- CHẾ ĐỊNH VỂ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỤNG
1 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng
3.2. Nội dung và công cụ quản lý chất lượng
-Quản lý chất lượng bao gồm tất cả các chức năng như lập kế hoạch chất lượng, tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh các hoạt động trong dự án nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hình 5.4 thể hiện các nội dung của công tác quản lý chất lượng (vòng tròn w. E. Deming)
Hình 5.4. Nội dung công tác quản lý chất lượng theo vòng tròn Deming Ghi chú:
p (plan) - lập kế hoạch chất lượng; D (do) - tổ chức thực hiện; c (check) - kiểm tra;
A (act) - điều chỉnh
3.2.1. Lập kế hoạch chất lượng
Đây là giai đoạn đầu tiên của quản lý chất lượng nhằm hình thành chính sách chất lượng. Lập kế hoạch chất lượng chính xác và đầy đủ sẽ giúp định hướng tốt các hoạt động tiếp theo, nó cho phép xác định mục tiêu, phương hướng phát triển chất lượng cho cả dự án theo một hướng thống nhất.
Lập kế hoạch chất lượng bao gồm các công việc:
- Xác lập mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng mà dự án theo đuổi;
- Xác định các khách hàng bên trong và bên ngoài, các đối tác mà dự án có liên hệ, chủ thể sẽ tiêu dùng sản phẩm của dự án;
- Xác định các nhu cầu và đặc điểm nhu cầu của khách hàng;
- Phát triển các đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ thoả mãn các nhu cầu đó;
- Phát triển các quá trình tạo ra các đặc điểm cần thiết của sản phẩm và dịch vụ;
- Xác định trách nhiệm của từng bộ phận của dự án với chất lượng dự án và chất lượng sản phẩm dự án và chuyển giao các kết quả lập kế hoạch cho các bộ phận.
Hình 5.5. Biểu đồ xương cá về nguyên nhân và hậu quả
Để bắt đầu quá trình lập kế hoạch cần có thông tin về: chính sách của dự án về lĩnh vực chất lượng; nội dung dự án; mô tả sản phẩm dự án (tốt nhất là những đặc điểm cu thể từ phía người tiêu dùng); các tiêu chuẩn và yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đối với các quá trình công nghệ; tài liệu về hệ thống chất lượng.
Trong quá trình lập kế hoạch chất lượng có thể áp dụng các công cụ sau:
- Phân tích lợi ích - chi phí;
Xác lập cấp độ mong muốn của các chỉ tiêu chất lượng dự án, xuất phát từ sự so sánh với các chỉ tiêu tương ứng của các dự án khác;
- Các dạng biểu đồ:
* Biểu đồ nguyên nhân - hậu quả (biểu đồ xương cá hay biểu đồ I-xi-ka-va) mô tả mối quan hệ nhân quả giữa nguyên nhân và các hậu quả hiện thời và tiềm ẩn. Hình 5.5 mô tả dạng chung nhất của dạng biểu đổ này;
* Sơ đồ khối mô tả mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của các phần tử khác nhau của hệ thống hay quá trình;
- Các thử nghiêm.
Kết quả của lập kế hoạch chất lượng là bản kế hoạch chất lượng (kế hoạch các biện pháp kỹ thuật - tổ chức đảm bảo hệ thống chất lượng dự án). Bản kế hoạch này phải trình bày các biện pháp cụ thể thực hiện chính sách chất lượng gắn với thời hạn thực hiện cụ thể, với người chịu trách nhiệm thực hiện, ngân sách và các chỉ tiêu đánh giá.
Trong kế hoạch chất lượng cần có các thủ tục tiến hành các biện pháp kiểm tra và thử nghiệm, danh mục các chỉ tiêu kiểm fra đối với tất cả các công việc và loại sản phẩm.
Trong kế hoạch chất lượng có thể gồm cả bản đồ công nghệ của một số quá trình phức tạp nhất định, các phiếu kiểm tra hưởng dẫn thực hiện một số bước cụ thể hay quá trình cụ thể thực hiện công việc.