Khái niệm cốt truyện

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam (Trang 41)

6. Cấu trúc của Luận văn:

2.1.1. Khái niệm cốt truyện

Vấn đề cốt truyện trong truyện kể từ lâu đã được ngành Tự sự học coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đích thực của tác phẩm văn xuôi, một mắt xích quan trọng tạo nên kết cấu tác phẩm tự sự. Vậy, cốt truyện là yếu tố quan trọng của tác phẩm tự sự. Theo định nghĩa truyền thống, đó là tất cả các hành động, biến cố được phát triển trong tiến trình kể chuyện. Khi thuật lại một truyện, ta có thể kể lại các biến cố ấy theo một trình tự lôgíc có thể hiểu được. Khi phân tích các thành phần của một cốt truyện người ta thường chỉ ra các thành phần: phần mở đầu- chỉ ra trạng thái, quan hệ chuẩn bị vào truyện; phần thắt nút- chỉ ra sự gặp gỡ, xung đột tạo thành một quan hệ có khả năng phát triển tiếp; phần phát triển chỉ ra mọi bước thăng trầm của nhân vật và quan hệ của chúng theo nguyên tắc nhân quả, liên tục. Phần mở nút, xung đột được giải quyết, bước ngoặt được thực hiện, câu chuyện không có gì để phát triển nữa và tự chấm dứt.

Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, cốt truyện có vai trò hết sức quan trọng. Văn học phương Tây trước thế kỷ 18, cũng như văn học trung đại Việt Nam đã coi cốt truyện là yếu tố đặc biệt quan trọng, là nơi xuất phát và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn sáng tác là sáng tác cốt truyện và người thưởng thức chủ yếu là thưởng thức cốt truyện. Nhà văn chưa thể sáng tác được nếu chưa có được một cốt truyện hấp dẫn. Ở đây cốt truyện quy định và chi phối tính cách. Nhà văn chưa xây dựng được tính cách có sự phát triển hợp với logic đời sống mà chỉ dùng nó để triển khai cho hệ thống biến cố của tác phẩm.

Còn trong văn học hiện đại, cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính cách, cốt truyện được sử dụng để triển khai các tính cách. Trong Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Tô Hoài viết: “Một sáng tác mà ta có thể thêm

vào hay bớt ra bao nhiêu cũng được là một sáng tác hỏng. Vì không thể nào kiểm tra chặt chẽ được khi vị trí của nhân vật đã phải rút xuống hàng dưới của cốt truyện, chỉ có nhân vật mới kiểm tra được cốt truyện, nhân vật mới có quyền phân phối ý chính, ý phụ”. Còn Phêđin phát biểu: “Trong việc xác định cốt truyện nên xuất phát từ tính cách. Các nhân vật tạo ra cốt truyện chứ không phục tùng cốt truyện”.

Như vậy trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn cố gắng xây dựng những cốt truyện chân thực và hấp dẫn đồng thời thể hiện được chiều sâu tâm lý của tính cách nhân vật.

Những sáng tác của các nhà văn cùng thời Thạch Lam đã thể hiện được quan niệm và xu hướng ấy. Những truyện của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan diễn ra với các chi tiết sự kiện dày đặc bộn bề giúp người đọc bị cuốn hút và nhận thức về một bức tranh hiện thực đời sống phức tạp, đen tối và ngột ngạt.

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)