Năng lực giảng viên:

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 26)

6. Kết cấu luận văn:

1.3.2. Năng lực giảng viên:

Có rất nhiều quan điểm về năng lực giảng viên và những biểu hiện của nó trong thực tế. Do vậy, chƣa có một quan điểm thống nhất về năng lực giảng viên. Tuy nhiên số đông các nhà nghiên cứu cho rằng năng lực giảng viên là một khái niệm đa hƣớng bao gồm nhiều thành phần. Vấn đề khác biệt là nội dung và số lƣợng các thành phần tạo nên năng lực giảng viên.

Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con ngƣời, đáp ứng những yêu cầu hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt đƣợc những kết quả cao. Năng lực đƣợc cấu thành bởi ba thành tố: tri thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ hành nghề. Ba thành tố này gắn kết với nhau trong một con ngƣời tạo ra năng lực nghề nghiệp.

Hoạt động của giảng viên trong trƣờng cao đẳng, đại học cũng nhƣ bất kỳ một công việc chuyên môn nào khác, chịu áp lực của hai loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể. Giảng viên là ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đƣợc xã hội, nhà trƣờng, sinh viên tôn vinh và kính trọng, đƣợc cơ sở giáo dục tạo mọi điều kiện để họ học tập, tu dƣỡng và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Mặt khác, xã hội, nhà trƣờng, sinh viên cũng đòi hỏi giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm toàn ý với công việc của họ. Chính vì vậy việc đánh giá giảng viên cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trƣờng.

Có thể nêu ra kết quả nghiên cứu của một số tác giả về thành phần của năng lực giảng viên. Cụ thể: Braskamp & Ory (1994) chỉ ra có 06 thành phần, bao gồm: tổ chức và hoạch định môn học, kỹ năng truyền đạt, sự tƣơng tác và hòa hợp giữa ngƣời dạy và ngƣời học, mức độ khó khăn và quá tải của môn học, kiểm tra và đánh giá, và khả năng tự học của sinh viên. Marsh (1994) nêu ra 09 thành phần trong yếu tố năng lực giảng viên, bao gồm: giá trị, nhiệt huyết, tổ chức, tƣơng tác nhóm, hài hòa giữa các thành viên, mức độ bao phủ chƣơng trình môn học, kiểm tra và đánh giá, bài tập, mức độ quá tải. Tác giả Ginns & ctg (2007) lại đánh giá năng lực giảng viên thông qua cảm nhận về chất lƣợng của việc giảng dạy. Đánh giá này thông qua 06 thành phần, bao

gồm: giảng dạy tốt, mục tiêu và chuẩn mực rõ ràng, đánh giá phù hợp, mức độ quá tải phù hợp, kỹ năng tổng quát nhận đƣợc, mức độ thỏa mãn của sinh viên. Abrantes & ctg (2007) thì chỉ ra 04 thành phần để đánh giá năng lực giảng viên, đó là: tƣơng tác giữa sinh viên và giảng viên, đáp ứng của giảng viên, tổ chức môn học, mức độ thích thú và qua tâm của giảng viên đối với môn học.

Theo kết quả của nhiều cuộc điều tra nghiên cứu các trƣờng đại học, nhất là các đại học nghiên cứu là nơi giao thoa của ba chức năng: đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội (Education - Research - Service). Theo đó, các thành viên trong mỗi nhà trƣờng đại học, sẽ đƣợc đánh giá dựa vào sự đóng góp của họ trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, và phục vụ xã hội. Lĩnh vực giảng dạy bao gồm thành tích trong giảng dạy, số lƣợng và chất lƣợng giảng dạy, hiệu quả trong giảng dạy và tham gia vào đánh giá và phát triển chƣơng trình đào tạo, tài liệu học tập. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố, số lƣợng sách và tài liệu tham khảo đƣợc xuất bản/sử dụng, tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia các hội nghị/hội thảo. Lĩnh vực phục vụ xã hội, cộng đồng bao gồm tham gia đóng góp để phát triển nhà trƣờng và cộng đồng, tham gia vào các Hội đồng chuyên môn và phục vụ xã hội/cộng đồng.

Những kết quả trên đây cho thấy có nhiều trùng lặp về mặt khái niệm. Nhƣ mức độ thích thú của sinh viên có thể là kết quả của năng lực giảng viên hơn là một thành phần của năng lực giảng viên. Khả năng tự học của sinh viên có thể do đặc điểm cá nhân hoặc là kết quả của khả năng giảng dạy. Nhƣ vậy những thành phần trên đây có thể dùng để đánh giá của sinh viên về chất lƣợng giảng dạy trong đó bao gồm năng lực của giảng viên. Vì vậy trong đề tài luận văn, nghiên cứu về năng lực giảng viên đƣợc xây dựng gồm 03 thành phần chính. Thứ nhất là nghiên cứu kỹ năng giảng dạy của giảng viên, bao gồm: kiến thức của giảng viên về môn học, khả năng truyền đạt và mức độ đầu tƣ của giảng viên cho môn học. Thứ hai là nghiên cứu: cách thức giảng viên tổ chức môn học. Thứ ba nghiên cứu về sự tƣơng tác giữa giảng viên với sinh viên và giữa sinh viên với nhau.

Năng lực giảng viên đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập vì năng lực này giúp sinh viên nắm bắt đƣợc mục tiêu và kỳ vọng của môn học, giúp sinh viên hiểu hết đƣợc giá trị và lợi ích của việc học tập của họ. Từ đó sẽ làm gia tăng sự thích thú của sinh viên trong quá trình học tập, nghĩa là làm gia tăng kiến thức thu nhập của họ. Vì vậy các giả thuyết sau đƣợc đề nghị:

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức thu nhận của sinh viên trường cao đẳng cộng đồng bình thuận (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)