. Dự TRÙ THỜI GIAN VÀ NGUỒN Lực CỦA Dự ÁN
5. RÚT NGẮN THỜI GIAN THỰC HIỆN Dự ÁN VỚI CHI PHÍ TĂNG LÊN ÍT NHẤT
đang xét không có công việc găng).
ưu tiên các công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất (để có thể nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khó khăn).
- ưu tiên các công việc có thời điểm khởi công hay hoàn thành sám nhất, ưu tiên các công việc thực tế đòi hỏi phải hoàn thành trước.
Ưu tiên các công việc theo ý muốn chủ quan hoặc ý nghĩa chính trị của con người. 4.32. Phương pháp phân phối nguồn lực
Một phưong pháp phân phối nguồn lực thường được sử dụng là phương pháp song song. Phương pháp song song được thực hiện từ thời điểm bắt đầu tiến hành dự án đến thời điểm cuối cùng. Lần lượt dừng lại ở các thời điểm bắt đầu và hoàn thành các công việc trên sơ đồ mạng.
Tại từng thời điểm có một số công việc kết thúc, một số công việc tiếp tục, một số công việc bắt đầu và một số công việc bị đẩy lùi từ thời điểm trước đó. Lập bảng danh sách cho tất cả các công việc này và xếp thứ tự theo quy tắc ưu tiên nàọ đó. Sau đó phân phối nguồn lực cho các công việc theo thứ tự ưu tiên đã lập đến hết giới hạn cho phép.
Những công việc còn lại vì không đủ nguồn lực sẽ bị đẩy lùi đến thời điểm sau. Tại thời điểm tiếp theo, các công việc đã bị đẩy lùi lại được đưa vào bảng để sắp xếp lại theo quy tắc ưu tiên đã chọn. Cứ thế quá trình sắp xếp, phân phối, đẩy lùi (nếu không đủ nguồn lực) được lặp lại cho đến hết.
Phương pháp nêu trên nghiên cứu từng thời điểm, tiến hành sắp xếp công việc dần dần trong suốt thời gian dự án.
5. RÚT NGẮN THỜI GIAN THỰC HIỆN Dự ÁN VỚI CHI PHÍ TĂNG LÊN ÍT NHẤT NHẤT
Hoàn thành đúng thời hạn là một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá sự thành công của dự án. Hơn thế nữa, rút ngắn thời gian thực hiện dự án mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Các hiệu quả kinh tế đó là:
- Đối với chủ đầu tư: sớm thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra và giảm thiệt hại vì ứ đọng vốn ở các giai đoạn đầu tư dở dang;
- Đối với nhà thầu: giảm thiệt hại vì ứ đọng vốn sản xuất kinh doanh và giảm chi phí cố định.
Nhưng để rút ngắn thời gian thực hiện dự án có thể có nhiều phương pháp. Có thể rút ngắn thời gian thực hiện dự án bằng cách cải tiến công nghệ thực hiện các công việc dự án, cải tiến tổ chức quản lý thực hiện dự án... Hoặc đơn giản hơn là rứt ngắn thời gian thực hiện một số công việc quan trọng (công việc trên đường găng) bằng cách tăng thêm nhân lực, MMTB, làm thêm giờ, tăng ca...
Nói chung, để rút ngắn thòi gian thực hiện dự án thì thông thường là kéo theo vấn đề tăng chi phí. về mặt kinh tế thì rút ngắn thời gian thực hiện dự án sẽ không còn ý nghĩa nếu chi phí cho việc rút ngắn thời gian vượt quá lợi ích kinh tế do nó đem lại, trừ trường hợp việc rát ngắn thòi gian thực hiện dự án mang ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng nào đó.
Bài toán rút ngắn thòi gian thực hiện dự án được đặt ra như sau: Thời gian thực hiện các công việc cùa dự án như bình thường theo phương án ban đầu được coi là thời gian tối ưu,
vì mỗi công việc của dự án có tầm quan trọng khác nhau, chi phí cho chúng cũng khác nhau, vậy ta cần phải rút ngắn thời gián thực hiện những công việc nào để làm sao đạt được mục đích với chi phí nhỏ nhất. Và cuối cùng, có thể rút ngắn thời gian tối đa là bao nhiêu.
5.1.Mô hình lý thuyết
Chi phí để thực hiện bất kỳ một công việc nào cũng có thể chia làm 2 loại là chi phí khả biến và chi phí bất biến.
Cấc chỉ phí bất biêh không thay đổi theo khối lượng công việc thực hiện mà phụ thuộc vào thời gian. Cấc số chi phí bất biến cơ bản là:
- Một bộ phận của chi phí quản lý như chi phí quản trị hành chính, lương bộ phận gián tiếp...
- Khấu hao tài sản cố định.
- Lương công nhân trả theo thời gian hoặc lương tối thiểu phải trả hàng năm dù dự án hoạt động hay không hoạt động.
Các khoản trừ dần hàng năm để bồi hoàn lại chi phí tiền sản xuất.
- Các khoản thuế và phí cố định hàng năm.
- Các khoản tiền thuê bất động sản cố định hàng năm.
Chi phí khả biến thay đổi theo khối lượng công việc, bao gồm cấc khoản chủ yếu là: - Chi phí nguyên vật liệu chính và phụ.
Chi phí năng lượng.
- Chi phí sử dụng MMTB phần phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm.
- Chi phí cho công nhân sản xuất theo lương khoán sản phẩm.
Khi rút ngắn thời gian thực hiện công việc thì thông thường chi phí khả biến sẽ tăng lên (do hoặc phải sử dụng công nghệ, MMTB, nguyên vật liệu... đắt tiền hơn hoặc tăng lương làm ngoài giờ cho công nhân...) và chi phí bất biến sẽ giảm đi như thể hiện trên sơ đồ hình 4.4.
thực hiện công việc.
Muốn giải bài toán trên một cách chính xác cần phải lập được phương trình của chi phí đối vói biến số thời gian. Đây là một việc làm phức tạp và khó khăn vì không đủ số liệu. Vì lý do đó, để giải bài toán này, người ta thường coi quan hệ giữa chi phí và thời gian thực hiện công việc là bậc nhất.
Bài toán được giải với trình tự như sau:
- Trước hết cần lập được sơ đồ mạng với thời gian thực hiện bình thường với chi phí được coi là tối thiểu.
-Rút ngắn dần thời gian thực hiện với điều kiện chi phí tăng lên là ít nhất. Muốn cho chi phí tăng lên ít nhất thì cần rút ngắn thời gian thực hiện trước hết ở công việc có mức tăng chi phí thấp nhất cho một đơn vị thời gian bị rút ngắn.
-Gọi mức tăng chi phí cho 1 đơn vị thời gian rút ngắn của công việc i-j là ey ta có công
- thức:
trong đó:
Cymax - chi phí ứng với thòi gian thực hiện tối thiểu ty1™1;
Cịjmm - chi phí tối thiểu tương ứng với thời gian thực hiện bình thường (được coi là tối ưu) tyop.
Đương nhiên, để rút ngắn thời gian thực hiện cả dự án thì ta chỉ rút ngắn thời gian của công việc nào có ảnh hưởng đến thời gian thực hiện cả dự án, nghĩa là chỉ rút ngắn thời gian thực hiện các công việc trên đường găng.
- Cứ tiếp tục rút ngắn thời gian thực hiện các công việc nằm trên đường găng cho đến khi còn có thể cho đến khi không thể rứt ngắn hơn được nữa, nghĩa là thời gian thực hiện ty = tymin.
Trong quá trình rút ngắn thời gian thực hiện các công việc trên đường găng cần liên tục tính toán lại sơ đồ mạng xem có xuất hiện đường găng mới không. Nếu có nhiều đường găng thì để rút ngắn thời gian thực hiện dự án phải rút ngắn thời gian của tất cả các đường găng.
5.2. Bài toán rứt ngắn thời gian thực hiện dự án với mức chỉ phí tăng ỉên ít nhất
Cho một dự án với sơ đồ mạng như hình 4.5 và các số liệu như bảng 4.5.
Thực hiện dự án với chế độ khẩn trương nhất của tất cả các công việc ta có sơ đồ mạng tương ứng như hình 4.6.
Tổng chi phí tăng lên là 2697 - 2040 = 657 tr. VNĐ có phải là nhỏ nhất không? Phương án rút ngắn như hình 4.6 về mặt thời gian đương nhiên là ngắn nhất (không thể rút ngắn hơn được nữa vì các công việc đều đã được thực hiện với chế độ khẩn trương nhất), nhưng chi phí như thế có thể chưa phải là thấp nhất.
Hình 4.5. Sơ đồ mạng xuất phát với chế độ làm việc bình thường Tổng chi phí 2040 ừ. đ.
Hình 4.6. Sơ đồ mạng với chế độ làm việc khẩn trương ở tất cả các công việc Tổng chi phí 2697 đ.v.
Bảng 4.5. Số liệu về chi phí thực hiện các công việc
t/t Công việc i-j Chế độ bình thường Chế độ khẩn trương e top (ngày) cmin (tr. đ) í“1 (ngày) cmax (tr. đ)
1 1-2 6 80 4 100 10 2 1-3 30 400 20 520 12 3 2-3 18 180 12 234 9 4 2-5 24 360 18 450 15 5 3-4 24 360 18 420 10 6 4-5 0 0 0 0 0 7 4-6 18 270 12 318 8 8 5-7 36 240 24 360 10 9 6-7 24 150 15 195 5
Nói khác đi, phương án thực hiện dự án như hình 4.7 chưa chắc đã tối ưu. Ta thử rút ngắn thời gian thực hiện các công việc của dự án theo các nguyên tắc như đã trình bày trong phần trên.
Nói khác đi, phương án thực hiện dự án như hình 4.7 chưa chắc đã tối ưu. Ta thử rút ngắn thời gian thực hiện các công việc của dự án theo các nguyên tắc như đã trình bày trong phần trên.
1. Trong tất cả các công việc nằm trên đường găng thì công việc 6-7 là có mức tăng chi phí đơn vị e là nhỏ nhất. Công việc này nếu thực hiện theo chế độ khẩn trương thì có thể rút ngắn từ 24 xuống còn 15 ngày. Nhưng liệu rút ngắn nhiều như vậy có thay đổi đường găng hay không? Vẽ lại sơ đồ mạng với thời gian thực hiện công việc 6-7 là 15 ngày (hình 4.7).
Hình 4.7. Sơ đồ mạng khi rút ngắn 6-7 từ 24 xuống còn 15 ngày
Theo sơ đồ mạng mới ta thấy xuất hiện đường găng mới 1-3-4-5-7 vói chiều dài 90. Như vậy từ sơ đồ mạng ban đầu ta rút ngắn 9 ngày của công việc 6-7 trên đường găng cũ 1-3- 4-6-7 vứi chiều dài 96 ngày, đáng lẽ thời gian thực hiện dự án chỉ còn 96 - 9 = 87.
Hình 4.8. Sơ đổ mạng khi rút ngắn 6-7 từ 24 xuống còn 18 ngày
Nhưng do xuất hiện đường găng mới (công việc 4-5 và 5-7 trở nên găng thay cho 4-6 và
6- 7) nên chỉ rút ngắn được 96 - 90 = 6 ngày. Vậy ta chỉ nên rút ngắn 6-7 đi 6 ngày thôi. Lúc đó cả 2 cặp công việc 4-5; 5-7 và 4-6; 6-7 sẽ đều găng. Ta có sơ đồ mạng mới hình 4.8.
7- 2. Theo sơ đồ mạng hình 4.8 thì lúc này có 2 đường găng là 1-3-4-6-7 và 1-3- 4-5-7. Để rứt ngắn thời gian thực hiện dự án thì cần rút ngắn thời gian thực hiện cả 2 đường găng. Có các phương án rút ngắn với mức tăng chi phí đơn vị như bảng sau:
t/t Tên các công việc có thể
rút ngắn Khả năng rút ngắn tối đa (ngày) Mức tăng chi phí đơn vị (tr.đ/ngày)
i 1-3 10 12
2 3-4 6 10
3 4-6 đồng thời với 5-7 6 8+10=18
4 6-7 đồng thời với 5-7 9 5+10=15
Công việc 4-6 có thể rút ngắn tối đa 6 ngày, công việc 5-7 có thể rút ngắn tối đa 12 ngày. Khi rút ngắn đồng thời 2 công việc này thì khả năng rót ngắn tối đa là 6 ngày.
Tương tự cho cặp công việc 6-7 đồng thời với 5-7. Vậy rút ngắn 3-4 là rẻ nhất.
Có thể rút ngắn 3-4 tối đa là 6 ngày từ 24 xuống còn 18 ngày. Ta có sơ đồ mạng mới hình 4.9.
Hình 4.9. Sơ đồ mạng khi rút ngắn 3-4 từ 24 xuống còn 18 ngày
2. Theo sơ đồ mạng hình 4.10 vẫn chỉ có 2 đường găng cũ. Muốn rút ngắn sơ đồ mạng này có các phương án theo bảng sau
t/t Tên các công việc rứt ngắn Khả năng rót ngắn tối đa Mức tăng chi phí đơn vị
1 1-3 10 12
2 4-ố đồng thời với 5-7 6 8+10=18
3 6-7 đồng thời với 5-7 3 5+10=15
Như vậy rút ngắn công việc 1-3 là rẻ nhất. Công việc này có thể rút ngắn tối đa là 10 ngày, từ 30 xuống còn 20.
Hình 4.10. Sơ đồ mạng khi rót ngắn 1-3 từ 30 xuống còn 20 ngày
Theo sơ đồ mạng mới ta thấy xuất hiện các công việc găng mới 1-2; 2-3 thay cho 1-3. Chính vì ỉỵ do đó ta rút ngắn 1-3 đi 10 ngày mà chiều dài đường găng chỉ rút được 6 ngày từ 84 xuống 78.
Vậy ta chỉ nên rút ngắn 1-3 đi ố ngày từ 30 xuống 24 thôi. Lúc đó cả 1-3 và cả cặp công việc 1-2; 2-3 đều sẽ găng.
Ta có sơ đồ mạng mới hình 4.11
Hình 4.11. Sơ đồ mạng khi rút ngắn 1-3 từ 30 xuống còn 24 ngày
4. Theo sơ đồ mạng hình 4.11 ta thấy 4 đường găng: 1-3-4-6-7; 1-3-4-5-7; 1-2-3-4-6-7 và 1-2-3-4-5-7. Lúc này công việc 3-4 đã được thực hiện theo chế độ khẩn trương nhất, ta có các phương án rút ngắn như bảng sau:
t/t Tên các công việc rút ngắn Khả năng rút ngắn tối đa Mức tăng chi phí đơn vị
1 1-3 và 1-2 2 22
2 1-3 và 2-3 4 21
3 5-7 và 4-6 6 18
4 5-7 và 6-7 3 15
Vậy ta rút ngắn đồng thời các công việc 5-7 và 6-7 với thòi gian rút ngắn tối đa đi 3 ngày (do công việc 6-7 có thời gian thực hiện khẩn trương nhất là 15 ngày). Ta có sơ đồ mạng mới hình 4.12.
Hình 4.12. Sơ đồ mạng khi rút ngắn 5-7 từ 36 xuống còn 33 ngày và 6-7 từ 18 xuống còn 15 ngày