Giới thiệu tổng quan về trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 53)

6. Kết cấu luận văn:

3.1.Giới thiệu tổng quan về trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận đƣợc thành lập tháng 08/2007 trên cơ sở sát nhập Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Bình Thuận, Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tôn Đức Thắng và Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Bình Thuận.

Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Bình Thuận

Tiền thân là Trƣờng Trung học Sƣ phạm Bình Thuận. Năm 1992, tỉnh Thuận Hải đƣợc chia tách thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, trƣờng Trung học Sƣ phạm Bình Thuận đƣợc thành lập theo Quyết định số 298/QĐ-UBBT ngày 13/8/1992 của UBND tỉnh Bình Thuận, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận. Đến ngày 13/12/2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3519/QĐ-BGDĐT-TCCB nâng cấp trƣờng thành Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm, trực thuộc UBND tỉnh Bình Thuận. Địa điểm của trƣờng đặt tại 205 đƣờng Lê Lợi, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tôn Đức Thắng

Tiền thân là Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hƣớng nghiệp dạy nghề đƣợc thành lập vào ngày 13/8/1992. Ngày 01/9/2004, Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - Hƣớng nghiệp dạy nghề đƣợc nâng cấp thành Trƣờng Trung học Kinh tế - Kĩ thuật Tôn Đức Thắng theo Quyết định số 3817/QĐ-CTUBBT của UBND tỉnh Bình Thuận, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận. Địa điểm của trƣờng đặt tại 38 đƣờng Nguyễn Hội, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Bình Thuận

Tiền thân là Trung tâm Đào tạo - Bồi dƣỡng tại chức tỉnh Thuận Hải đƣợc thành lập theo Quyết định số 1091/QĐ-UB-TH ngày 21/10/1983 của UBND tỉnh Thuận Hải, trực thuộc UBND tỉnh Thuận Hải.

Năm 1992, tỉnh Thuận Hải đƣợc chia tách thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, Trung tâm Đào tạo - Bồi dƣỡng cán bộ tỉnh Bình Thuận đƣợc thành lập theo Quyết định số 256/QĐ-UB-BT ngày 30/7/1992 của UBND tỉnh Bình Thuận, trực thuộc UBND tỉnh Bình Thuận.

Năm 2001, hợp nhất với các cơ sở giáo dục-đào tạo khác trong tỉnh, Trung tâm đổi tên thành Trung tâm Giáo dục thƣờng xuyên tỉnh Bình Thuận theo Quyết định số 1836/QĐ-CTUBBT của UBND tỉnh Bình Thuận, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo

Bình Thuận. Địa điểm của trƣờng đặt tại 186 đƣờng Trần Hƣng Đạo, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Trƣờng Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận có nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn gồm các chuyên ngành chủ yếu là: sƣ phạm, văn hóa học, quản lý văn hóa, tin học, ngoại ngữ, văn thƣ lƣu trữ, Việt Nam học, thƣ viện thông tin, quản trị văn phòng, thƣ ký văn phòng, kế toán, du lịch, thời trang, cơ điện, nông – lâm - thủy sản; nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trƣờng Cao đẳng cộng đồng Bình Thuận trực thuộc UBND tỉnh Bình Thuận, chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Qua 5 năm phát triển và trƣởng thành Nhà trƣờng đã đào tạo hàng ngàn học sinh ra trƣờng và hiện đang công tác trong nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cả nƣớc.

Trong năm học 2012 – 2013 nhà trƣờng đào tạo hệ trung cấp gồm 13 ngành, hệ cao đẳng 11 ngành

Ngoài ra nhà trƣờng còn liên kết với các Trƣờng Cao đẳng, Đại học để đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học không chính qui.

Quy mô đào tạo trong năm học 2012 – 2013 gồm 3.541 học sinh, sinh viên hệ chính quy (Khoa Du Lịch – Văn Hóa: 1.010 HSSV, Khoa Ngoại Ngữ: 227 SV, Khoa Sƣ phạm 907 HSSV và Khoa Kinh tế KTCN: 1.397 HSSV) và hơn 2.000 sinh viên không chính qui. Nhà trƣờng có hơn 200 cán bộ cán bộ giáo viên cơ hữu trong đó có 140 giáo viên, giảng viên, còn lại là cán bộ, nhân viên, chuyên viên. 100% giáo viên, giảng viên có trình độ từ Đại học trở lên.

Nhà trƣờng có đầy đủ các phòng học lý thuyết phục vụ cho công tác đào tạo tại 3 cơ sở; cơ sở 1 nằm trên đƣờng Lê Lợi hƣớng ra bãi biển Đồi Dƣơng, cơ sở 2 nằm trên đƣờng Trần Hƣng Đạo và cơ sở 3 tọa lạc ở đƣờng Nguyễn Hội, đây là cơ sở có số phòng học và lƣợng học sinh sinh viên đông nhất.

3.1.2. Bối cảnh kinh tế xã hội và các chính sách liên quan đến nhà trƣờng 3.1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội 3.1.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

- Nƣớc ta tiếp tục quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 trở thành nƣớc Công nghiệp nhằm thay thế hoàn toàn nền sản xuất thủ công bằng nền sản xuất dựa trên cơ khí và cơ điện tử. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng Công nghiệp và dịch vụ.

Chủ động tích cực hội nhập Quốc tế và đã gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt.

Tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong đó có thị trƣờng sức lao động có sự đóng góp to lớn của giáo dục đào tạo.

3.1.2.2. Bối cảnh Ngành Giáo dục – Đào tạo

Ngành Giáo dục Đào tạo thực hiện chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2012 – 2020 với các mục tiêu: Phấn đấu đƣa nền Giáo dục nƣớc ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu so với các nƣớc trong khu vực, trở thành một nền giáo dục tiên tiến, khoa học, dân tộc đại chúng, làm nền tảng cho sự phát triển CNH, HĐH và phát triển bền vững đất nƣớc, thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, hƣớng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế. Nền giáo dục này phải đào tạo đƣợc những con ngƣời Việt Nam có năng lực tƣ duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có năng lực nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc và CNXH.

3.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi 3.1.3.1. Tầm nhìn 3.1.3.1. Tầm nhìn

Đến năm 2020 Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận sẽ trở thành một trong những trƣờng đại học có uy tín trong khu vực miền Trung, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng trong nhiều lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận phục vụ quá trình hội nhập quốc tế; trở thành một trung tâm học tập cộng đồng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và phát minh; một môi trƣờng giáo dục - đào tạo lành mạnh, năng động và thân thiện để làm việc và học tập.

3.1.3.2. Sứ mệnh

- Đảm bảo hệ thống giáo dục – đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp, đa phƣơng thức, chất lƣợng cao, đáp ứng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Thuận và các vùng lân cận.

- Tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi đối tƣợng, mọi lứa tuổi. Là nơi mọi thành viên trong cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động học tập lành mạnh và thân thiện, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp và cá nhân thông qua các hoạt động tƣ vấn và đào tạo nguồn nhân lực vì sự phát triển, phồn vinh của Bình Thuận và Việt Nam.

- Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn giáo dục và đào tạo trong mọi lĩnh vực cho cộng đồng .

- Kết hợp có hiệu quả giữa đào tạo và nghiên cứu. - Tổ chức sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực liên quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sứ mệnh của nhà trƣờng đƣợc đảm bảo thông qua các chƣơng trình giáo dục do ngân sách nhà nƣớc tài trợ và các nguồn lực khác tạo ra từ liên kết với các đối tác trong và ngoài nƣớc, các sáng kiến tổ chức các hoạt động, dịch vụ đào tạo và nghiên cứu trong Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận.

3.1.3.3. Giá trị cốt lõi

Khái quát: Điểm đến tin cậy để có cơ hội học tập và việc làm cho cộng đồng.

Học tập suốt đời

Nuôi dƣỡng niềm say mê học tập, học thƣờng xuyên, học suốt đời, cùng nhau chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, sáng tạo, đổi mới trong dạy học và trong các họat động của nhà trƣờng.

Ngƣời học là trung tâm

Học tập nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu của cộng đồng và xã hội luôn là mục tiêu hƣớng đến và là ƣu tiên hàng đầu của mọi hoạt động trong trƣờng.

Nâng cao chất lƣợng

- Đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả dạy và học đáp ứng yêu cầu xã hội.

- Tăng cƣờng các họat động dự báo, tƣ vấn, hỗ trợ nâng cao chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng.

- Xây dựng, duy trì và không ngừng phát triển hiệu quả hệ thống quản lý chất lƣợng.

Phát triển hợp tác

- Hợp tác trong trƣờng:

o Cán bộ, viên chức.

o Đội ngũ học sinh, sinh viên, học viên.

o Giữa các bộ phận: phòng, ban, khoa và trung tâm. - Hợp tác ngoài trƣờng:

o Với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc.

o Với các đối tác tạo nguồn lực cho nhà trƣờng trong mọi lĩnh vực. - Hợp tác giữa các lĩnh vực hoạt động:

o Đào tạo và nghiên cứu.

o Đào tạo và tƣ vấn.

o Giảng dạy và ứng dụng.

o Hỗ trợ giữa các ngành học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các họat động của nhà trƣờng.

Tất cả vì cộng đồng

- Là trƣờng học thân thiện cho mọi thành viên trong cộng đồng, nhất là các học sinh, sinh viên nữ, ngƣời dân tộc thiểu số.

- Đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ cho cộng đồng.

- Phát triển bền vững phục vụ tốt nhất cho cộng đồng. - Tôn vinh sự đa dạng của cộng đồng.

3.1.4. Bối cảnh phát triển nhà trƣờng 3.1.4.1. Thế mạnh 3.1.4.1. Thế mạnh

- Việc thành lập Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận nằm trong chủ trƣơng của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, trƣờng đã, đang và sẽ nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ thƣờng xuyên, kịp thời của UBND tỉnh và các sở, ngành hữu quan.

- Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận thừa hƣởng kinh nghiệm quý báu về quản lý, đào tạo của các đơn vị thành viên. Đồng thời mối quan hệ truyền thống của các đơn vị thành viên với các trƣờng đại học, cao đẳng cũng là một “điểm tựa” không thể thiếu để Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận tiếp tục triển khai các nhiệm vụ liên kết đào tạo trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ sự phát triển về sau.

- Bên cạnh đó, mối quan hệ đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm và sự nỗ lực không ngừng của một tập thể phần lớn là trẻ cũng tạo ra sức bật đáng kể cho sự phát triển lâu dài của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trƣờng tọa lạc tại một vị trí thuận lợi, ngay Thành phố Phan Thiết, đƣợc mệnh danh là thủ đô Resort của Việt Nam.

- Hàng năm, trƣờng cung cấp một nguồn nhân lực lớn về cho các khu Công nghiệp tại Bình Thuận và các vùng lân cận.

- Có sự gắn kết, liên hệ mật thiết giữa Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận với Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, các khu Công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận.

3.1.4.2. Hạn chế

- Ngày nay, nói đến giáo dục - đào tạo là nói đến yêu cầu hàng đầu “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Tuy Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu rõ quyết tâm nhƣng trên thực tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ hội tìm kiếm việc làm của học sinh sinh viên khi ra trƣờng và nhƣ vậy vô hình trung vừa làm giảm sức hút tuyển sinh hàng năm của nhà trƣờng, vừa gây khó khăn cho việc tổ chức thực tập nghề thƣờng xuyên và thực tập tốt nghiệp vì thiếu cơ sở.

- Nhiệm vụ chính của nhà trƣờng hiện nay cũng nhƣ những năm tiếp theo là đào tạo nghề. Về vấn đề này, trƣờng gặp một số khó khăn về đội ngũ: số giáo viên, giảng viên có học vị chủ yếu thuộc các môn khoa học cơ bản nhƣ vậy có nghĩa là thiếu một số giảng viên, giáo viên có thể dạy chuyên sâu ở môn số môn học, học phần có tính chuyên biệt nhƣng rất cần thiết trong việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng đặc thù để HSSV học nghề vào đời một cách vững chắc.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh của một đơn vị mới thành lập (trên cơ sở sáp nhập) tỏ ra yếu và bất cập cả về quy mô và tính giá trị thực tiễn của đề tài. Đây là một hạn chế gây trở ngại cho việc xây dựng thƣơng hiệu và xã hội hoá thu hút các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, tái đào tạo.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình và tài liệu chuyên sâu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học còn hạn chế, thiếu thốn và không đồng bộ. Đây sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chất lƣợng đào tạo không đồng bộ với quy mô đào tạo.

- Một hạn chế khác chính là thực trạng mất cân đối về đội ngũ giảng viện đang đặt ra khá gay gắt. Việc giải quyết thách thức này là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến con ngƣời, nhƣng giải quyết chậm, giải quyết không thích hợp sẽ gây khó khăn về sử dụng ngân sách trong bối cảnh hƣớng tới tự chủ về tài chính.

- Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận đƣợc thành lập vào ngày 30/8/2007 nhƣng chính thức đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ từ tháng 01/2008 nên chƣa có kinh nghiệm triển khai nhiệm vụ đặc thù của một trƣờng cộng đồng: đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu địa phƣơng. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà trƣờng chƣa đủ mạnh để

đi tắt đón đầu, chƣa đủ kinh nghiệm để có thể thƣờng xuyên xây dựng chƣơng trình linh hoạt dự báo phân luồng làm cơ sở cho tuyển sinh, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng.

3.1.4.3. Cơ hội

- Trong tƣơng lai mô hình trƣờng cao đẳng cộng đồng là một phƣơng hƣớng đƣợc Chính phủ khuyến khích: “Xây dựng đề án mở rộng mạng lưới các trường cao đẳng cộng đồng và xây dựng cơ chế chuyển tiếp đào tạo giữa trường này và trường đại học” (Báo cáo Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2000-2010, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc tại Hội nghị Hiệu trƣởng các trƣờng ĐH, CĐ ngày 10/5/2006 của Bộ GD&ĐT).

- Bình Thuận là tỉnh có cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó kinh tế “công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động” đƣợc tỉnh xác định là những lĩnh vực chủ đạo vào năm 2020. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội nói trên sẽ tạo ra cơ hội cho trƣờng trong việc mở rộng quy mô đào tạo, qua đó có điều kiện phát triển nhà trƣờng theo hƣớng đa cấp, đa ngành.

- Bên cạnh đó, Nghị quyết nói trên cũng xác định “Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục-đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học và đào tạo nghề, làm tốt công tác phân luồng, chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các trường đại học để mở các khoá đào tạo đại học một số

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 53)