Triết lý của một người đi nhiều

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 58 - 65)

Từ cuộc sống đi nhiều, quan sát kĩ và nghe nhiều, nhà thơ muốn gửi đến người đọc vẫn là chuyện muôn thuở của loài người triết lý về tình người.

55

Đi nhiều, gặp nhiều, thấy nhiều, Dương Thuấn có cái nhìn đối chiếu về hiện tượng, sự vật trong cuộc sống đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống. Một mặt là phong tục tốt đẹp muôn đời, một mặt là sự tác động của đời sống kinh tế. Những thay đổi môi trường sống, cách sống: Cây rừng bị phát hết làm nương/Con hươu chẳng có đường nào nữa/ Như mũi tên lao đi giữa đồi không (Hươu rừng chạy về bản) hay Nghĩ chuyện làm ăn cũng khác đời (Làm ăn) cùng những nghịch lý, bất công: Kẻ đang nguyền rủa thì cuộc đời lại yêu/ Người đáng kính trọng thì cuộc đời lại ghét (Kẻ ngu dốt và người thông thái). Đặc biệt trong rất nhiều sự thay đổi tiêu cực đó thì văn hóa tập tục cũng bị lung lay:

Đầu thế kỉ hai mươi mốt bờ rào đã mọc lên Cái bờ rào nhìn vừa đáng yêu vừa đáng ghét (…)

Không còn lo ban đêm có kẻ trộm đến rình Sang nhà nhau phải đi vòng hơn một chút

(Cái bờ rào)

Tiện lợi của hàng rào ai cũng nhận ra nhưng chỉ có điều không tiện lợi về tình cảm hàng xóm láng giềng. mặc dù: Chẳng ai thích đâu xây bờ rào ngăn giữa/ Dẫu không muốn nhưng nay đành phải thế. Lời thơ, hình ảnh thơ tự thân đã đem đến những suy ngẫm trực diện về hiện tượng thoạt nhiên rất đỗi bình thường. Từ cái bờ rào ở bản lại có thể hiểu đến những rào chắn trong cuộc đời, trong sự cư xử tình cảm giữa con người – con người thời kì đô thị hóa nông thôn.

Năm 1995, Dương Thuấn ra mắt tập thơ Đi ngược mặt trời, ở tập thơ này vẫn là những chuyến đi nhưng hình như sau một thời bươn trải nhà thơ đã tìm ra được kết luận đích thực cho mình: “Sinh ra làm người chẳng thể ngồi an/ Khi ra bể lại muốn lên non/ Khi lên non lại muốn về với bể”. Đi ngược

56

mặt trời chính là cái tôi trải nghiệm sau những chuyến đi. Đó là cái tôi nặng nỗi niềm, lắm suy tư, giàu băn khoăn trăn trở… đôi khi còn thoáng một nỗi buồn, chán nản thậm chí là khinh bạc:

Đêm đô thành ta đạp đổ Ta là chàng trai núi khinh đời

Ta chẳng cần đô thành em đã biết hay chưa Chẳng cần biết em qua bao ngôi nhà bị đổ…

Sau một thời va chạm và cọ xát với cuộc đời, nhà thơ còn nằm tính sổ với chính mình:

Túi tình đầy bạc vạn Đã tiêu hết với đời Giờ không còn dính túi Dù chỉ một chút hơi

Tư thế khinh đời có lúc đẩy cái tôi Dương Thuấn trở nên đơn côi nhưng lại là cái đơn côi kiêu hãnh, kiêu sang:

Đi qua trăm miền quê Chẳng nơi nào để nhớ

Đọc thơ Dương Thuấn, độc giả tự rút ra nhiều hiểu biết, kinh nghiệm nhận thức, kinh nghiệm sống… Vì vậy thơ ông chính là sản phầm của sự kết hợp thống nhất giữa tình cảm và trí tuệ. Thơ triết lý của Dương Thuấn đặc biệt hay ở những bài viết về tình người, cách đối nhân xử thế và tình yêu. Các bài thơ: Lá giầu, Ba quả tim của đàn ông, Cực tình, Người làm đồng, Những bà già, Ớt gạo, Ông lão chăn trâu kể chuyện, Đêm bên dòng sông yên tĩnh, Con rết vua, Cơn lũ rừng – cơn lũ thời gian, Vợ và người tình, Cành nắng, cành râm… tiếp nối mạch thơ triết luận về cuộc đời. Cách triết luận của Dương Thuấn là kể một câu chuyện, thuật lại các hiện tượng, nêu lên một

57

nhận xét còn ý nghĩa triết luận lại nằm ở bạn đọc - độc giả sẽ tự đọc và rút ra. Chính điều này đã làm cách làm tăng tính tư tưởng cho thơ của Dương Thuấn. Hành trình ra đi của Dương Thuấn một phần thỏa mãn khát vọng quan sát, khám phá thế giới của ông đồng thời nó còn bồi đắp cho nhà thơ tình yêu và lý tưởng dân tộc. Tính triết lý ở đây không còn là những bài học, những kinh nghiệm sống hàng ngày nữa mà là những chiêm nghiệm mang chiều kích dân tộc đất nước, thể hiện tính tư tưởng, tình yêu Tổ Quốc của tác giả. Điều này thể hiện rất rõ qua trường ca Mười bảy khúc đảo ca. Tác phẩm mang chiều sâu tư tưởng của thi ca, cháy lên sức mạnh Khảm hải mà nhà thơ mang trong dòng máu của dân tộc mình:

Ôi cơn khát trong ta Mơ vượt qua biển lớn Biển dài rộng nhường nào Nếu so với biển đời trước mặt Sóng nổi đất bằng

Dễ muôn lần nếu vượt khơi xa

Tác giả luôn gắn cái thực với cái tưởng tượng, luôn gắn cái trực giác với cái sâu xa – lý tưởng. Vượt muôn ngàn sóng gió ở biển dù có khó khăn gian khổ nhưng vẫn còn dễ hơn ngàn lần so với vượt khó khăn khi sống giữa biển đời. Từ một chàng trai của núi nay được ra với biển, Dương Thuấn chăm chú quan sát, lắng nghe, cảm nhận và vỡ ra nhiều lẽ: Đất cũng như thở phập phồng/ Mỗi buổi bình minh lên (Nói với đất liền), Ôi mặt trời thật nhanh/ Không dậy sớm không thể thấy bình minh (Hỏi mặt trời), Ở biển cá voi đây là chúa/ Khác với chúa sơn lâm là ác/ Cá voi lại “hiền lành” (Đàn cá voi)… Mỗi khúc ca, khi xây dựng nhà thơ đều chú ý đặc trưng của trường ca. Chủ đề của mỗi khúc ca được nhà thơ tập trung khai thác, làm rõ. Khúc ca Hồi tưởng trước lá cờ, Pháo đài, Bão giông đã tái hiện lại những trang lịch sử hào hùng,

58

vinh quang nhưng cũng không ít hy sinh của dân tộc ta. Ngôn ngữ trường ca không nhiều tầng nghĩa như ở thơ song có nhiều câu, nhiều đoạn, tác giả đã khéo léo tạo ra những nét bất ngờ, những hình ảnh chọn lọc mà vẫn đảm bảo tính tư tưởng, tính giáo dục của thể loại. Kết lại trường ca, nhà thơ mở ra sự định hướng - “hướng đạo” cho thế hệ trẻ - chủ nhân của đất nước về tình yêu quê hương đất nước và những giá trị lịch sử:

Bài địa lý hôm nay em học:

Là cánh cửa mở vào đất nước nghìn năm Em hãy đi và nghĩ

Em hãy sống và yêu

Em sẽ hiểu cuộc đời lớn rộng

…Em sẽ hiểu giữa biển khơi xa sóng hát điều gì…

(Khúc cuối không tên) Sự phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc (dân tộc Tày) cùng ý thức vai trò, trách nhiệm công dân của dân tộc Việt Nam trong thơ Dương Thuấn đã đưa thơ ông lên tầm tư tưởng, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

Cảm thức văn hóa trong thơ Dương Thuấn được thể hiện một cách toàn diện đối với những giá trị văn hóa của dân tộc ông. Núi non, đất trời của miền cao và nền văn hóa Tày đặc sắc đã kết tinh thành tiếng thơ Dương Thuấn độc đáo hôm nay. Tiếng thơ là tiếng lòng, phải yêu quê hương đến nhường nào thì nhà thơ mới sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ đến như vậy đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định về thơ Dương Thuấn: “Anh chân thành, hồn nhiên dẫn mọi người về tận nguồn cội của một đời sống thuần phác, giàu ân tình, giàu cốt cách của dân tộc anh, để mọi người cùng yêu cái anh yêu, cùng được tắm gội trên một vùng sông nước thật trong trẻo”[tr.9, 33].

59

CHƯƠNG 3

BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN

3.1 Thế nào là biểu tượng văn hóa

Trở lại với khái niệm văn hóa (xem Chương 1 mục 1.1.1 Khái niệm văn hóa), ta thấy sự hình thành và phát triển văn hoá luôn dựa vào năng lực của con người trong việc nhận thức và sáng tạo ra các loại hình ngôn ngữ kí hiệu - biểu tượng. Trong mọi nhu cầu của đời sống xã hội thì nhu cầu văn hoá là nhu cầu cao nhất - nhu cầu giải trí và sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá. Sự đa dạng của văn hoá biểu hiện tính phong phú và tính nhiều vẻ của thế giới biểu tượng. Nó là hình ảnh tượng trưng được phô bày ra khiến người ta cảm nhận một giá trị, tức là thế giới của ý nghĩa, cũng là thế giới của văn hoá.

Nhiều nhà nhân học văn hoá còn cho rằng đơn vị cơ bản của văn hoá chính là biểu tượng - vật hàm chứa thông tin, và là hạt nhân di truyền xã hội đầu tiên của loài người. Văn hoá được coi như là một văn bản các hệ thống biểu tượng (Theo định nghĩa văn hóa của L. White[15] Văn hoá là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành động, tư tưởng, cảm xúc. Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu tượng hoặc phụ thuộc vào các biểu tượng đó” [25]

Mỗi nền văn hóa đều được cấu thành bởi một tập hợp các hệ biểu tượng. Việc nghiên cứu các biểu tượng là chìa khóa để giải mã đời sống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng. Nói như Jean Chevalier, tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới [9], tìm hiểu biểu tượng là tìm ra chìa khóa của những con đường đẹp đẽ…. Vượt qua cái dáng vẻ bên ngoài, ta thấy được những chân lý, niềm vui, những ý nghĩa ẩn kín và thiêng liêng của mọi điều trên mặt đất quyến rũ và kinh khủng này.

Ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ văn học là kho tàng bảo lưu những giá trị văn hóa của một dân tộc. Do đó, nghiên cứu về biểu tượng, không thể

60

không xem xét trong mối quan hệ với ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ ca. Giá trị thực sự của biểu tượng được xác lập không chỉ ở bình diện văn hóa nói chung trong đời sống cộng đồng mà còn định hình và biến đổi trong sự điều chỉnh, tiếp nhận của mỗi cá nhân, mỗi chủ thể.

Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử dụng với những nội hàm khác nhau. Khởi nguyên, biểu tượng là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi người giữ một phần, chủ và khách, người cho vay và kẻ đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau lâu dài… Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Biểu tượng chia ra và lại kết lại với nhau như vậy nên nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp. Điều này cũng có nghĩa mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra.

Sau này, khi khoa học về biểu tượng hình thành và phát triển, có rất nhiều quan điểm khác nhau đưa ra nhằm lí giải về ý nghĩa của biểu tượng và vai trò của nó trong đời sống con người. Dưới đây xin được dẫn một vài nhận định:

Theo phân tâm học Freud, biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng… Nhà nghiên cứu C.G. Jung thì cho rằng: Biểu tượng là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh.

Các ý kiến trên đều ít nhiều có sự khác nhau song về cơ bản đều chỉ ra rằng biểu tượng có hai mặt là cái biểu trưng và cái được biểu trưng. Từ đó, một cách chung nhất, theo chúng tôi, có thể hiểu: biểu tượng là khái niệm dùng để chỉ một thực thể bao gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện

61

thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được biểu đạt).

Theo đó, Biểu tượng văn hóa là những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm…) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh… Biểu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện phổ quát các biểu tượng phi trực quan.

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)