Mối quan hệ ngôn ngữ văn hóa

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 82 - 84)

Định nghĩa “văn hóa” ở chương 1 ta cho ta hiểu văn hóa, trước hết, là một hệ thống biểu trưng và ý nghĩa mà một cộng đồng đã tạo ra. Đến lượt nó, văn hóa góp phần tạo ra cộng đồng, trong đó, mọi người tồn tại không phải như những cá nhân riêng lẻ mà là những thành viên của cộng đồng. Tất cả đều sử dụng một khung nhận thức và một bảng tiêu chí chung để diễn dịch và

79

đánh giá thực tại, để phán đoán quan hệ giữa người và người, từ đó, phân biệt thiện và ác, đạo đức và vô luân, đẹp và xấu, hay và dở, những điều thích và những điều không thích, v.v... Chính trên cơ sở hệ thống biểu tượng và ý nghĩa như vậy, người ta mới dần dần tạo dựng và củng cố các hệ thống niềm tin và giá trị; xây dựng các hệ thống thiết chế xã hội và chính trị, cách ứng xử, phong tục tập quán khác; cuối cùng, dần dần hình thành các sản phẩm văn hóa như văn học, âm nhạc, nghệ thuật, văn hóa dân gian, v.v...

Với cách hiểu văn hóa như một hệ thống biểu trưng và ý nghĩa như vậy, người ta dễ dàng nhận ra mối quan hệ hữu cơ mật thiết giữa văn hóa và ngôn ngữ. Mật thiết đến độ nhiều người cho ngôn ngữ, tự bản chất, là văn hóa. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa có thể được nhìn thấy từ mấy góc độ chính:

Một, ngôn ngữ là kho lưu trữ và gắn liền với những kinh nghiệm chung mà cả văn hóa cộng đồng đều chia sẻ. Chính vì vậy mà ngôn ngữ không chỉ có có tính nhận thức mà còn có cả sắc thái, tình cảm. Ví dụ, từ “con cò” không chỉ nhận thức về loài cò mà còn gợi liên tưởng thân phận người phụ nữ vất vả, cực khổ, chịu nhiều hy sinh. Hai, ngôn ngữ là một trong những phương tiện chính để lưu truyền văn hóa. Cái gọi là tính chất truyền khẩu trong văn hóa dân gian (folklore) chính là một minh chứng hùng hồn cho vai trò của ngôn ngữ trong việc duy trì và nuôi dưỡng văn hóa nói chung. Ba, sử dụng ngôn ngữ, dưới hình thức nói hoặc viết để chuyên chở điều mình muốn truyền đạt bao gồm cả ý muốn nói và tình cảm nói.

Tất cả những sự phân tích trên đều nhằm để chứng minh một luận điểm chính: ngôn ngữ thực chất là văn hóa. Từ những đặc điểm trên, ta thấy, trong một tác phẩm văn học, nhà văn, nhà thơ là người tái hiện ngôn ngữ của nhân dân. Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc có điều kiện sống khác nhau (ở phương diện hình ảnh, ngôn ngữ…) việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong tác

80

phẩm vừa thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ vừa phản ánh được bản sắc văn hóa của tộc người đó.

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)