Khái niệm đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 154)

. Quản lý dự toán công trình

1. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG

2.2.1. Khái niệm đánh giá tác động môi trường

Các tác động giữa dự án và môi trường gọi là tác động môi trường. Các tác động này mang tính chất biện chứng có nghĩa là chúng có tính chất qua lại lẫn nhau. Môi trường tác động dẫn đến việc hình thành dự án. Trong khi đó, dự án khi hình thành sẽ có những tác động nhất định ngược lại đến môi trường dự án. Quan hệ tác động qua lại này được biểu diễn trong hình 7.1

Hình 7.1. Tác động qua lại giữa dự án và môi trường

Khi dự án chưa được định hình thì các yếu tố môi trường tác động đến dự án dẫn tới việc hình thành tính chất, quy mô và địa điểm của dự án. Ví dụ, định hướng phát triển chiến lược của chính phủ và nhu cầu đòi hỏi nền kinh tế đặt ra yêu cầu về một dự án đường giao thông thông suốt với các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là các cửa khẩu .thương mại vì thế dần hình thành nên dự án xây dựng đường giao thông nối liền Hà Nội -Lạng Sơn. Rõ ràng là các yếu tố môi trường (chiến lược, yêu cầu của nền kinh tế,D) đã tác động và làm hình thành dự án xây dựng đường giao thông kể trên. Tại thời điểm dự án bắt đầu được hình thành, lúc này đã có thể xác định, dự báo và định lượng các tác động của dự án đến môi trường và chúng còn được kiểm chứng qua các tác động trên thực tiễn.

Mục đích của công tác đánh giá tác động môi trường có thể nhìn nhận từ 2 chiều là:

- Cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư cho dự án hoặc quyết định tiến hành các hoạt động dự kiến.

- Định hướng dự án theo hướng phát triển bền vững thông qua việc xác định các biện pháp củng cố tính bền vững và giảm thiểu tác hại phù hợp.

Tóm lại, đánh giá tác động môi trường có thể hiểu là một quá ưình mang tính hệ thống nhằm xác định, dự báo và đánh giá các tác động qua lại có thể có do sự xuất hiện hoạt động dự kiêh (dự án) sẽ xảy ra trong tương lai.

Một cách chi tiết, mục đích của việc đánh giá tác động môi trường là: Mục tiêu ngắn hạn:

- Nâng cao tính thân thiện với môi trường của các đề xuất thiết kế.

- Đấm bảo các nguồn lực được sử dụng một cách hợp lỷ và hiệu quả.

- Làm căn cứ ra quyết định đầu tư trong đó bao gồm cả việc định ra các điều kiện, điều khoản về môi trường cho quá trình triển khai thực hiện dự án. Mục tiêu dài hạn:

Bảo đảm cho sự an toàn và sức khỏe của con người.

- Loại bỏ các thay đổi vĩnh viễn gây hủy hoại đến môi trường sống.

- Duy trì các nguồn năng lựợng quý, khu vực tự nhiên và hệ sinh thái.

- Nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc triển khai thực hiện các dự án/hoạt động dự kiến.

Ở một mức độ nào đó, đánh giá tác động môi trường có vai trò quyết định đến việc tiến hành hay từ bỏ dự án. Tuy nhiên, nó khồng phải là công cụ để cản trở việc tiến hành dự án. Dự án có thể vẫn được tiến hành ngay cả khi trái với quan điểm của đánh giá tác động môi trường nhưng phải đảm bảo các bên có liên quan đã nhận thức đầy đủ về các hậu quả có thể gây ra đối với môi trường trong tương lai.

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 154)