CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 3.1 Khái niệm quản lý chất lượng dự án

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 115)

- CHẾ ĐỊNH VỂ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỤNG

CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 3.1 Khái niệm quản lý chất lượng dự án

1 Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng

CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 3.1 Khái niệm quản lý chất lượng dự án

3.1. Khái niệm quản lý chất lượng dự án

Quản lỷ chất lượng trong khuôn khổ quản lý dự án là hệ thống các phương pháp, phương tiện và hoạt động hướng tới việc thực hiện các yêu cầu và mong đợi của khách hàng dự án đối với chất lượng bản thân dự án và sản phẩm của nó.

Như vậy có nghĩa là ta có thể phân chia ra quản lý chất lượng bản thân dự án và quản lý chất lượng sản phẩm dự án. Để quản lý chất lượng bản thân dự án ta cần phải hiểu chất lượng của bản thân dự án là gì?

Hình 5.3. Chắt lượng sản phẩm dự án và chất lượng bản thân dự án

Theo quan niệm về quản lý chất lượng toàn diện thì đối với các sản phẩm thông thường, chất lượng được coi là toàn diện nếu nó không chỉ thoả mãn yêu cầu và mong đợi của khách hàng (các đặc tính vốn có) mà còn phải có các đặc tính "gán cho nó" như giao hàng đúng hạn, dịch vụ và giá cả. Đối với một dự án, các đặc tính vốn có là thuộc về sản phẩm dự án, còn các đặc tính đối với sản phẩm thông thường được coi là gán cho sản phẩm đó thì ở đây, hợp lý hơn nếu gán cho bản thân dự án. Nghĩa là, một dự án là thành công nếu sản phẩm của dự án thoả mãn các yêu cầu và mong đợi của khách hàng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, còn bản thân dự án thì phải được hoàn thành đúng thời hạn (giao hàng), trong khuôn khổ ngân sách đã định (giá cả) và với các điều kiện bàn giao thanh toán tốt nhất (dịch vụ). Đối với các dự án có xây dựng người ta còn đặt vấn đề về an ninh, an toàn và ít sự cố ưong thi công (hình 5.3).

Mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm dự án và chất lượng bản thân dự án có thể được miêu tả qua các ví dụ đơn giản sau:

- Các nỗ lực đảm bảo hoàn thành dự án đúng thời hạn bằng cách tăng cường độ làm việc có thể dẫri đến sự tăng lên của các sai lỗi trong các quá trình công nghệ, làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm. Nghĩa là, các nỗ lực đảm bảo chất lượng bản thân dự án có thể dẫn đến chất lượng kém của sản phẩm dự án.

- Các nỗ lực đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật của sản phẩm dự án dẫn đến sự kéo dài thời gian trong thực hiện các công việc hoặc dẫn đến nhu cầu tăng thêm về chi phí. Như vậy, các nỗ lực đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án có thể dẫn đến chất lượng không đảm bảo của bản thân dự án.

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 115)