Vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 72)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3 Vốn xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán

Trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, quan hệ họ hàng và làng xóm luôn là chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho mỗi cá nhân. Các định chế họ hàng và làng xóm không chỉ quy định tinh thần trách nhiệm và ý thức tương trợ giữa các cá nhân với nhau mà còn cho phép người ta tin cậy lẫn nhau [26, tr. 188]. Từ sự tương trợ và tin cậy lẫn nhau đã tạo ra sự gắn bó, thân thiết trong quan hệ làm ăn và qua đó tinh thần tập thể, tinh thần cộng đồng được đề cao, nhất là trong kinh doanh buôn bán, đòi hỏi mỗi người phải có nguồn vốn xã hội để tạo dựng được niềm tin từ người khác, từ khách hàng và có được những mối quan hệ để phát triển thị trường tiêu thụ.

Tại Yên Thường, gần một nửa số người được hỏi đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: 137 người 45.7% trong tổng số người được hỏi. Là một xã ven đô, cùng với quá trình đô thị hóa dẫn tới sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, các ngành kinh doanh dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ để bắt kịp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nếu như trước kia là một xã thuần nông, người nông dân chỉ biết làm ruộng, trồng màu thì ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đã đi vào từng ngõ xóm, người dân đã mở rộng giao lưu, thông thương làm ăn với bạn bè tại các khu vực trong và ngoài nước, khai thác lợi thế của vùng ven đô để chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp [30, tr. 134-135]. Cùng với những nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ đang phát triển mạnh và thu hút được nhiều người từ nông nghiệp chuyển sang kinh doanh buôn bán [45]. Số gia đình có người đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, dịch vụ tập trung nhiều hơn ở các hộ gia đình phi nông. Điều này được thể hiện ở Biểu đồ 3.3.1.

Biểu đồ 3.3.1: Tƣơng quan giữa loại hình kinh tế với số gia đình kinh doanh dịch vụ (Đơn vị: %)

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc)

Qua biểu đồ trên ta thấy các hộ phi nông nghiệp có nhiều người tham gia trong lĩnh vực buôn bán, dịch vụ hơn các hộ gia đình kinh tế hỗn hợp: 78.1% so với 21.9%. Khi nền kinh tế thị trường đang phát triển, nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhiều hộ gia đình ven đô đang làm nông nghiệp đã tìm một hướng đi khác để chuyển đổi nghề nghiệp mong tìm kiếm cơ hội về kinh tế. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh buôn bán, dịch vụ, nhằm thoát khỏi đồng ruộng.

Các gia đình làm nghề kinh doanh/buôn bán, dịch vụ chủ yếu tập trung ở những gia đình có từ hai thế hệ trở lên. Kinh doanh buôn bán cũng đòi hỏi phải có người hỗ trợ, vì vậy những gia đình có đông người sẽ là một lợi thế để phát triển kinh doanh vì nhiều khi mỗi một khâu, giai đoạn trong kinh doanh lại cần có một người đảm nhiệm hoặc nhiều người có thể buôn bán được nhiều mặt hàng hơn. Vì vậy tận dụng nguồn nhân lực sẵn có trong gia đình, các gia đình ven đô Hà Nội có thể mở rộng kinh doanh buôn bán. Phân tích số liệu tương quan giữa số thế hệ trong gia đình với số gia đình có tham gia buôn bán dịch vụ ta thấy, các gia đình có hai thế hệ có số người hoạt động trong

lĩnh vực buôn bán dịch vụ chiếm tỷ lệ cao hơn với 59.9%. Đứng thứ hai là các gia đình có ba thế hệ với 38%. Các gia đình có một thế hệ và trên 3 thế hệ có rất ít người hoạt động trong lĩnh vực này. Khi gia đình có nhiều thành viên cùng tham gia vào công việc kinh doanh buôn bán thì tính cố kết trong gia đình cũng được củng cố hơn.

Để có điều kiện làm ăn được với bên ngoài lũy tre làng, trước hết người dân ven đô đã khai thác dựa vào các mối quan hệ có sẵn mà chủ yếu là mối quan hệ trong dòng họ. Tính cố kết cộng đồng có thể thấy đã có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn vùng ven đô hiện nay. Khi gặp khó khăn túng thiếu thì đa số các gia đình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lại nhận được sự giúp đỡ từ phía họ hàng, hàng xóm, những người thân thiết trong làng.

Bảng 3.3.1 Mối quan hệ và hình thức hợp tác trong kinh doanh, buôn bán, dịch vụ (Đơn vị: %) Hình thức Quan hệ Chung vốn kinh doanh/buôn bán Tham gia kinh doanh/ buôn bán cùng nhau Trao đổi thông tin/kinh nghiệm Hỗ trợ trong tiêu thụ sản phẩm Anh em họ hàng 8.0 18.0 18.0 48.0 Người cùng xóm 2.4 7.3 9.8 70.7 Người ngoài xóm, cùng làng 1.6 8.1 14.5 69.4 Người ngoài làng 1.1 17.4 4.3 69.6 Bạn bè - 17.6 11.8 58.8

(Nguồn: Bộ số liệu đề tài: Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở miền Bắc)

Sống trong cộng đồng ở nông thôn, người dân không chỉ giúp đỡ nhau về tinh thần, mà còn về vật chất khi gia đình gặp khó khăn. Tinh thần tương thân tương ái, chia ngọt sẻ bùi không chỉ tồn tại trong phạm vi gia đình, họ

hàng mà còn mở rộng ra trong mối quan hệ láng giềng, hàng xóm, bạn bè. Khai thác vốn xã hội trong những mối quan hệ này, người dân đã vận dụng vào trong công việc kinh doanh buôn bán để tăng thêm tiềm lực vốn kinh tế, phát huy nguồn nhân lực con người, học hỏi và truyền đạt kinh nghiệm làm ăn cũng như khai thác và mở rộng thêm thị trường mới. Từ những việc làm này càng làm cho mối quan hệ trong làm ăn buôn bán của người dân được củng cố hơn, mọi người tin tưởng, thân thiết nhau hơn và còn giúp cho công việc kinh doanh được thuận lợi.

Trước tiên, người dân ven đô Hà Nội đã khai thác nguồn vốn xã hội bằng sự tin tưởng và các quan hệ xã hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong kinh doanh buôn bán, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng quyết định sự thành công trong công việc kinh doanh. Vì vậy, người dân ven đô đã biết cách khai thác các mối quan hệ xã hội, dựa trên sự tin tưởng và làm ăn có uy tín để mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp sản phẩm được bán nhanh hơn. Trong các hình thức hợp tác trong kinh doanh, buôn bán, hình thức giúp đỡ, hỗ trợ nhau tiêu thụ sản phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các mối quan hệ được người dân ven đô khai thác. Trong đó người cùng xóm có tầm quan trọng lớn trong hình thức giúp đỡ này với 70.7% gia đình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán nhận được sự giúp đỡ về tiêu thụ sản phẩm từ người cùng xóm. Đối với người dân nông thôn, đôi khi các quan hệ họ hàng xa do ít tiếp xúc lại không thân thiết, gần gũi bằng bà con lối xóm, vì đó là những người “tối lửa tắt đèn có nhau” chứ không phải nhà nào biết nhà ấy. Không chỉ hỗ trợ, giúp nhau trong đời sống sinh hoạt mà trong sản xuất kinh doanh, hàng xóm cũng giúp đỡ nhau nhiệt tình. Tình làng nghĩa xóm ở nông thôn vốn là thứ tình cảm thiêng liêng, rất được coi trọng nên chuyện giúp đỡ nhau là chuyện thường nhật ở nông thôn.

Mình làm ăn phải nhờ nhiều vào bạn bè, người thân chứ không phải tự mình có thể vươn lên được và làm được như ngày hôm nay. Những mối quan hệ trong xóm, trong làng, bạn bè, anh em là những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống và công việc. Tình làng nghĩa xóm ở nông thôn nó quý thế đấy, nó giúp con người gắn bó và trân trọng nhau hơn”(Nữ, kinh doanh dịch vụ, 55 tuổi).

Bên cạnh hàng xóm gần nhà là nguồn hỗ trợ đắc lực cho các hộ làm nghề kinh doanh, dịch vụ, những người ngoài xóm trong cùng làng hay những người ngoài làng cũng là kênh quan trọng người dân ven đô đã khai thác để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sự giúp đỡ từ phía hai nguồn này cũng chiếm gần 70%.

Ngoài ra bạn bè cũng giúp đỡ nhiều về thị trường tiêu thụ sản phẩm cho những gia đình làm nghề kinh doanh buôn bán, dịch vụ. Đây là mối quan hệ cũng được những người làm kinh doanh khai thác triệt để để hỗ trợ họ phát triển kinh tế với 58.8% hộ gia đình nhận được sự giúp đỡ về thị trường từ bạn bè.

“Bạn bè cũng giúp nhiều chứ, giả dụ như là người ta muốn thuê của người này không muốn thuê của người kia thì bạn bè bảo là đây của cái bà này nhà chị ấy có đấy thì thôi đi lên lấy cho bà ấy cũng được, bà ấy vừa làm bình dân cũng không sắc sảo như người khác lắm đâu thì người ta lại đến lấy của cô. Nói chung bạn bè cũng giúp ích nhiều, không có bạn bè làm sao mình được nhiều mối hàng như thế được. Cho nên cũng nhờ bạn bè nhiều, không nhờ gì, chỉ nhờ tiếng nói thôi” (Nữ, kinh doanh dịch vụ, 55 tuổi).

Về sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, quan hệ họ hàng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 48.0%. Tuy nhiên mối quan hệ anh em họ hàng lại giúp đỡ được nhiều trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm. Muốn kinh doanh được thuận buồm xuôi gió, không phải ai cũng có thể làm

được. Những trường hợp thua lỗ dẫn đến đóng cửa không phải là hiếm. Vì vậy để kinh doanh được thuận lợi và mang lại lợi ích kinh tế, người kinh doanh buôn bán cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ những người thân quen, bạn bè, hàng xóm. Sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm cho nhau sẽ giúp người làm công việc kinh doanh vận hành tốt hơn công việc của mình. Vì vậy người dân ven đô đã sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn xã hội để học hỏi, trao đổi thông tin kinh nghiệm làm ăn. Ở ven đô, anh em họ hàng là những người có vai trò lớn trong công việc kinh doanh của hộ gia đình với 18% các gia đình học hỏi được kinh nghiệm làm ăn từ họ hàng. “Anh em như thể tay chân” nên những bí quyết làm ăn, kinh doanh có hiệu quả nhiều khi anh em trong nhà chia sẻ với nhau chứ cũng ít khi truyền lại cho người ngoài. Vì trong kinh doanh, buôn bán người ta đề cao lợi ích kinh tế cá nhân, sự lựa chọn quan hệ làm ăn cũng đồng nghĩa với việc đánh giá lại các quan hệ cộng đồng dựa trên lợi ích cá nhân. Chuyện làm ăn liên quan đến tiền bạc nên người ta cũng cần có thái độ thận trọng và phân biệt [26, tr. 189]. Vì vậy mà người trong nhà có thể giúp đỡ nhau về kinh nghiệm chứ các mối quan hệ xã giao ngoài xã hội vì lợi ích kinh tế cá nhân nên người ta cạnh tranh nhau và có khi giấu bí quyết kinh doanh, không truyền đạt lại cho người khác, coi đó là vốn riêng của mình.

“Có chứ, nhà chị cũng phải tìm hiểu chứ nhưng công việc kinh doanh nói chung mỗi người có một cách nên người ta cũng giấu nghề. Nói chung là vô cùng lắm, mình phải nhận thức được cơ, người ta nói hay thì mình học hỏi chứ không phải nhiều người nói cũng dở lắm. Cái gì hay thì mình học hỏi, chứ cái gì không hay thì mình chỉ biết thế thôi chứ không phải ai nói gì mình cũng nghe, do mình nhận thức thôi. Nhưng ai người ta làm ăn người ta cũng giấu bí quyết hết, không ai người ta bảo cho mình, trừ khi là ruột thịt nhà mình thôi. Cái gì hay thì mình tiếp thu thôi chứ chẳng ai đi bảo hết cách này

cách kia cho mình biết đâu. Kể cả chị đi học nghề cắt tóc này cũng thế. Mình toàn phải học mót với tự mình là chính thôi chứ chẳng ai bảo cho mình tỷ mỉ phải thế này phải thế kia” (Nữ, kinh doanh dịch vụ, 33 tuổi).

Ngoài anh em họ hàng, những người cùng xóm ngoài làng hay bạn bè là chỗ dựa để những hộ làm kinh doanh, dịch vụ có thể học hỏi được kinh nghiệm kinh doanh khi cần thiết. Bạn bè luôn là những người giúp đỡ nhau rất nhiệt tình khi gặp khó khăn. Những kinh nghiệm làm ăn được tích lũy trong quá trình kinh doanh, những bài học làm giàu trong kinh doanh buôn bán được bạn bè rỉ tai nhau để cùng nhau tiến lên. Đôi khi bạn bè coi nhau như anh em trong nhà mà giúp đỡ không vì một mục đích hay lợi ích nào.

“Người ta bảo giàu vì bạn, sang vì vợ. Nhiều trường hợp bạn bè giúp đỡ được cho mình thứ nhất là về tinh thần, thứ hai là lúc khó khăn nhờ đến bạn bè thì người ta cũng giúp mình chứ. Nhiều lúc cũng phải nhờ bạn bè chứ có phải là tự mình vươn lên được đâu. Nhiều lúc cũng phải có mối quan hệ, cũng phải thôn xóm, thôn làng, cũng phải bạn bè chứ thì mới giúp nhau được trong cuộc sống” (Nữ, kinh doanh dịch vụ, 55 tuổi).

Nguồn vốn xã hội được người dân vận dụng trong việc giúp đỡ nhau về kinh nghiệm thông qua các mối quan hệ xã hội đã làm tình cảm anh em họ hàng, bạn bè càng được củng cố và thân thiết nhau hơn vì càng thường xuyên trao đổi, giúp đỡ nhau thì tình cảm càng gắn bó, thân thiết, đây là mặt tích cực của cố kết cộng đồng.

Trong kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, niềm tin và chữ tín được đặt lên hàng đầu. Do vậy nguồn vốn xã hội biểu hiện là sự tin tưởng lẫn nhau, sự có đi có lại trong mạng lưới xã hội có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn đối tác làm ăn. Khi lựa chọn những người cùng tham gia chung vốn kinh doanh, người dân ven đô thường lựa chọn những người mình quen biết, đáng tin cậy để cùng làm ăn. Liên quan đến tiền bạc sẽ rất dễ nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp, vì vậy những người thân thiết, đáng tin cậy sẽ là lựa chọn hàng

đầu trong việc chung vốn, cùng tham gia kinh doanh buôn bán. Dựa trên sự tin cậy, những mối quan hệ quen biết, người làm công việc kinh doanh, dịch vụ đã khai thác mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, người quen để chung vốn, hợp tác làm ăn. Tùy từng mục đích kinh doanh lớn hay nhỏ, với số vốn tự có mà người dân ven đô phải huy động thêm nguồn vốn từ anh em, bạn bè, hàng xóm. Cơ sở của sự hợp tác về vốn phải là những người đáng tin cậy, có quan hệ quen biết. Khi đã tạo dựng được lòng tin họ sẽ nhận được sự giúp đỡ khi thiếu thốn về nguồn vốn để kinh doanh. Thực tế, mối quan hệ anh em họ hàng là nguồn hỗ trợ hiệu quả cho những gia đình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. 18% những người có quan hệ họ hàng đã cùng tham gia sản xuất kinh doanh với các hộ làm nghề này và 8% giúp đỡ về vốn thông qua hình thức chung vốn để kinh doanh.

Cùng tham gia vào công việc kinh doanh buôn bán, ngoài anh em họ hàng còn có bạn bè, những người ngoài làng cũng tương trợ, giúp đỡ được nhiều cho công việc kinh doanh của các gia đình. Đây là hai mối quan hệ có vai trò không kém so với anh em họ hàng trong việc hỗ trợ, cùng nhau kinh doanh với 17.4% người ngoài làng và 17.6% bạn bè cùng tham gia kinh doanh, buôn bán với các gia đình làm nghề này. Điều này cho thấy, ngoài mối quan hệ trong gia đình, nhờ khai thác tốt mối quan hệ xã hội mà người dân có thể tận dụng được nguồn vốn, nguồn nhân lực để phát triển kinh doanh.

“Nói chung bây giờ cô cũng đi làm, chú cũng đi làm, gọi là làm cái này thì quan hệ rộng, anh em tin tưởng nhiều thì công việc anh em giúp đỡ mình là họ bảo công việc cho mình, mình tự nhận mình tự làm. Quan hệ tốt thì cũng giúp mình tìm được công việc hơn. Càng quan hệ rộng bao nhiêu thì công ăn việc làm càng nhiều” (Nữ, kinh doanh dịch vụ , 55 tuổi).

Ngoài ra, để công việc kinh doanh được thuận lợi, những hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực này cũng khai thác nguồn vốn xã hội thông qua sự

Một phần của tài liệu Vốn xã hội qua sự cố kết cộng đồng ở ven đô Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)