Thế nào là cảm thức văn hóa

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 34 - 35)

Cảm thức bao gồm hai yếu tố là cảm giác và nhận thức. Tâm lý học định nghĩa cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của ta. Cảm giác không chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của đối tượng bên ngoài mà còn phản ánh những trạng thái bên trong của cơ thể. Ví dụ như với một người lữ khách tha phương khi nhìn thấy khói bếp lan tỏa trên những mái nhà trong lòng tự trào dâng cảm xúc bồi hồi nhớ thương về quê nhà. Tâm lý học trong cuốn

Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học cũng định nghĩa: nhận thức là toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá, được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng. Hiểu nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người, được con người lưu giữ và mã hoá. Với yếu tố cảm giác và nhận thức con người có khả năng tiếp cận trực tiếp hơn với bản chất của sự việc. Ví dụ, khi đứng trước một người mới gặp, một số người có thể cảm nhận được suy nghĩ tư tưởng của người đối diện như thế nào nhưng một số người khác lại chỉ cảm nhận được về vẻ hình dáng bên ngoài. Trong cuộc sống có không ít những người có khả năng cảm thức hơn những người bình thường như Beethoven bị điếc nhưng ông lại có thể sáng tác ra những bản giao hưởng tuyệt vời. Cho nên không thể nhìn vào trực giác về hình dáng bên ngoài để đánh giá một con người. Do vậy cảm thức chính là sự kết hợp giữa cảm giác và nhận thức

Cảm thức cho ta một cái nhìn gần hơn với bản chất của sự vật, sự việc hoặc một cái nhìn nhất định về sự vật, sự việc đó.

Như vậy có thể hiểu, cảm thức thơ đó là sự hòa quyện hữu cơ không thể tách bạch giữa xúc cảm và trí tuệ, giữa cái nhà thơ cảm và cái nhà thơ

31

nghĩ. Nhà thơ nhiều khi thấy mình như đang trôi, đang đắm chìm, đang bị cuốn đi trong một cõi hỗn mang của vô thức. Trong cái cõi đó, nhà thơ ta nhận thức thế giới. Đây chính là con đường dẫn đến những phi lý của thơ ca mà người ta thường ta thường nói tới những hiện tượng không thể lý giải.

Từ sự giải thích và định nghĩ hai thuật ngữ cảm thứcvăn hóa (xem Chương 1 mục 1.1.1 Khái niệm văn hóa), chúng ta có thể hiểu cảm thức văn hóa là sự nhận thức về hệ giá trị xã hội - bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc. Quá trình nhận thức ấy, chủ thể sẽ phải dùng đến cảm xúc, trí tuệ để bày tỏ thái độ của mình trước một hiện tượng hay một giá trị mà cộng đồng đã coi là chuẩn mực. Như vậy cảm thức hoàn toàn là nhận thức chủ quan của một cá nhân nhưng văn hóa lại là hệ giá trị của cả một tập thể. Cảm thức văn hóa suy cho cùng chính là sự nhận thức lại (tác động của cả cảm xúc và trí tuệ) những giá trị chuẩn mực của một dân tộc hoặc cộng đồng.

Dưới đây chúng tôi sẽ khảo sát nội dung thơ Dương Thuấn để thấy được các Dương Thuấn đã cảm, đã tư duy về những giá trị văn hóa của cộng đồng của dân tộc ông - dân tộc Tày như thế nào.

Một phần của tài liệu Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)