Bối cảnh phát triển nhà trƣờng

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 57)

6. Kết cấu luận văn:

3.1.4.Bối cảnh phát triển nhà trƣờng

3.1.4.1. Thế mạnh

- Việc thành lập Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận nằm trong chủ trƣơng của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, trƣờng đã, đang và sẽ nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ thƣờng xuyên, kịp thời của UBND tỉnh và các sở, ngành hữu quan.

- Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận thừa hƣởng kinh nghiệm quý báu về quản lý, đào tạo của các đơn vị thành viên. Đồng thời mối quan hệ truyền thống của các đơn vị thành viên với các trƣờng đại học, cao đẳng cũng là một “điểm tựa” không thể thiếu để Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận tiếp tục triển khai các nhiệm vụ liên kết đào tạo trong giai đoạn trƣớc mắt cũng nhƣ sự phát triển về sau.

- Bên cạnh đó, mối quan hệ đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm và sự nỗ lực không ngừng của một tập thể phần lớn là trẻ cũng tạo ra sức bật đáng kể cho sự phát triển lâu dài của Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận.

- Trƣờng tọa lạc tại một vị trí thuận lợi, ngay Thành phố Phan Thiết, đƣợc mệnh danh là thủ đô Resort của Việt Nam.

- Hàng năm, trƣờng cung cấp một nguồn nhân lực lớn về cho các khu Công nghiệp tại Bình Thuận và các vùng lân cận.

- Có sự gắn kết, liên hệ mật thiết giữa Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận với Hiệp hội Du lịch Bình Thuận, các khu Công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận.

3.1.4.2. Hạn chế

- Ngày nay, nói đến giáo dục - đào tạo là nói đến yêu cầu hàng đầu “đào tạo theo nhu cầu xã hội”. Tuy Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu rõ quyết tâm nhƣng trên thực tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ hội tìm kiếm việc làm của học sinh sinh viên khi ra trƣờng và nhƣ vậy vô hình trung vừa làm giảm sức hút tuyển sinh hàng năm của nhà trƣờng, vừa gây khó khăn cho việc tổ chức thực tập nghề thƣờng xuyên và thực tập tốt nghiệp vì thiếu cơ sở.

- Nhiệm vụ chính của nhà trƣờng hiện nay cũng nhƣ những năm tiếp theo là đào tạo nghề. Về vấn đề này, trƣờng gặp một số khó khăn về đội ngũ: số giáo viên, giảng viên có học vị chủ yếu thuộc các môn khoa học cơ bản nhƣ vậy có nghĩa là thiếu một số giảng viên, giáo viên có thể dạy chuyên sâu ở môn số môn học, học phần có tính chuyên biệt nhƣng rất cần thiết trong việc trang bị kiến thức và hình thành kỹ năng đặc thù để HSSV học nghề vào đời một cách vững chắc.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh của một đơn vị mới thành lập (trên cơ sở sáp nhập) tỏ ra yếu và bất cập cả về quy mô và tính giá trị thực tiễn của đề tài. Đây là một hạn chế gây trở ngại cho việc xây dựng thƣơng hiệu và xã hội hoá thu hút các nguồn lực phục vụ cho công tác đào tạo, tái đào tạo.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình và tài liệu chuyên sâu phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học còn hạn chế, thiếu thốn và không đồng bộ. Đây sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến chất lƣợng đào tạo không đồng bộ với quy mô đào tạo.

- Một hạn chế khác chính là thực trạng mất cân đối về đội ngũ giảng viện đang đặt ra khá gay gắt. Việc giải quyết thách thức này là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến con ngƣời, nhƣng giải quyết chậm, giải quyết không thích hợp sẽ gây khó khăn về sử dụng ngân sách trong bối cảnh hƣớng tới tự chủ về tài chính.

- Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận đƣợc thành lập vào ngày 30/8/2007 nhƣng chính thức đi vào hoạt động, thực hiện nhiệm vụ từ tháng 01/2008 nên chƣa có kinh nghiệm triển khai nhiệm vụ đặc thù của một trƣờng cộng đồng: đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu địa phƣơng. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà trƣờng chƣa đủ mạnh để

đi tắt đón đầu, chƣa đủ kinh nghiệm để có thể thƣờng xuyên xây dựng chƣơng trình linh hoạt dự báo phân luồng làm cơ sở cho tuyển sinh, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng.

3.1.4.3. Cơ hội

- Trong tƣơng lai mô hình trƣờng cao đẳng cộng đồng là một phƣơng hƣớng đƣợc Chính phủ khuyến khích: “Xây dựng đề án mở rộng mạng lưới các trường cao đẳng cộng đồng và xây dựng cơ chế chuyển tiếp đào tạo giữa trường này và trường đại học” (Báo cáo Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2000-2010, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc tại Hội nghị Hiệu trƣởng các trƣờng ĐH, CĐ ngày 10/5/2006 của Bộ GD&ĐT).

- Bình Thuận là tỉnh có cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó kinh tế “công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động” đƣợc tỉnh xác định là những lĩnh vực chủ đạo vào năm 2020. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội nói trên sẽ tạo ra cơ hội cho trƣờng trong việc mở rộng quy mô đào tạo, qua đó có điều kiện phát triển nhà trƣờng theo hƣớng đa cấp, đa ngành.

- Bên cạnh đó, Nghị quyết nói trên cũng xác định “Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục-đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học và đào tạo nghề, làm tốt công tác phân luồng, chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các trường đại học để mở các khoá đào tạo đại học một số ngành tại tỉnh. Phấn đấu tạo bình quân hàng năm từ 15.000 – 16.000 lao động”. Đây chính là tyền đề, định hƣớng quan trọng để nhà trƣờng xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, đề ra những mục tiêu ngắn hạn và trung hạn về đào tạo nghề.

- Chính sách ƣu đãi cho giáo dục-đào tạo của tỉnh Bình Thuận khá mạnh, cởi mở: các đối tƣợng đƣợc miễn, giảm học phí đa dạng; nhiều đối tƣợng theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc chỉ đƣợc giảm 50% nhƣng ở tỉnh Bình Thuận thì đƣợc miễn. Quy định trên mở ra một cơ hội về thu hút nguồn tuyển sinh cho Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận.

- Bình Thuận là một trong số ít tỉnh, thành phố ban hành Đề án phát triển đội ngũ trí thức cao. Trong xu hƣớng phát triển của trƣờng, Đề án 100 của tỉnh chính là một cơ hội để nhà trƣờng phát triển đội ngũ đáp ứng nhu cầu đào tạo đa ngành, nhất là các nhóm ngành thuộc khối kinh tế, kỹ thuật-công nghệ.

- Về vị trí địa lý, Bình Thuận nằm giữa các trung tâm đào tạo lớn nhƣ: phía nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai; phía tây là Lâm Đồng; phía bắc là Khánh

Hoà. Nếu không có giải pháp, kế hoạch phát triển toàn diện, phù hợp, từng bƣớc tạo dựng và khẳng định thƣơng hiệu thì nhà trƣờng sẽ còn 02 lợi thế cạnh tranh là khoảng cách gần và học phí rẻ.

- Nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của tầng lớp thanh niên của Tỉnh Bình Thuận ngày càng gia tăng tạo đƣợc nguồn đầu vào lớn cho các trƣờng chuyên nghiệp.

- Nhu cầu việc làm ngày càng tăng trong ngành Du lịch, May, Chế biến. Đây là một số ngành đƣợc các doanh nghiệp, công ty trong tỉnh đặt hàng đào tạo và kinh phí do các doanh nghiệp chi trả.

- Kế thừa các chƣơng trình giáo dục của các nƣớc trên thế giới, hợp tác quốc tế về đào tạo: giảng dạy, thực tập, trao đổi sinh viên, …

3.1.4.4. Thách thức

- Các cơ sở đào tạo ra đời trong thời gian gần đây và thời gian tới đặt nhà trƣờng vào thế cạnh tranh gay gắt. Là một cơ sở công lập, với cơ chế hiện nay, Trƣờng Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận hầu nhƣ không có điều kiện sử dụng kinh phí để quảng bá tuyển sinh, giao dịch vốn là cách làm phổ biến hiện nay.

- Chất lƣợng đầu vào thấp: Điều này tất nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của “sản phẩm” đƣợc đào tạo. Chính vì nhận thức đó là một thách thức quan trọng nên nhà trƣờng phải sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, để có thể cung ứng những sản phẩm phù hợp với nhu cầu xã hội và có khả năng phát triển liên tục trong tƣơng lai.

- Chi phí đào tạo tăng liên tục: Học phí cao so với thu nhập trung bình của phần đông gia đình có con em đi học nhƣng lại rất thấp so với chi phí đào tạo một sinh viên trong suốt quá trình đào tạo ở nhà trƣờng đặc biệt nếu muốn đào tạo trong môi trƣờng đạt chuẩn. Nghịch lý này rất khó xử lý nếu không có những đổi mới trong tƣ duy và trong vận dụng vào thực tế nhằm giúp cho phụ huynh của những gia đình khó khăn có con em đang học trong suốt những năm ngồi trên giảng đƣờng và đây cần đƣợc coi là một thách thức trong suốt quá trình đào tạo của trƣờng.

- Cơ chế quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là cơ chế quản lý cấp vĩ mô còn nhiều bất cập, chƣa thông thoáng, tạo ra những rào cản cho sự phát triển chung của các Trƣờng

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 57)