Tiểu kết: Nói đến sự cố kết cộng đồng, không thể không nhắc đến hệ

quả rất quan trọng của nó là tình cảm cộng đồng. Tinh thần “tối lửa tắt đèn có nhau”, “một giọt máu đào hơn ao nước lã” vẫn là những giá trị tinh thần chung được đa số người dân chia sẻ, nó chứng tỏ tình cảm ruột thịt keo sơn gắn bó trong hoạt động thờ cúng tổ tiên, tinh thần cộng đồng thông qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gia đình có công to, việc lớn hay các hoạt động văn hóa, lễ hội trong cộng đồng. Những hoạt động chung đó không chỉ có tính chất giữ gìn văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông để lại mà còn góp phần củng cố các quan hệ xã hội, tạo dựng niềm tin, sự có đi có lại, tức tạo dựng sự cố kết cộng đồng để cùng chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Nó làm cho nguồn vốn xã hội của người dân ven đô được tạo dựng, duy trì và củng cố, hay nói cách khác nó làm cho cố kết cộng đồng trong thôn xóm ngày càng bền chặt vì mọi người tin tưởng nhau hơn, thân thiết và tình cảm với nhau hơn, mở rộng mối quan hệ trong thôn xóm. Bởi ngày thường ai cũng bận rộn với công việc của mình, ít có thời gian tiếp xúc, nói chuyện thân mật với nhau, có khi trong làng xóm biết nhau nhưng không có dịp để nói chuyện với nhau thì qua hoạt động lễ hội, giỗ tổ, giỗ họ, tham gia vào đám cưới, đám ma là lúc mọi người được ngồi lại bên nhau để tâm sự, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Qua đây có thể thấy mức độ cố kết cộng đồng của người dân ven đô Hà Nội trong đời sống và sinh hoạt thông qua việc thờ cúng tổ tiên, việc cưới, việc tang, việc tham gia lễ hội làng tương đối cao.

CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG VỐN XÃ HỘI – HỆ QUẢ TÍCH CỰC CỦA CỐ KẾT CỘNG ĐỒNG

Dựa trên nguồn vốn xã hội là các kết nối xã hội, niềm tin, sự tin cậy lẫn nhau trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất, người dân ven đô đã làm cho các mối quan hệ xã hội của mình ngày càng mở rộng. Vốn xã hội được tạo dựng trong việc cưới, việc tang, thờ cúng tổ tiên, tham gia lễ hội đã được người dân ven đô vận dụng để tìm kiếm lợi ích trong các hoạt động kinh tế. Sự tin tưởng lẫn nhau, sự có đi có lại, cùng tham gia các hoạt động kinh tế đã giúp người dân chia sẻ công việc, hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Với việc duy trì nguồn vốn xã hội thông qua mối quan hệ họ hàng làng xóm, các mối quan hệ bạn bè gần xa để mở rộng mạng lưới xã hội, cùng giúp đỡ nhau làm ăn kinh tế càng làm cho tình cảm anh em ruột thịt, tình hàng xóm láng giềng thêm bền chặt, đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Nhờ đó mà tính cố kết trong cộng đồng ngày càng cao, tinh thần tương trợ, sẵn sàng giúp đỡ nhau được đặt lên hàng đầu.

Nếu như trước kia, để chống lại thiên tai, địch họa, các gia đình, họ tộc trong một vùng liên kết thành làng xã: “Nước lụt thì lụt cả làng - Đắp đê

chống lụt thiếp chàng cùng lo” (Ca dao) thì ngày nay con người vẫn phát huy

tinh thần đoàn kết, liên kết giữa gia đình, dòng họ trong làng xã để cùng nhau lao động, sản xuất. Quan hệ gia đình - dòng họ - làng xã đã trở thành mối quan hệ mật thiết ở nông thôn Việt Nam nói chung và vùng ven đô Hà Nội nói riêng [30, tr.73]. Phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong sản xuất từ ngàn đời xưa của cha ông ta, người dân ven đô Hà Nội cũng khai thác nguồn vốn xã hội trong quan hệ gia đình, dòng họ và làng xã để liên kết, tương trợ và giúp đỡ nhau trong sản xuất. Đây chính là hệ quả tích

cực của cố kết cộng đồng được biểu hiện qua việc người dân đã vận dụng các thành tố của vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích.

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 47)