Thời gian hiện tại

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam (Trang 97)

6. Cấu trúc của Luận văn:

3.2.2.1. Thời gian hiện tại

Trong các truyện của Thạch Lam, hiện tại đôi khi có những niềm vui nho nhỏ nhưng vẫn bị ám ảnh, đè nặng bởi những chuỗi ngày buồn tủi, vất vả, nghèo đói.

Trong Hai đứa trẻ, niềm vui rất nhỏ bé, bình dị của chị em Liên là được mẹ giao trông coi gian hàng xén cuối mỗi ngày, khi trống thu không thì thu dọn, kiểm lại hàng và tiền bán cả ngày. Mẹ con chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối đến lại dọn hàng nước dưới gốc cây bàng bên cạnh cái mốc gạch, mặc dù chẳng bán được hàng. Nhưng những thân phận, cảnh đời nơi phố huyện như mẹ con chị Tý, bà cụ Thi điên, những đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ, gia đình bác xẩm, trong đó có cả gia cảnh chị em Liên …. gợi lên sự buồn chán, đơn điệu, tẻ nhạt, lay lắt của những kiếp người nghèo khổ; cả cái bóng tối của phố huyện gây cảm giác ngột ngạt bế tắc không lối thoát, nó ám ảnh mọi người.

Trong “Cô hàng xén”, niềm vui của cuộc đời người con gái với Tâm thật ngắn ngủi. Sau một ngày làm việc vất vả, cô lại được sống với cái cảm

giác hạnh phúc trong bữa cơm, ngồi ăn dưới con mắt hiền từ và thương mến của mẹ. Các em quây quần cả chung quanh, hỏi chuyện chợ búa của chị... Hay những cảm xúc và rung động ngọt ngào của cô trước cậu giáo làng trong mỗi phiên chợ Bằng… Tuy nhiên cuộc đời Tâm là chuỗi ngày vất vả lam lũ: có chồng, trách nhiệm gia đình càng đè nặng lên đôi vai cô. Không chỉ lo toan cuộc sống gia đình nhà chồng, Tâm còn phải chu cấp tiền ăn học cho các em ….“Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau” [39; 52].

Truyện của Thạch Lam, thời gian hiện tại chứa chất nhiều nỗi ám ảnh buồn lo về cuộc sống. Trong Người bạn cũ, khi đêm đã về khuya,

“Cảnh tịch mịch một đêm khuya ở tỉnh nhỏ thật buồn bã”, nhân vật tôi đang ngồi uống chè, đã gặp Lệ Minh- người bạn khi xưa nay đến nhờ “tôi” xin việc bởi cô đang rơi vào tình cảnh rất éo le. Anh đã nghĩ tới mình “Cái thân thể tôi bây giờ một viên chức ở tỉnh nhỏ, sống cái đời yên lặng trưởng giả, một đời ăn no mặc ấm, không phải lo lắng cái gì”. Người bạn trẻ, anh Bình (nhân vật xưng tôi) gặp lại Bào trong tình cảnh bị đuổi học, cha hắt hủi đang thất nghiệp. Chẳng bao lâu, người bạn ấy đã tìm đến cái chết để giải thoát cuộc đời “vô tích sự” của mình. Ở truyện ngắn “Một đời người”, nhân vật Liên buồn rầu khi nghĩ tới cảnh gia đình: chồng và mẹ chồng độc ác tàn nhẫn. Truyện “Đói”, vợ chồng Sinh sống trong cảnh nghèo nàn khốn khó, chịu đựng cơn đói dày vò. “Người lính cũ”, người lính nghèo khổ, gầy còm, hốc hác nằm run lạnh trong quán nước tả tơi. Truyện Nhà mẹ Lê, tác giả miêu tả mẹ Lê cùng mười một đứa con phải nhịn đói trong những ngày đông lạnh giá. Đường cùng mẹ phải đánh liều đến nhà ông Bá xin gạo, mẹ Lê bị chó cắn không qua khỏi, lìa bỏ đàn con đói tội nghiệp. Trong bóng tối

khi hai người lên làm ở nhà máy với hiệu buôn ở tỉnh thành. Nhân vật Liên trong Một đời người, hiện tại là quãng thời gian lấy chồng, sống dưới sự

khắc nghiệt của người chồng phũ phu và mẹ chồng ác nghiệt. Tối ba mươi, hiện tại là đêm cuối năm, trong thời khắc sắp giao thừa, Huệ và Liên - hai cô gái nhà săm buồn bã xót xa khi nghĩ đến thân thế lưu lạc, cuộc sống nhơ nhớp và cảnh sum họp của những căn nhà ấm cúng trong tối ba mươi…

Một phần của tài liệu Yếu tố trữ tình trong văn xuôi Thạch Lam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)