6. Cấu trúc của Luận văn:
3.2.1. Khái lược thời gian nghệ thuật
Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là phạm trù
của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Thời gian và không gian nghệ thuật không tách rời nhau, vì người ta có thể xem xét một cách tổng hợp qua phạm trù không - thời gian.
Thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận bằng tâm lý mang ý
nghĩa thẩm mỹ, nên nó khác với thời gian khách quan đo bằng lịch và đồng hồ, nó có thể đảo ngược, từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ; có thể cảm thấy tháng năm như chốc lát: “vó câu qua cửa sổ”, lại có thể cảm thấy thời gian như ngừng trôi.
Trong tác phẩm nghệ thuật, thời gian tự nhiên (vật lý) không trùng khít với thời gian nghệ thuật, điều đó cho thấy thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người. Vả lại ý thức về thời gian là ý thức về sự tồn tại của con người. Phát hiện thời gian giúp người ta
nhận thức sâu sắc hơn về con người và cuộc sống. Do vậy khi xem xét thời gian nghệ thuật thì điều quan trọng không phải là cách biểu thị về thời gian mà chính là quan niệm, cách biểu thị thời gian của tác giả. Trong các tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật có những hình thức biểu hiện khác nhau.
Thời gian sự kiện - thời gian cốt truyện: là chuỗi liên tục các sự kiện
trong quan hệ liên tục trước sau, nhân quả. Thời gian sự kiện có thể được tính theo độ dài thời gian mà nó diễn ra. Ví dụ thời gian sự kiện - cốt truyện của tiểu thuyết Ulysee của Joyce có độ dài thời gian là một ngày; Chuông
nguyện hồn ai của Hê - minh-uê, thời gian sự kiện là 3 ngày hai đêm; vụ án
của Kafka là một năm; Truyện Kiều của Nguyễn Du là 15 năm; Chí Phèo của Nam Cao là cả cuộc đời Chí Phèo… Ở hình thức thời gian này, thời gian gắn liền với chuỗi sự kiện, được tính bằng bản thân sự kiện và tính liên tục của sự kiện. Thời gian kể gần như trùng khít với thời gian của sự kiện được kể. Tất cả chỉ là một hiện tại kéo dài, khi sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết.
Thời gian tâm trạng diễn ra theo tâm trạng của nhân vật. Đó là thời
gian được khúc xạ qua tâm trạng, thời gian mang tính chất cảm xúc: “Sầu đong càng lắc càng đầy….
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
(Nguyễn Du)
Thời gian tuần hoàn. Là một hình thức của thời gian vĩnh cửu, trong
bài thơ, nó mang lại một niềm tin, một niềm an ủi và yên tĩnh trong tâm hồn: “ ………
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn Nước non hội ngộ còn luôn …”
(Thề non nước - Tản Đà)
bằng thời gian hồi tưởng là một nét thi pháp mới. Thời gian quá khứ bao giờ cũng được biểu hiện trong sự đối lập so sánh với hiện tại:
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường …”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3.2.2. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Thạch Lam.
Thời gian là một yếu tố quan trọng của nghệ thuật vì nó góp phần định hình phong cách nhà văn. Thạch Lam sử dụng yếu tố thời gian hết sức đặc sắc, như một phương thức biểu hiện chất trữ tình trong văn xuôi của ông. Trong văn xuôi Thạch Lam, ta dễ dàng nhận thấy hai hình thức thời gian phổ biến là thời gian hiện tại và thời gian quá khứ.