Giọng điệu trong thơ Dương Thuấn

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 94)

Nét nổi bật, phong cách riêng của Dương Thuấn chính là thơ kể vì vậy mà giọng điệu chủ đạo, độc đáo của Dương Thuấn cũng là giọng kể, tả. Mỗi bài thơ, Dương Thuấn đều thủ thỉ nói về kỷ niệm, phong tục, cảnh sắc quê hương. Thoạt đọc những tiêu đề bài thơ trong tập Bản Hon và những nơi khác, người đọc có thể gọi thơ Dương Thuấn là thơ kí sự (ví dụ như: Mời anh về Ba Bể, Về bản, Lượn cọi, Cõng trâu, Lên rẫy, Sinh con, Ta ở đâu bản ta ở đó… Đi đến đâu, làm gì Dương Thuấn cũng có thơ. Thơ như một phương tiện để nhà thơ lưu trữ những ký ức, kỉ niệm và trải nghiệm. Các địa danh trong nước: Cà Mau, Bắc Kạn, sông Hậu, Đồng Văn, Lâm Đồng, Trường Sa, Hoàng Sa…, nước ngoài như Canada, Whashington, Nepal… không chỉ góp phần mở

91

rộng không gian nghệ thuật mà còn làm tăng tính chân thực cho nội dung hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Đối với Dương Thuấn mà nói bản Hon hay Trường Sa, Hoàng Sa; sông Năng, hồ Ba Bể hay biển Đông hoặc đại dương, tất cả dưới ngòi bút của ông nó đều là những nơi để lại dấu ấn sâu sắc.

Dương Thuấn chịu khó lắng nghe, quan sát và kể lại bằng thơ. Nhà thơ như người kể chuyện dân gian có một kho vô cùng tận những điều muốn nói, muốn tâm tình. Cái duyên của người kể là cuốn hút, làm cho người nghe không chán về những chuyện của mình. Cái tài của người kể là chọn chi tiết, dựng câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Người đọc chẳng những được biết mà còn như được tham gia trực tiếp vào trong những sự kiện tác giả kể. Tiếng nói nghệ thuật trong thơ Dương Thuấn luôn là tiếng nói đời sống, là tiếng nói của người trong cuộc được giãi bày. Dương Thuấn không nói những điều to tát mà là những điều bình thường giản dị như hơi thở, như tiếng nói. Ông cứ nhẩn nha, rủ rỉ. Cõng trâu, lên rẫy, cưỡi ngựa, làm dâu, băng rừng, vượt núi, sinh con, thăm mẹ vợ, làm dâu, hát lượn, dự hội lồng tồng, đón năm mới… biết bao nhiêu là phong tục mang nét văn hóa dân tộc giàu bản sắc cứ trôi tuột qua giọng kể thủ thỉ của nhà thơ (Làm dâu, Sinh con, Nàng ơi uống rượu, Thăm mẹ vợ, Mùng một tết…)

Nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến từng nhận xét: “các tác giả văn học dân tộc thiểu số thường đi sâu vào lối phô diễn của dân tộc mình nên họ đem vào tác phẩm văn học một màu sắc dân tộc đích thực [36]. Dương Thuấn không nằm ngoài số đó nên ông đã đặc biệt chú ý vào giọng kể gần gũi không kiểu cách, câu lệ. Điều này cũng xuất phát chính từ cách lựa chọn ngôn ngữ đời sống hàng ngày để đưa vào trong thơ ca của Dương Thuấn. Tự nhiên, gần gũi là giọng thơ viết về đời sống sinh hoạt đã đành mà ngay cả trong thơ gửi gắm tâm sự triết lý Dương Thuấn cũng triết lý một cách tự nhiên. Thơ triết lý của Dương Thuấn thường tạo nên những tư duy sâu sắc nhưng lại bắt đầu từ

92

những tình thế bất ngờ chứ không phải là kết quả từ một sự dàn xếp, định hướng trước:

Em nhìn vầng trăng và hát Có ông già cúi gầm xuống đất Nhớ vầng trăng đã quên…

(Vầng trăng) Hoặc:

Quả chín mọng như muốn rơi vào lòng tay Hăm hở trèo lên

Áo em rách rồi Thôi đành… lỡ dại

Nhưng khó bình thản mà đi Quả trong rào

Mọng thế kia

(Ăn trộm) Từ những hình ảnh cụ thể, Dương Thuấn luôn tìm tòi, suy nghĩ và đúc kết thành những bài học, những kinh nghiệm để tạo thành giọng điệu có tính triết lý trong thơ. Đặc biệt giọng triết lý của Dương Thuấn có một dấu ấn riêng, đó là cách triết lý từ sự từng trải đúc kết thành bài học tự nhiên, có thể gọi đó là giọng điệu triết lý đậm chất miền núi. Nó không hề khô khan, giáo điều, không lên gân cốt mà dễ hiểu, có sức lay động qua những hình ảnh quen thuộc, gẫn gũi, đi vào lòng người. Có thể kể đến hàng loạt bài thơ của Dương Thuấn mang đậm giọng điệu triết lý trên như: Người hạnh phúc, Ai sung sướng hơn, Tiếng Con Người, Nghĩa không ở trong lời, Không đi không lại, Khi ra khỏi nhà mình, Bà mẹ sau chiến tranh, Nỗi đau, Thanh kiếm, Cái bờ rào đã mọc lên, Kẻ ngu dốt và người thông thái, Soi bóng, Đâu là khôn ngoan, Hai nửa mặt người, Anh nghèo và lão nhà giàu… Tuy là triết lý đó

93

nhưng nhà thơ luôn biết cách tạo ra sự hóm hỉnh, dí dỏm để người đọc không cảm thấy sự áp đặt, khiên cưỡng từ những bài học mà tác giả đã đúc kết. Hãy nghe Dương Thuấn triết lý về tình cảm của người đàn ông mới biết Dương Thuấn dí dỏm và sâu sắc thế nào:

Đàn ông có ba quả tim Một quả cất để ở nhà

Một quả mang trong lồng ngực Một quả đem giấu ở vườn hoa

(Ba quả tim của đàn ông) Ba quả tim của người đàn ông: một cất ở nhà (dành cho vợ), một mang trong ngực (dành cho mình để thở) và một đem giấu ở vườn hoa (dành cho người tình). Ngay đến cả bí mật tế nhị nhất của giới đàn ông cũng bị Dương Thuấn phơi bày nhưng lại bằng cách mà khó có ai mà giận được. Đọc bài thơ, độc giả là phụ nữ hay đàn ông thì cũng đều cười xòa vì cái duyên, hóm hỉnh của bài thơ nhưng sau đó chắc chắn người phụ nữ sẽ tự dặn mình: phải để ý đến quả tim thứ ba của đàn ông còn người đàn ông phải tự nhủ: mình phải cẩn thận hơn mới được.

Triết lý thơ của Dương Thuấn còn đạt đến độ tinh tế, tinh tế không phải ở chỗ nhà thơ dụng công trau chuốt, gọt giũa hình ảnh, ngôn ngữ quá mức mà lại nằm ở sự lạ hóa của cách nói:

Ở bản Hon có những bà già Ngày ngày ra bên bờ sống Năng Cúi đầu xuống dòng sông than thở

Sông ơi, tôi già quá rồi nhưng sao chưa chết? (…)

Ai rồi già cũng đến Ai rồi trẻ cũng qua…

94

Triết gia người vĩ đại người Hy Lạp Heraclit từng nói: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, câu này hàm ý là mọi thứ đều luôn vận động trong không gian và thời gian. Tất cả mọi sự vật và hiện tượng luôn luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia nước luôn luôn vận động chảy trôi không bao giờ đứng lại. Ở đây, ta bắt gặp Dương Thuấn cũng triết lý về sự vận động chảy trôi của sự vật, thời gian, không gian nhưng không chỉ thế mà ông còn nói đến cả sự hữu hạn của kiếp người trước quy luật phát sinh và tiêu vong: trẻ - già - chết. Biết được quy luật tuần hoàn đó nhưng con người vẫn bất lực không thể thay đổi và họ chấp nhận, chấp nhận nhưng vẫn nuối tiếc: “Ôi, con người bao giờ hạnh phúc/ Ai rồi già cũng đến/ Ai rồi trẻ cũng qua”. Hình ảnh những bà già ra bờ sông Năng than thở về quy luật tuần hoàn của đời người là một hình ảnh lạ hóa trong thơ. Dương Thuấn đã làm mới lại thơ của chính mình bằng cái nhìn sâu sắc từ hiện thực quen thuộc hàng ngày ông nhìn thấy. Sự lạ hóa đôi khi không đến từ hình thức bên ngoài (về từ ngữ) mà ở chỗ nhà thơ biết cấp cho những sự vật, hiện tượng gần gũi dễ bị bỏ qua một cái nhìn sâu sắc hơn.

Với một số lượng tác phẩm viết về bản Hon và miền núi đồ sộ, Dương Thuấn được mệnh danh là nhà thơ của núi rừng. Tuy nhiên chàng trai của núi ấy đã băng rừng để đến với biển, hai tập thơ Lính Trường Sa thích đùa và trường ca Mười bảy khúc đảoca của ông đã để lại nhiều thành công và rất ấn tượng đặc biệt về giọng thơ. Dương Thuấn viết về biển, về đảo, lấy cảm hứng từ biển đảo nhưng tư duy thơ của ông vẫn là tư duy của người vùng núi, giọng điệu của người miền núi. Đó là cách tư duy đơn giản, có sao nói vậy.

Chẳng hạn bài Ăn theo nước trong tập Lính Trường Sa thích đùa, nhà thơ viết bài này giữa biển Đông, viết về biển nhưng tư duy lại đặc sệt rừng:

Người làm nương ăn theo lửa/ Người làm đồng ăn theo nước/ Sinh ra tắm nước thơm mới là con của mẹ/ Lớn lên tắm nước sông mới là con của làng/

95

Đóng con tàu đi ra giữa đại dương mới thành người của muôn nơi... Từ cuộc sống của cái tôi cá nhân nhà thơ đã hòa nhập với cái ta cộng đồng, dân tộc, nhân loại, ý nghĩa lớn lao đó được nhà thơ diễn tả cực kỳ đơn giản. Bài thơ mang đậm tư duy triết học về nhân sinh, cuộc sống, sự sinh tồn của con người nhưng cũng là bài thơ riêng của cá nhân Dương Thuấn. Ông đã đi từ chậu nước thơm tắm ở bản để thành con của mẹ lúc lọt lòng đến với đại dương bao la, cũng như ông hành trình từ bản Hon đến với nhân loại.

Quen lối nói, cách tư duy của người miền núi Dương Thuấn tạo nên một giọng thơ thật trong sáng, dung dị, vừa đủ để giãi bày. Ông không thích những cách cắt nghĩa to tát, rườm rà hay những ngôn từ quá phận. Không phải ngẫu nhiên mà Dương Thuấn đã hai lần được giải thưởng thơ viết cho thiếu nhi do Hội Nhà văn và Trung ương Đoàn trao tặng. Thế giới trẻ thơ ùa vào mỗi trang thơ Dương Thuấn vô cùng thân quen, gần gũi với cuộc sống của trẻ em miền núi. Nhà thơ khi viết cho thiếu nhi phải nhìn bằng con mắt thiếu nhi, nghĩ bằng cách nghĩ thiếu nhi, rung cảm cũng bằng chính tâm hồn thiếu nhi thì thơ mới thoát khỏi sự cố già trước tuổi. Cùng ca ngợi điệu hát lượn quê mình, ở bài Nàng ơi uống rượu, viết cho người lớn nên nhà thơ nhìn bằng con mắt của chàng trai say men tình còn viết cho thiếu nhi ông lại kể về sự tích các ngọn núi bằng một giọng cổ tích ngây thơ:

Ngày ấy… núi đi tìm nơi ở Núi về đến quê mình

Có tiếng lượn nàng ơi Núi đứng nghe mê mải Mà chân không biết bước Núi đứng đến bây giờ

Đọc bất cứ bài thơ viết cho thiếu nhi nào của Dương Thuấn ta cũng bất ngờ vì chúng vừa trong sáng, đáng yêu lại vừa ngộ nghĩnh, ngây thơ. Từ

96

chuyện bẫy cá, hái măng bỏ bùa yêu nhau, Dương Thuấn đều có cách diễn đạt tư duy của mình như tư duy của trẻ con mới lớn để ăn nhập với trẻ.

Đơn giản, ngắn gọn nhưng súc tích là đặc trưng của giọng điệu triết lý trong thơ Dương Thuấn. Dương Thuấn ưa thích sự dễ hiểu, ngắn gọn vì thế có khá nhiều bài thơ của ông giống chỉ có 3, 4 hoặc 5 dòng như những câu châm ngôn về cuộc sống và con người: “Nếu bạn chấp nhận cuộc sống như nó tự đến/ Bạn sẽ có cuộc sống không như bạn muốn/ Nhưng nếu bạn muốn có cuộc sống tốt hơn/ Thì ắt cuộc sống tốt hơn sẽ đến/ Bởi vì bạn là người yêu cuộc sống/ Còn cuộc sống chẳng bao giờ yêu bạn” (Cuộc sống), “Lòng người rộng như bầu trời cao rộng/ Đựng bao nhiêu mây gió cũng không vừa/ Lòng người hẹp như khe nhỏ hẹp/ Con rắn muốn đi chẳng có chỗ để bò” (Lòng người), “Có một ngày từng đám cỏ trên mặt đất kêu lên/- Làm thằng ngốc họ sẽ lấy hết ruộng nhà mình/ Làm người khôn quạ sẽ mổ ăn ruột mình”. (Tiếng cỏ)

Dương Thuấn sáng tác thơ cho nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau vì thế sẽ là đơn điệu, nhàm chán nếu nhà thơ chỉ có duy nhất một giọng điệu. Bên cạnh giọng điệu kể tả, giọng điệu triết lý đậm chất miền núi làm chủ đạo thì thơ Dương Thuấn còn thu hút được sự chú ý của người đọc bởi giọng điệu khỏe khắn, vui tươi đúng như tính cách của con người miền núi. Từ bản Hon nhỏ bé nhà thơ Dương Thuấn lên đường đi xuống đồng bằng rồi đi khắp bốn phương trời nhưng tâm hồn vẫn đậm chất núi rừng: mạnh mẽ và can trường:

Ta có con mắt của con nai bên suối Ta có con mắt của con báo trong lồng Ta đi bộ từ núi xuống đồng bằng Ta ghé tai hổ nói:

Ta là họ Dương

Hổ liền cõng ta vượt núi Giữa đường gặp trăng sao

97

Những vần thơ giàu tính siêu thực ấy thể hiện tâm hồn phóng khoáng của người con núi rừng. Hoà mình với thiên nhiên, cảnh vật, nhà thơ luôn dạt dào cảm xúc, tâm hồn bay bổng, lâng lâng. Giống như con cá gặp nước, con hổ được trở về rừng, giọng điệu thơ Dương Thuấn trở thành lời reo vui sướng khiến câu thơ ngập tràn những cảm thán biểu lộ cảm xúc:

- Kìa thảo nguyên đẹp thế - Ôi nắng vàng như mật

….

Thơ Dương Thuấn nói về cuộc sống miền núi. Dương Thuấn đã triệt để khai thác mảng đề tài này bằng cách nói mộc mạc, hiền hậu, dân dã mà cụ thể, sâu sắc của một người miền núi. Chính vì vậy mà cảnh vật, con người nơi đây tuy đề cập đến nhiều nhưng không trở thành sáo mòn mà nó luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng. Bởi xét tới cùng thì tận cùng của cái đẹp chính là sự đơn giản.

Giọng điệu khỏe khoắn, vui tươi trong thơ Dương Thuấn còn thể hiện ở cách nhà thơ nhìn về cuộc đời với một tinh thần lạc quan trước khó khăn, hoạn nạn:

Thôi cũng đừng buồn nhé

Rừng còn cây thì cây lại ra hoa…

(Đừng buồn lũ quét)

Làm ăn nhớ nhìn sau trước Khi khổ cực hãy nghĩ đến khi vui

Nghe lời của pứt, bến cuối cùng sẽ đến…

(Lời của pứt) Hiểu rõ cuộc sống của người miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhà thơ làm dấy lên niềm yêu đời, tin vào ngày mai tươi sáng cho chính đồng bào

98

mình. Họ vốn mạnh mẽ như hổ báo của núi rừng vì thế có ý chí và niềm tin chính là sức mạnh băng qua thử thách, gian khổ.

Đọc thơ Dương Thuấn ta nhận ra có sự đối nghịch trong giọng điệu. Khi tác giả đau đớn thì giọng thơ đùa cợt nhưng sau cái ngạo mạn khinh đời lại là nỗi cô đơn:

Đêm nay đô thành ta đạp đổ Ta là chàng trai của núi khinh đời Ta chẳng cần đô thành em đã biết chưa Chẳng cần biết em qua bao ngôi nhà bị đổ

Trên hành trình ra đi của mình, cái tôi trải nghiệm của nhà thơ được hình thành chính vì vậy mà Dương Thuấn triết lý nhiều hơn, giọng thơ nghe ra nặng một nỗi niềm, giàu băn khoăn trăn trở. Vốn là một chàng trai núi khinh đời, ra đi cũng với một tư thế khinh đời: Ta đi từ rừng xuống bể/ Không nhìn mặt một ai. Tâm trạng buồn, chán nản xuất hiện khi nhà thơ đã nếm trải nhiều va chạm với cuộc đời:

Túi tình đầy bạc vạn Đã tiêu hết với đời

Giờ thì không còn dính túi Dù chỉ một chút hơi

Dương Thuấn như một kẻ độc hành cô đơn giữa dòng đời và ông khao khát được quay về cội. Bởi chỉ có về lại quê hương thì nỗi cô đơn đó mới được khỏa lấp và nhà thơ mới trở lại là chính mình.

Trên đây chúng tôi chọn khảo sát hai phương diện nghệ thuật: ngôn ngữ và giọng điệu trong thơ Dương Thuấn để làm rõ hơn giá trị văn hóa trong thơ Dương Thuấn. Là một người con của xứ Tày Bắc Kạn những vần thơ của Dương Thuấn luôn mang đậm hơi thở cuộc sống vùng cao từ khung cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt đến tâm hồn, nếp suy nghĩ của con người qua

99

giọng thơ kể tả bình dị nhưng đầy sức lôi cuốn. Đặc biệt ở cách sử dụng ngôn từ ví von, so sánh giàu biểu tượng – nét đặc trưng trong tư duy người dân tộc thiểu số là một sự độc đáo hấp dẫn riêng từ những trang thơ của Dương Thuấn. Đọc thơ để thấy người, có lẽ điều này hoàn toàn chính xác với Dương

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)