Triết lí của một chàng trai miền núi

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 54)

Có người nói rằng, Dương Thuấn nhìn vào đâu cũng “nhả ra” thơ tuy nhiên sống giữa đô thị phồn hoa mà thơ ông luôn mang đậm những đặc trưng văn hóa và hơi thở vùng cao. Có lẽ với Dương Thuấn, cảm xúc để bật lên thành thơ không phải cảm hứng tức thì có được khi bắt gặp sự vật hay điều gì lúc đó mà là tiếng vọng từ sâu thẳm trong tận đáy sâu tiềm thức của tâm hồn đã có sẵn. Tình yêu quê hương, sự am hiểu truyền thống văn hóa dân tộc… mọi thứ phải có từ trong tiềm thức để cảm xúc luôn thường trực thì khi nhìn thực tế mới có cộng hưởng ngân vang lên thành âm thanh và câu chữ. Thơ Dương Thuấn nói về nhà sàn, cầu thang, nói về ông bà, cha, mẹ, anh em bạn

51

bè đầy thân thương. Cảnh vật con người miền núi đi vào thơ ông giản dị, mộc mạc, không khoa trương. Vốn sống, sự gắn bó với núi rừng bản làng đã giúp nhà thơ truyền tải được những tâm sự để rồi đúc kết thành kinh nghiệm, bài học nhận thức về cuộc sống chân thực, hình tượng. Cuộc sống của con người miền núi với nét đặc trưng về sinh hoạt, văn hóa là chất liệu tạo nên những hình ảnh thơ độc đáo mang nhiều ý nghĩa (Cưỡi ngựa, Cõng trâu, Những ông già gieo hạt, Cọn nước, Phố huyện…). Người đọc bất ngờ bởi những sự vật bình thường của cuộc sống qua con mắt của Dương Thuấn hiện lên đậm chất thơ, phong phú và tươi mới. Ví như trong bài Cưỡi ngựa, qua cái nhìn hồn nhiên, ngộ nghĩnh của cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ về một trò chơi lại thể hiện một triết lý: Buông dây lỏng/ Ngựa lì/ Cầm cương ghì/ Ngựa chạy/ Muốn ngựa nhảy/ Quất roi

Bài thơ đem đến cho độc giả nhiều suy ngẫm. Có thể với các em thiếu nhi thì bài thơ chỉ là một sự chỉ dẫn để cưỡi ngựa nhưng lớn thêm một chút các em sẽ hiểu ngụ ý sâu xa của ba câu thơ ngắn này: việc cưỡi ngựa cũng giống như việc định hướng cuộc đời, nếu cứ để cuộc đời trôi không chủ đích thì sẽ mất phương hướng. Ngược lại, muốn đạt được nhiều bước nhảy vọt thành công thì phải quyết tâm, mạnh dạn và cố gắng hết mình. Ý nghĩa bài thơ sâu sắc nhưng ở đây không có sự cao đạo, lên giọng truyền giảng mà cũng không phải là lối nói “cưa sừng làm nghé”, tác giả chỉ ngụ ý để mỗi lứa tuổi có thể hấp thụ theo một cách riêng. Hay trong bài Cõng trâu,

tác giả nói về hình ảnh người dân miền núi kiên trì, nhẫn nại chiến thắng hoàn cảnh khó khăn:

Ở vùng cao con người vất vả Chiếc gùi đè nặng trên lưng Cõng hết cửa nhà, ngô lúa Cõng trâu leo lên núi trập trùng

52

Bằng một cách viết giàu chất thơ, chất ân tình tác giả thể hiện cái nhìn dung dị mà nhiều ưu ái với những người nông dân cần cù biết vượt lên hoàn cảnh sống bằng chính sức lao động chân chính. Người đọc nhiều khi bất ngờ vì một cái gì đó vừa rất trong sáng, đáng yêu, vừa ngồ ngộ, vui vui lại được diễn đạt bằng cách nói rất dân tộc, độc đáo mà chỉ người vùng núi mới có.

Sinh ra trên quê hương: Không đủ chỗ đánh rơi đồng xu/ Ba bước chân gặp núi/ Ra khỏi cửa là leo là lội vì thế mà ngay từ ngày còn nằm nôi, Dương Thuấn đã được cha mẹ nuôi dương khát vọng “ra đi” để tìm cho mình chân trời tri thức. Ông đã tự ngẫm về hành trình đi thực hiện khát vọng của mình:

Sinh ra tắm nước thơm Mới là con của mẹ Lớn lên tắm nước sông Mới thành người của làng Đóng con tàu đi ra bể Tắm giữa đại dương

Mới thành người của muôn nơi

Lời thơ giản dị nhưng ý tứ lại hết sức sâu xa về quá trình trưởng thành của một con người từ con người gia đình đến khi trở thành thành viên của xã hội. Hành trình ấy thôi thúc Dương Thuấn ra đi để trưởng thành nhưng càng học nhiều càng đi xa bao nhiêu thì nhà thơ lại càng có sự chiêm nghiệm sâu sắc:

Sinh ra làm người chẳng thể ngồi an Khi ra bể lại muốn lên non

Khi lên non lại muốn về với bể

(Đi ngược mặt trời) “Đi ngược mặt trời” chính là sự trở về với chính mình của Dương Thuấn. Nỗi niềm mong ngóng được trở về quê hương cứ đau đáu khôn nguôi

53

vì thế mà thơ Dương Thuấn luôn mang cảm hứng của hồi ức, sự ngoái lại để suy nghĩ khiến thơ ông giàu chất suy tư, trăn trở. Ta bắt gặp một cái tôi trải nghiệm được hình thành sau những tháng ngày đi xa và cũng thấy Dương Thuấn triết lý nhiều hơn. Như một người già, Dương Thuấn cảm nhận sâu sắc về sự vô tận thời gian bên cạnh sự hữu hạn của đời người. Những đổi thay của cảnh vật, làng xóm dù nhỏ nhất như một cành cây gãy, một cây si già nua hay người già mất đi cũng đủ làm nhà thơ thảng thốt nhận ra quy luật tuần hoàn khắc nghiệt của kiếp người: Người rủ nhau đi đâu/ Cảnh mỗi ngày mỗi khác” (Về bản). Tuy nhiên khác với các thi sĩ khác khi đứng trước sự bào mòn của thời gian với con người thường sẽ chọn thái độ sống gấp hoặc bi lụy thì Dương Thuấn đến cuối bài thơ lại cho ta thấy sự lạc quan, vui vẻ: Trẻ con chạy ra chào/ Người lớn chạy ra chào/ Người vui rối rít/ Cả bản xao xao.

Vẫn là tính cách mạnh mẽ của đứa con núi rừng quy luật đào thải của thời gian như động lực để nhà thơ tìm được cách ứng xử thanh thản hơn. Tiếng “rối rít”, “xao xao” ấy báo hiệu sự kế tục của lớp lớp con cháu và sự sống này là không thể hủy diệt.

Sức hút của thơ Dương Thuấn nằm chính trong sự chân thực, không chút kiểu cách nhưng đó là những câu thơ có khả năng đánh thức rung cảm trái tim người đọc sâu sắc nhất. Sự khắc khoải ấy đã làm thành tính trữ tình chiêm nghiệm trong thơ Dương Thuấn như trong bài Phố huyện:

Có chú bé con đi theo mẹ

Qua phố đếm xem phố mấy nhà Bà mẹ còng lưng gùi muối nặng Đếm bước chân về núi mờ xa

Phố huyện của Dương Thuấn không ồn ào, náo nhiệt như phố ở dưới xuôi. trái lại nó mang thanh âm yên ả của núi rừng. Mặc dù các sự vật, con người được kể tên trong bài thơ đều có hành động, suy nghĩ: núi lim dim, mây

54

nặng nhọc chở buồn, chim khách kêu em gái ngóng tin, chú sóc nâu kêu âm âm, tiếng lá rơi, chùm rễ đa buông xòa, chú bé đếm nhà, bà mẹ gùi muối đếm bước chân, nhưng toàn bài thơ lại nổi bật lên cái tĩnh lặng, im ắng của phố huyện. Không gian có yên lặng thì tác giả mới cảm nhận được từng chi tiết, cử động của sự vật. Và có lẽ đó cũng là cái hồn rất riêng của phố huyện ở miền núi.

Dù sống ngay giữa bản làng hay khi đã trở thành người của muôn nơi thì nhà thơ vẫn luôn luôn là người con của bản Hon. Những suy nghĩ, chiêm nghiệm bắt nguồn từ những sự vật quen thuộc mái nhà sàn, cái cầu thang, cái cọn nước, tiếng mõ trâu, con đường mòn… từ góc nhìn của Dương Thuấn trở nên hồn nhiên, chân thật nhưng không kém phần ý nhị, sâu sắc. Nhà thơ sinh ra từ bản của người có mào (Bản “Hon” trong tiếng Tày có nghĩa là bản có mào), “theo nước đi” “đến khắp trăm nơi”, “qua ngàn vạn cánh rừng”, “đến trăm nơi biết muôn vàn thứ” nhưng ông vẫn đau đáu về bản Hon, dân tộc và đất nước mình:

Tôi – Đứa con của của bản Hon Đứa con của dân tộc Tày

Tôi – Người con của Tự do

Công dân của nước Việt Nam độc lập

(Từ bản Hon đến Washington) Lời thơ như lời tuyên ngôn về nguồn gốc xuất thân và hơn thế nữa, tác giả khẳng định vị thế cá nhân, dân tộc, đất nước mình sánh ngang cùng thế giới. Ông nêu cao ý thức giữ gìn bản sắc của dân tộc, cách nhìn, cách nghĩ, cách nói của chàng trai miền núi làm cho giọng thơ triết lý đượm vẻ tự nhiên.

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)