Tính kiên định trong học tập

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 28)

6. Kết cấu luận văn:

1.3.3. Tính kiên định trong học tập

Những trở ngại về tâm lý, ví dụ nhƣ căng thẳng (stress), có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc và học tập của con ngƣời. Để khắc phục những trở ngại về tâm lý này, con ngƣời cần có tính kiên định cao trong cuộc sống. Tính kiên định là một khái niệm tiềm ẩn thể hiện thái độ của con ngƣời thông qua sự cam kết, kiểm soát, thử thách và thay đổi trong cuộc sống . Cam kết là thể hiện qua việc dồn hết tâm trí và sức lực khi tham gia một công việc hay đối phó với một vấn đề nào đó. Kiểm soát là nói lên xu hƣớng chịu đựng và hành động tích cực của một cá nhân khi đƣơng đầu với những bất trắc xảy ra. Thử thách là biểu thị niềm tin về sự thay đổi trong cuộc sống. Thay đổi là động lực hấp dẫn, không phải là mối đe dọa cho sự phát triển (Britt & ctg, 2001 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr. 11-12).

Nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục cho thấy việc tham gia học tập tại các trƣờng đại học là một trong những công việc gây nhiều căng thẳng nhất. Trong quá trình học tập, SV không những tập trung vào việc học, ví dụ nhƣ hoàn thành bài đọc, bài tập, dự án, thi cử, vv., mà phải quan tâm đến nhiều vấn đề cá nhân khác nhƣ tài chính, làm thêm ngoài giờ, hoạt động xã hội, v.v…Vì vậy, tính kiên định trong học tập đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của SV. Kiên định học tập thể hiện qua SV dành hết tâm trí và sức lực (cam kết), chịu đựng và hành động tích cực (kiểm soát) và đón nhận thay đổi (thử thách) trong quá trình học tập và sinh hoạt của mình tại trƣờng đại học (Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr. 11-12).

Tính kiên định giúp con ngƣời nâng năng suất, hiệu quả lao động và sức khỏe khi thực thi công việc. Tính kiên định cũng giúp con ngƣời biến đổi những căng thẳng trong cuộc sống, giúp chuyển đổi những vấn đề căng thẳng thành những vấn đề thông thƣờng khi phải quyết quyết, hoặc biến chúng thành cơ hội cho sự phát triển (Nguyễn Đình Thọ, 2010, tr. 11-12).

Trong môi trƣờng giáo dục đại học, SV gặp nhiều căng thẳng trong quá trình học tập và rèn luyện. Những SV có tính kiên định, sẽ kiểm soát đƣợc căng thẳng trong quá trình học tập của mình, giúp họ biến những căng thẳng thành thú vị trong quá trình học tập. Khi đó SV dễ dàng vƣợt qua đƣợc những áp lực trong học tập phải giải quyết nhƣ bài tập, dự án và bài thi trên lớp. Vì vậy, kiên định học tập ảnh hƣởng rất lớn đến KTTN của SV và đây là giả thuyết đƣợc đề nghị.

1.3.4. Ấn tƣợng về trƣờng học

Ấn tƣợng về thƣơng hiệu của sản phẩm hay của tổ chức là phản ánh cảm nhận của khách hàng về thƣơng hiệu đó (Aaker, 1996; Balmer & Greyser, 2006 - trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 329). Tƣơng tự nhƣ một đơn vị kinh doanh, trƣờng đại học là tổ chức cung cấp tri thức (dịch vụ) cho SV. Ấn tƣợng thƣơng hiệu trƣờng đại học đóng vai trò quan trọng đối với những đối tƣợng có liên quan, bao gồm: ngƣời sử dụng sản phẩm (nhà tuyển dụng), gia đình, SV, giảng viên. Đối với SV, ngƣời thụ hƣởng trực tiếp dịch vụ của trƣờng đại học, ấn tƣợng về trƣờng đại học sẽ là điểm cơ bản để họ nhận dạng về trƣờng đại học. Khi họ cảm nhận một trƣờng đại học có danh tiếng, họ có xu hƣớng tin rằng trƣờng đại học này có đội ngũ giảng viên có năng lực cao, đào tạo có chất lƣợng và họ sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, trƣờng đại học sẽ trang bị cho họ những hành trang cần thiết trong công việc sau này. Cảm nhận này cũng giúp họ củng cố niềm tin trong học tập (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr.329).

Vì vậy, trong ấn tƣợng về trƣờng đại học của SV thì năng lực giảng viên đƣợc sinh viên đánh giá cao. Vì vậy giả thuyết này đƣợc đề nghị:

1.3.5. Cạnh tranh trong học tập

Mối quan hệ giữa con ngƣời với nhau trong một xã hội là một mối quan hệ phức tạp và thay đổi theo thời gian và môi trƣờng. Các nhà tâm lý học đã thực hiện nhiều nghiên cứu để khám phá các mối quan hệ này và đề xuất khái niệm cạnh tranh cá nhân. Cạnh tranh cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã hội con ngƣời. Các nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con ngƣời muốn thành công trong cuộc sống và đạt đƣợc thành quả về vật chất cũng nhƣ tiếng tăm, họ cần phải làm việc cật lực, nghĩa là họ có định hƣớng cạnh tranh. Hay nói cách khác, cạnh tranh của các cá nhân là một quá trình xuất hiện trong hầu hết các xã hội. Tuy nhiên có nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về cạnh tranh cá nhân và nó có thể có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực (Kildea, 1983 – trích dẫn từ Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 330-331).

Một quan điểm khác về cạnh tranh đó là cạnh tranh thắng thế, là biểu hiện đặc tính của một cá nhân có nhu cầu là phải đạt đƣợc mục tiêu của mình bằng mọi giá trong cuộc sống. Quan điểm cạnh tranh thắng thế mang nhiều hàm ý tiêu cực của cạnh tranh và đó là kết quả của môi trƣờng sống quá đề cao tính cách cá nhân, thái độ

cạnh tranh nhƣ vậy là có hại cho xã hội. Ngƣời có quan điểm cạnh tranh này luôn luôn tách biệt cái tôi của mình với ngƣời khác trong xã hội. Họ cho rằng thành công của họ tách biệt với thành công của ngƣời khác trong xã hội. Hay nói cách khác, những ngƣời có thái độ cạnh tranh thắng thế luôn theo đuổi quan điểm "kẻ thắng, ngƣời thua" (Nguyễn Đình Thọ & ctg, 2009, tr. 330-331).

Một quan điểm khác về cạnh tranh cá nhân, đó là cạnh tranh phát triển. Cạnh tranh phát triển là cạnh tranh là để phát triển khả năng của mình. Cạnh tranh phát triển đem lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội. Khác với ngƣời có quan điểm cạnh tranh thắng thế, ngƣời có thái độ cạnh tranh phát triển có xu hƣớng là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những ngƣời khác. Hay nói cách khác, thành công của họ không thể tách biệt với thành công của ngƣời khác trong xã hội. Họ luôn luôn gắn liền với xã hội, thƣờng quan tâm đến những cảm xúc và quyền lợi của những ngƣời khác và có xu hƣớng hợp tác và đối xử với ngƣời khác trên tinh thần bình đẳng.

Cạnh tranh cá nhân trong quan hệ giữa các SV với nhau trong trƣờng đại học thƣờng mang tính chất cạnh tranh phát triển. SV vừa cạnh tranh và vừa hợp tác với nhau để có thể đạt đƣợc thành quả cao nhất trong học tập. SV cạnh tranh trong học tập, họ thƣờng sử dụng cạnh tranh nhƣ là đòn bẩy để tự phát triển khả năng của mình. Những SV này quan niệm là cá nhân họ không thể tách rời khỏi những SV khác trong lớp, họ luôn hợp tác với các thành viên khác trong lớp, trong học tập, làm việc khác họ luôn mang lại hiệu quả cao.

1.3.6. Phƣơng pháp học tập

Phƣơng pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (Đại học Massachusetts) đề xƣớng nhằm hƣớng dẫn SV, đặc biệt là SV năm thứ nhất, phƣơng pháp học tập có hiệu quả nhất. Đó là Phƣơng pháp POWER (đƣợc ghép bởi chữ cái) của 5 yếu tố: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink (lập kế hoạch học tập, tổ chức học tập, hoạt động học tập, đánh giá học tập, suy nghĩ lại) và cũng theo Trần Lan Anh (2009), phƣơng pháp học tập đƣợc biểu hiện ở các khía cạnh nhƣ sau:

a. Lập kế hoạch học tập

Lập kế hoạch học là một việc làm quan trọng bởi nó ảnh hƣởng đến hiệu suất và chất lƣợng học tập. Lập kế hoạch học tập bao gồm: tìm hiểu mục tiêu của môn học; chọn phƣơng pháp học phù hợp với môn học; chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp; sƣu

tầm tài liệu học tập cần thiết.

Học tập ở bậc đại học khác với ở bậc phổ thông. Ở đại học thƣờng không có kiểm tra, đánh giá hàng ngày. Do vậy, SV phải tự đặt kế hoạch học tập cho bản thân và phải tự giác thực hiện kế hoạch đó. Nếu SV thƣờng xuyên lập thời gian biểu cho việc học tập một cách khoa học thì kết quả học tập sẽ đạt hiệu quả cao. Nhiều SV khi bƣớc chân vào trƣờng đại học có tƣ tƣởng “xả hơi” và cho rằng mình có nhiều thời gian. Vì không bị kiểm tra thƣờng xuyên nên nảy sinh suy nghĩ “không học lúc này sẽ học lúc khác, đến khi thi học cũng không muộn”. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm, dẫn đến khi ôn thi học vội vàng, gấp rút sẽ khiến cho ngƣời học cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, vì không đủ thời gian vật chất để ôn tập kiến thức và kỹ năng, dẫn đến hậu quả “hiểu không sâu, nhớ không kỹ, không có khả năng áp dụng”, “học trƣớc quên sau” chƣa nói đến việc những kiến thức đã học khó có thể giúp SV áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Kiểu học nhồi nhét, vội vã đó còn gây ra tình trạng “ức chế tự vệ” dẫn đến nảy sinh tâm trạng chán ghét học tập ở SV. Kế hoạch học tập gồm các bƣớc:

Tìm hiểu về mục tiêu môn học trước khi học

Việc tìm hiểu mục tiêu môn học trƣớc khi học, sẽ giúp SV trở nên chủ động trong việc chuẩn bị tâm thế về lĩnh vực cần học, chuẩn bị tài liệu để giúp họ nhanh chóng vƣợt qua sự bỡ ngỡ ban đầu và có thể nắm bắt đƣợc kiến thức một cách tốt nhất và chắc chắn sẽ đạt kết quả cao.

Tìm ra phương pháp học tập phù hợp với từng môn học

Chủ động “xây dựng phƣơng pháp học tập phù hợp với môn học” đó là việc làm không thể thiếu đối với SV khi học ở bậc đại học. Mỗi môn học có những mục tiêu khác nhau. Sẽ là thiếu khoa học và hiệu quả khong cao nếu SV chỉ sử dụng một phƣơng pháp học duy nhất cho tất cả các môn học.

Tìm đọc tất cả những tài liệu do giáo viên hướng dẫn

Ngoài đọc giáo trình, SV còn phải đọc các tài liệu tham khảo mà giảng viên giới thiệu. Việc đọc thêm tài liệu tham khảo làm tăng khả năng lĩnh hội kiến thức có tính hệ thống, bổ sung thêm luận cứ, minh chứng cho luận điểm mà ta đã biết đồng thời phát hiện những quan điểm mới đối với vấn đề nghiên cứu. Chỉ nhƣ vậy SV mới đáp ứng mục tiêu, nắm vững nội dung môn học và mở mnag kiến thức.

Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

Chuẩn bị bài bao gồm ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới bằng cách đọc và nghiên cứu các nội dung sẽ đƣợc học trên giảng đƣờng trong các tài liệu đƣợc hƣớng

dẫn bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ đƣợc nghe giảng, điều này sẽ giúp cho SV dễ dàng nắm bắt trọng tâm và nhanh chóng đi sâu vào nội dung bài giảng mới đồng thời giúp SV sắp xếp lại nội dung bài giảng một cách hệ thống. Nếu SV tích cực chuẩn bị bài trƣớc khi đến lớp thì họ cũng sẽ tích cực nghe giảng và ghi chép bài theo cách hiểu của mình và hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học.

b. SV sử dụng thao tác tƣ duy (Hoạt động tự học)

Tƣ duy là một quá trình sinh lý tạo ra những khái niệm, nghĩa là sự phản ánh gắn liền với ngôn ngữ đã đƣợc khái quát hóa về các mối liên hệ khách quan. Theo He- Bớc Smit - Man, chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập để cải thiện tốc độ tƣ duy bằng cách tập thói quen thƣờng xuyên tóm tắt nhanh nội dung chủ yếu của vấn đề hoặc hiện tƣợng nào đó và đừng nên dừng lại quá lâu khi phát triển một ý nghĩ về vấn đề mà ta nhận thức là đúng rồi, ghi chép nhanh theo cách hiểu của mình.

Đối với học tập, thao tác tƣ duy đƣợc thể hiện ở những hành vi ghi chép bài theo cách hiểu của mình. Gạch dƣới những từ, những câu quan trọng trong tài liệu học để xác định nội dung quan trọng cần tìm hiểu và nắm vững trong khi tự học và so sánh với những vấn đề đã học với kinh nghiệm bản thân. Thao tác tƣ duy thể hiện ở các khía cạnh sau:

Ghi chép bài đầy đủ theo cách hiểu của mình

Ghi chép theo cách hiểu của mình nghĩa là SV phải biết cấu trúc lại những thông tin nhận đƣợc thì mới có khả năng hiểu sâu, nhớ lâu. Khi nghe giảng, SV cần chủ động ghi chép thông tin theo cách riêng của mình. Điều này, làm cho SV phải tập trung chú ý đến nội dung bài giảng mà còn chủ động trong tƣ duy.

Tóm tắt và tìm ra ý chính khi đọc tài liệu

Quá trình lĩnh hội hệ thống tri thức nhất định nào đó, con ngƣời tạo ra một nếp suy nghĩ logic và có đƣợc những kỹ năng trí tuệ. Những kỹ năng này ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn và trở thành một tiền đề bên trong cần thiết cho việc tiếp thu một hệ thống tri thức khác ở trình độ cao hơn. Những SV tích cực khi sử dụng thao tác tƣ duy thƣờng không tiếp thu một cách xuôi chiều, máy móc mà sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp, xem xét đối tƣợng nghiên cứu nhằm mục đích khám phá ra nội dung và những đặc điểm cơ bản của đối tƣợng. SV sử dụng thao tác tƣ duy trong quá trình đọc tài

liệu nhƣ tóm tắt và tìm ra những ý chính bằng cách “gạch dƣới những từ, những ý, những câu quan trọng”. Cách làm này sẽ giúp SV dễ dàng hệ thống hóa kiến thức và biến những kiến thức tài liệu thành kiến thức của mình và đó mới là bản chát của quá trình học.

Vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các bài tập, thực hành,...

SV chỉ thực sự lĩnh hội đƣợc tri thức khi SV có thể phân tích, khái quát tài liệu và rút ra những kết luận cần thiết, chuyển nhận thức từ hiện tƣợng sang bản chất. Tri thức và tƣ duy gắn bó nhƣ sản phẩm đi đôi với quá trình, tri thức đƣợc bộc lộ và phát triển trong tƣ duy. Dựa vào cái đã biết và nhờ tƣ duy SV phán đoán ra tri thức mới mà biểu hiện rõ nhất qua hành động so sánh vấn đề đã học với kinh nghiệm bản thân để tìm ra cái mới, tìm hiểu ý nghĩa của môn học với cuộc sống hàng ngày, tìm ví dụ minh họa hay rèn luyện các bài tập, thực hành để làm rõ nội dung môn học.

c. Hoạt động học tƣơng tác

Sự tƣơng tác giữa thầy và trò và giữa SV với nhau là điều kiện cần thiết để học sâu. Bằng những tƣơng tác có tổ chức, SV sẽ học đƣợc cách tự phát biểu, cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của ngƣời khác, đồng thời vẫn thể hiện đƣợc quan điểm riêng của mình. Chúng ta nghiên cứu những hành vi cụ thể sau:

Phát biểu xây dựng bài

SV tích cực phát biểu xây dựng bài trong giờ học là thể hiện sự say mê, thiết tha và chủ động tham gia vào quá trình khám phá tri thức, đồng thời thể hiện sự tƣơng tác giữa SV và giảng viên.

Việc SV có hăng hái phát biểu xây dựng bài hay không phụ thuộc không chỉ vào ý thức và sự ham mê học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của bản thân SV mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác.

Thảo luận, học nhóm

Kiến thức không chỉ thu nhận từ giảng viên, tự học mà còn từ bạn học. Vì vậy thảo luận và học nhóm giúp SV có thêm kiến thức và kỹ năng trong qus trình đào tạo.

d. Tự đánh giá kết quả một cách trung thực

Việc đánh giá kết quả của SV có nhiều cách, ngoài hệ thống đánh giá của nhà trƣờng, SV cần phải tự đánh giá bản thân thông qua việc thực hiện và tạo sản phẩm trong quá trình đào tạo nhƣ làm bài tập, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học…

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 28)