Giọng điệu

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam (Trang 108)

6. Cấu trúc của Luận văn:

3.3.2. Giọng điệu

Giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa nhất trong thi pháp cũng như trong phong cách nhà văn. Tìm hiểu tác phẩm văn chương mà bỏ quên giọng điệu, tức là tước đi các phần quan trọng tạo nên

bản sắc độc đáo của tác phẩm. Bởi vì giọng điệu không chỉ là vấn đề phong cách mà còn là yếu tố quan trọng, tạo nên tư tưởng tình cảm của tác phẩm. Nhà văn, nhà thơ trước khi bắt tay vào viết phải bắt đầu từ “khúc ca bên trong” như cách nói của Lamartine, phải chọn được một giọng điệu từ “tâm trạng mang màu sắc nhạc tính” như M.Arnaudov quan niệm:

"Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thâm sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm" [21;134].

Dấu ấn chủ quan của nhà văn in đậm qua thế giới nghệ thuật của các tác phẩm. Thực tế cho thấy cùng một hiện thực phản ánh nhưng mỗi nhà văn lại có cách nhìn hiện thực và lý giải hiện thực theo những chiều hướng tư tưởng và quan niệm thẩm mỹ khác nhau, tạo nên những nét riêng độc đáo về phong cách. Turghênev cũng đánh giá cao sự sáng tạo của nhà văn: “Cái quan trọng trong tài năng văn học mà tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì một tài năng nào là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói riêng của mình. Đúng thế cái quan trọng là tiếng nói của mình, cái quan trọng là cái giọng điệu riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác” [1;90].

Cuộc sống thanh bạch và tâm hồn đa cảm đã đi vào những trang văn Thạch Lam, tạo cho ông một văn phong và cốt cách riêng biệt. Đọc tác phẩm của ông, người ta thấy cái nhẹ nhàng lặng lẽ từ cuộc sống đã chuyển thành giọng kể nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng trong văn của ông. Ai đó đã nhận xét Thạch Lam nhẹ nhàng từ cử chỉ, tiếng nói, từ câu nói, bước đi giống như các nhân vật trong truyện. Nguyễn Trường Giang - người con thứ ba của Thạch Lam đã nhận xét như vậy về cha mình: “Ông yêu văn chương cũng thầm lặng và nhẹ nhàng như ông viết” [62;15].

Thạch Lam đã đưa vào trong tác phẩm của mình giọng điệu riêng khó lẫn: giọng thủ thỉ tâm tình và giàu sức gợi.

Người ta nhận ra trong Chí Phèo, Đời thừa, Trăng Sáng là giọng của Nam Cao gân guốc, sắc lạnh mà đằm thắm trữ tình. Người ta gặp giọng Ngô Tất Tố “mạnh mẽ sôi nổi” trong những trang tiểu thuyết Tắt đèn. Còn những tập truyện Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc có giọng

điệu dịu dàng, nhỏ nhẹ, êm đềm như những câu thơ của Thạch Lam.

Sức gợi trong văn Thạch Lam còn được tạo bởi lối viết luôn tác động vào trực giác của người đọc. Bằng giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ, Thạch Lam đã khơi gợi những rung cảm tự nhiên ở người đọc vào những trang văn của mình. Xin hãy nghe Thạch Lam mở mục quà Hà Nội bằng một giọng điệu tha thiết: “Qùa Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút “quà Hà Nội” là của mong đợi, và tỏ được lòng quý hoá của người cho …Nếu chúng ta về các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng Nam Định nữa, chúng ta mới biết quà Hà Nội có vị ngon là chừng nào! Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, cũng chả ấy, bún ấy, thế mà sao bún chả Hà Nội ngon và đậm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi”, “Này đây mới là quà chính tông: bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh Trì mỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn đậm vì chút mỡ hành …” (Hà Nội băm sáu phố phường).

Viết về những thân phận người bấp bênh trong xã hội cũ, nhưng không vì thế mà văn chương Thạch Lam nhuốm màu tuyệt vọng, những trang truyện của Thạch Lam dẫu viết về cái chết, cái tàn cái lụi vẫn ngân lên một chất thơ kì diệu…Trong giọng văn vẫn sóng sánh niềm xúc động, sẻ chia, giọng của sự đồng cảm, của niềm yêu thương chở che và nâng đỡ

cách gọi tên: Liên, Tâm, Sinh … hoặc bằng cách gọi trừu mến: mẹ Lê, chàng, nàng …. “Thạch Lam đã rất đồng cảm với người lao động và dường như cao hơn còn là sự hoà nhập vào dòng người khốn khổ ấy. Nhân vật Thạch Lam luôn có một cái tên rất nhẹ, vần không hoặc vần bằng như chính con người và tình cảm trong suốt, dịu dàng mỏng manh của họ vậy” (Hà Văn Đức). Giọng văn cứ nhẹ nhàng thủ thỉ như sẻ chia như thấu hiểu, giọng văn của một người giàu cảm xúc tinh tế, nhạy cảm, một ngòi bút đẫm chất trữ tình.

Cái giọng điệu thủ thỉ, tâm tình và giàu sức gợi ấy đã làm nên những trang truyện Thạch Lam như những trang thơ mà đượm buồn. Cái giọng ấy đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật rất riêng của Thạch Lam.

Viết về cuộc đời bình dân nghèo đói - đó là cảm hứng của các nhà văn

Tự lực văn đoàn và các nhà văn hiện thực. Một trong tôn chỉ sáng tác của Tự lực văn đoàn là “hướng về bình dân, không vương giả” nên các nhà văn

như Nhất Linh, Khải Hưng, Hoàng Đạo…hết sức tuân theo chủ nghĩa bình dân. Họ tìm về nơi thôn dã mà sáng tác. Nhân vật của họ là những cô thiếu nữ thơ ngây mà xinh đẹp, dường như sống chỉ để mà yêu. Cảnh vật của họ chỉ là “lũy tre làng”, những nếp rạ thanh bình với làn khói lam chiều êm ả. Họ cố tuân thủ theo chủ nghĩa bình dân, nhưng đó là thứ “bình dân” được nói cao giọng, được hô hào, kêu gọi bằng thái độ của người từ trên nhìn xuống, ở ngoài nhìn vào xót thương và cứu vớt chứ chưa có sự đồng cảm sẻ chia. Họ thấy những cô thôn nữ thơ ngây mà chưa thấy những cảnh làm việc tối tăm mặt mũi. Họ say những nếp khói lam chiều mà không biết trong bếp người ta nấu gì, đất sét khô [Làm mõ - Ngô Tất Tố] hay chỉ vài dãi khoai [Tắt đèn - Ngô Tất Tố]. Thạch Lam tuân theo chủ nghĩa bình dân, nhưng hai chữ “bình dân” ấy không trôi nổi, hời hợt như những áng phù vân mà lúc nào cũng ấm áp hơi thở cuộc đời. Thạch Lam không hề cao

giọng, rất lặng lẽ, khiêm nhường, ông đến với cuộc sống của kiếp nghèo đói bằng niềm thương cảm chân thành, sự thấu hiểu sâu sắc. Vì thế, truyện Thạch Lam là bài thơ trữ tình đượm buồn, mà ở đó ta luôn thấy nghẹn ngào

chút lệ thầm kín của tình thương (Thế Lữ). Giọng văn Thạch Lam buồn,

nhẹ nhàng mà tha thiết yêu thương.

Giọng điệu văn chương của Thạch Lam được thể hiện ngay từ cảm hứng sáng tác. Cảm hứng sáng tác của Thạch Lam bắt nguồn từ những cuộc đời bình dân nghèo khó. Vì thế trong truyện Thạch Lam, câu chữ cứ mang một giọng buồn, day dứt, nó gợi niềm xót xa thương cảm về số phận bấp bênh của con người dưới xã hội cũ. Một nỗi buồn man mác nhè nhẹ phủ lên và thấm vào đời sống của các nhân vật, nỗi buồn xa xôi, nỗi buồn mơ hồ. Một cô hàng xén, một cô Liên, một cô Dung… sống buồn bã trong gia đình và cả ở xã hội. Một đứa trẻ cố thức đêm chỉ để nhìn ánh sáng đèn của chuyến tàu đêm với hy vọng được nhìn thấy cảnh náo nhiệt ở sân ga. Thạch Lam gieo vào lòng người đọc sự xót xa, thương cảm cho những kiếp người nhọc nhằn, nghèo khó.

Liên và Huệ trong Tối ba mươi là những người làm cái nghề dưới đáy cùng của xã hội. Những ngày Lễ – Tết hai cô vẫn nhớ tới quê hương làng xóm với một mái nhà yên ấm, nhớ tới ông bà tổ tiên cùng tuổi thơ trong sáng của mình. Cao hơn nữa là một niềm tiếc hận, khổ đau cho thân phận. Nhà văn miêu tả bằng một giọng điệu đầy chua xót: “… những giọt nước mắt chảy tràn mi, nàng không giữ được; Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn khắp người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường”

(Tối ba mươi).

Miêu tả cái chết của mẹ Lê, giọng văn Thạch Lam bỗng trùng xuống gợi cảm giác đau xót thương cảm:

“… bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà Bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá cứ có người mướn làm thì cũng không đến nỗi bác nhớ lại những buổi khó khăn đi làm, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét…

… Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác, tinh nghịch của cậu Phúc, con chó Tây nhe nanh chồm lên…” (Nhà mẹ Lê).

Cuộc đời của mẹ Lê dường như chỉ được gói gọn trong chữ nghèo hèn để rồi đã chuốc lấy bất hạnh. Bất hạnh cho bác và bất hạnh cho những đứa trẻ mồ côi. Cuộc đời chúng rồi sẽ ra sao, chúng sẽ đi về đâu khi bên mình không có mẹ, lại tay trắng? Nỗi buồn đau dường như được nén lại rồi toả ra, nén lại trong lòng tác giả để rồi toả ra âm điệu buồn chua xót cho người đọc suốt cả câu chuyện.

Kết thúc truyện Một đời người, giọng điệu buồn man mác lan toả

trong lòng người đọc trước tuơng lai mù mịt của Liên: “Ngày nọ nối tiếp ngày kia, Liên phải chịu cái đời khổ sở đau đớn mọi ngày. Cái mộng cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rầu coi như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bầy trong tủ kính cửa hàng, những vật quý giá mà tưởng không bao giờ có thể về nàng được” (Một đời người).

Trong truyện Đói, tác giả diễn tả cảnh đớn đau, cơ cực của Sinh khi

cơn gió đi qua trong cơn đói bằng một giọng văn nửa như mơ hồ, nửa như không nhớ rõ thực hay mơ:

“Một cơn gió hắt hiu thổi đến làm cho chàng rùng mình. Bỗng nhiên tất cả người chàng chuyển động: chàng vừa thoáng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mà mỡ còn dính ở tay.

Cơn đói lại sôi nổi dậy như cào xé ruột gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn quên đi, nhưng không được, cái cảm giác đói đã lẩn khắp cả người như nước triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi béo ngậy của miếng thịt ướp, mùi thơm của chiếc bánh vàng. Mũi Sinh tự nhiên nở ra, hít mạnh vào, cái mùi thơm thấu tận ruột, gan, như thấm nhuần vào xương tuỷ” (Đói).

Giọng văn Thạch Lam mang một nỗi buồn khe khẽ, vơ vẩn mơ hồ của một cô bé trong cảnh chiều tàn nơi phố huyện: “Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” (Hai đứa trẻ)

Thế giới nhân vật của Thạch Lam không đông đúc, chỉ là một vài người, họ lặng lẽ đi lại như một cái bóng. Giọng buồn không chỉ thấm đẫm ở những tác phẩm nhà văn viết về chốn thôn quê, ngay cả khi viết về cuộc sống nơi phố huyện, truyện của ông cũng đượm một nỗi buồn như thế.

Viết về những thân phận người bấp bênh trong xã hội cũ, nhưng không vì thế mà văn chương Thạch Lam nhuốm màu tuyệt vọng, những trang truyện của Thạch Lam dẫu viết về cái chết, cái tàn cái lụi vẫn ngân lên một chất thơ kì diệu…Trong giọng văn vẫn sóng sánh niềm xúc động, sẻ chia, giọng của sự đồng cảm, của niềm yêu thương chở che và nâng đỡ con người.

lạnh lùng, khinh bạc, thì Thạch Lam nâng niu trân trọng gọi Liên là chị, gọi mẹ Lê là mẹ, gọi Liên - cô hàng xén là nàng. Tên các nhân vật trong truyện

Thạch Lam cũng thật nhẹ nhàng: là Liên, Anh, Huệ, Bình…Những tên toàn thanh bằng dịu dàng mà thơ biết mấy. Cách xưng hô và đặt tên nhân vật như thế khiến cho những trang văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà nồng ấm nghĩa tình.

Thạch Lam với trái tim mẫn cảm và giàu niềm yêu thương, đã nhập hòa, đi sâu vào tâm hồn các nhân vật bé nhỏ của mình để phát hiện ra trong tâm hồn hai đứa trẻ vẫn xanh màu khát khao hy vọng đổi thay cuộc sống, trong ước vọng của hai cô gái nhà xăm vẫn mơ về sự ấm êm sum họp gia đình trong tối ba mươi, trong tâm tình của Liên - cô hàng xén vẫn nguyện chung thủy tình thương với cha mẹ, các em, với người chồng nghèo…

Nhà văn với giọng diệu này đã khái quát lên cả một bức tranh hiện thực xã hội đương thời. Tại đó những kiếp người luôn phải sống mỏi mòn, nhọc nhằn, vô vọng… Điều này cho thấy sự kết nối xuyên suốt trong cảm hứng sáng tạo của Thạch Lam. Trong bất cứ thể loại nào, ngòi bút của ông cũng nghiêng về phía những con người nhỏ bé bằng một giọng văn đầy lòng trắc ẩn, cho thấy được những cuộc sống tù đọng, bế tắc của cả đời người. Ngay cả những người lầm lỡ trong chốn bùn lầy của xã hội ông cũng miêu tả họ bằng giọng văn xót xa, buồn chứ không chì chiết, khinh rẻ. Ông còn tìm sâu trong tâm can họ những nét đẹp còn tiềm ẩn trong bản chất của họ.

Tóm lại, giọng văn Thạch Lam là điệu tâm hồn, nét tính cách của nhà văn kết hợp với tấm lòng cảm thông đầy nhân ái trước những cảnh đời bất hạnh. Thạch Lam đã tạo ra cho tác phẩm của mình một giọng điệu không lẫn với bất cứ ai: giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình gợi mở, khơi sâu vào nội tâm và cảm giác. Vì vậy, văn Thạch Lam vừa giản dị, trong sáng, vừa gợi lên một nỗi buồn man mác “Nỗi buồn in đậm trên trang văn Thạch Lam, khắc khoải ở chỗ này, bàng bạc ở chỗ khác, trở thành một khí quyển tâm trạng bao phủ những cảnh đời mà nhà văn dẫn ta vào” [1; 238].

KẾT LUẬN

Văn chương nghệ thuật luôn đem đến cho người đọc sự rung cảm thẩm mỹ. Đọc những sáng tác của Thạch Lam, chúng ta được sống lại với những miền kí ức sâu thẳm, được trở về với cội nguồn của cuộc sống đó là quê hương, gia đình, tuổi thơ, là những nguời yêu dấu. Làm nên sức lay động tâm hồn người đọc là bởi cái chất thơ, yếu tố trữ tình, cảm xúc trong văn xuôi của ông.

Truyện của Thạch Lam về nội dung rất đơn giản, truyện không có cốt truyện, không có cả chân dung và tính cách mà chỉ là để diễn tả một tâm trạng hay một trạng thái tinh thần nào đó. Chính từ đặc điểm này, truyện của Thạch Lam chủ yếu là đi sâu vào những biến cố tâm lý, những

tình huống tâm trạng. Đó là những khoảnh khắc bất ngờ, những xung động,

biến thái của tinh thần, của cảm xúc nhân vật... Điều đó có khả năng khơi

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)