6. Kết cấu luận văn:
3.1.5. Mục tiêu chiến lƣợc
3.1.5.1. Các mục tiêu tổng quát
Xây dựng Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận trong tƣơng lai là Trƣờng Đại học Bình Thuận trở thành một trung tâm:
- Đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, khoa học có trình độ đại học, cao đẳng, cán bộ kỹ thuật và công nhân có trình độ trung cấp, sơ cấp cho một số ngành kinh tế - xã hội mà địa phƣơng có tyềm năng, thế mạnh, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Bình Thuận và các vùng phụcận.
- Nghiên cứu, triển khai và thực hiện các chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.
- Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo nhân lực và chuyển giao tyến bộ khoa học và công nghệ cho tỉnh Bình Thuận và khu vực.
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng về học tập, bồi dƣỡng (dài hạn và ngắn hạn) nhằm nâng cao trình độ học vấn và cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật của cán bộ, công nhân viên chức và ngƣời lao động với chƣơng trình liên thông từ trình độ sơ cấp, trung cấp lên cao đẳng và đại học; làm trung tâm để xây dựng xã hội học tập cho cộng đồng dân cƣ trên địa bàn.
Mục tiêu tổng quát đƣợc cụ thể hóa thông qua các mục tiêu sau:
. Mục tiêu trung hạn: từ năm 2012 đến năm 2015
. Mục tiêu dài hạn: từ năm 2015 đến năm 2020.
3.1.5.2. Các mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu trung hạn:
Đến năm 2015, trong giai đoạn này, Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận nâng cấp trở thành Trƣờng Đại học Bình Thuận.
- Tiếp tục phát triển và hoàn chỉnh chƣơng trình đào tạo theo hƣớng đào tạo gắn với thực tế và đáp ứng theo yêu cầu của thực tế xã hội. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trƣơng của Thƣờng trực Tỉnh ủy (khóa XI) về lộ trình thành lập Trƣờng Đại học Bình Thuận, trƣờng ra sức tích lũy kinh nghiệm quản lý bậc đại học, ngân hàng mã ngành thông qua việc tham gia đồng quản lý Cơ sở đại học của Trƣờng Đại học Mở TP Hồ Chí Minh tại Bình Thuận.
- Thực hiện việc mở rộng quy mô đào tạo (bao gồm mở rộng ngành nghề đào tạo, số lƣợng tuyển sinh, loại hình đào tạo) trên cơ sở:
+ Bám sát nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Thuận và khu vực.
+ Đảm bảo chất lƣợng trong đào tạo.
+ Ƣu tyên phát triển các ngành mũi nhọn mang tính đột phá, đón đầu sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến.
- Thực hiện 4 bậc đào tạo: dạy nghề (ngắn hạn và trung cấp nghề), trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học (bao gồm đại học hệ vừa làm vừa học liên kết và đại học chính quy của Cơ sở đại học của Trƣờng Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
- Liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc trong công tác đào tạo nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao chất lƣợng đào tạo và đào tạo một số ngành chuyên sâu mà địa phƣơng đang có nhu cầu.
Quy mô đào tạo trong giai đoạn 2012-2015 là 9.000 học sinh, sinh viên, trong đó:
+ Chính quy: 6.000 học sinh, sinh viên + Không chính quy: 3.000 sinh viên
b. Mục tiêu dài hạn:
- Bên cạnh việc mở rộng quy mô đào tạo theo tiêu chí đã đề ra ở giai đoạn trƣớc, trong giai đoạn này, trƣờng tập trung đi sâu vào vấn đề chất lƣợng đào tạo theo tinh thần của Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02.11.2005 của Chính phủ về “Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020” nhằm phát triển số lƣợng đi đôi với đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động đào tạo đáp ứng tích cực yêu cầu về nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đáp ứng tích cực nhu cầu học tập của nhân dân. Các ngành đào tạo của nhà trƣờng đạt đƣợc chất lƣợng kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có một số ngành mũi nhọn đạt chất lƣợng tƣơng đƣơng với các trƣờng đại học lớn trong nƣớc.
Xây dựng một số ngành có chƣơng trình đào tạo tiếp cận và liên thông với chƣơng trình đào tạo quốc tế.
- Bậc đào tạo: Vẫn duy trì thực hiện 4 bậc đào tạo bao gồm dạy nghề (ngắn hạn và trung cấp nghề), trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Trong giai đoạn này, trƣờng mở rộng đào tạo sau đại học một số chuyên ngành.
Quy mô đào tạo trong giai đoạn này là 14.000 học sinh, sinh viên, trong đó: + Chính quy: 10.000 học sinh, sinh viên
+ Không chính quy: 4.000 sinh viên