. Quản lý dự toán công trình
4. ĐỊNH MỨC XÂY DỤNG
4.3.2. Hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình hiện hành
Hê thống định mức dự toán trong xây dựng bao gồm nhiều loại định mức đặc trưng và quy định cho các lĩnh vực khác nhau của quá trình xây dựng. Tùy theo mục đích quản lý khác nhau có các loại định mức dự toán khác nhau.
a) Theo phạm vi quản lý Nhà nước:
0 Định mức dự toán chung thống nhất toàn quốc do Bộ Xây dựng công bố.
giao thông, thủy lợi, nông nghiệp, bưu điện, năng lượng,□).
B Định mức dự toán nội bộ, còn gọi là định mức sản xuất (sử dụng trong nội bộ một doanh nghiệp để lập đơn giá thi công, giao khoán khối lượng, cấp phát vật tư, lập kế hoạch tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, lập giá dự thầu, dự toán thi công và thanh toán tiền công cho người lao động).
B Định mức công trình (áp dụng cho những công trình có điều kiện thi công đặc biệt, có áp dụng công nghệ mới, yêu cầu kỹ thuật đặc biệt cao,D) được Chính phủ cho phép lập định mức công trình lưu hành nội bộ trong phạm vithực hiện đầu tư xây dựng công trình đó.
b) Theo phạm vi quản lý chi phí của quy trình đầu tư xây dựng:
0 Định mức dự toán khảo sát xây dựng.
0 Định mức dự toán xây dựng công trình (phần xây dựng).
B Định mức dự toán xây dựng công trình (phần lắp đặt).
c) Theo mức độ tổng hợp của đơn vị tính chia ra:
B Định mức dự toán chi tiết: Định mức quy định về chi phí vật liệu, nhân công, máy theo hiện vật cho một đơn vị khối lượng công việc xây lắp riêng rẽ.
■Định mức dự toán tổng hợp: Định mức quy định về chi phí vật liệu, nhân công, máy theo hiện vật cho một đơn vị khối lượng công việc xây dựng tổng hợp (bao gồm nhiều loại công việc riêng rẽ có liên quan hữu cơ với nhau tạo nên một sản phẩm xây dựng tổng hợp).
d) Theo nội dung định mức kỹ thuật chia ra:
■Định mức vật tư xây dựng.
B Đinh mức sử dụng ca máy.
B Định mức kỹ thuật lao động.
Trong phạm vi của mình, tài liệu này tiến hành nghiên cứu cụ thể hệ thống định mức dự toán trên cơ sở quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình nhằm hệ thống hoá và hình dung một cách tốt nhất việc sử dụng hệ thống định mức dự toán trong việc xác định giá của sản phẩm xây dựng.
4.4. Quản lý định mức xây dựng
m Bộ Xây dựng công bố suất vốn đầu tư và các định mức xây dựng (bao gồm định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ): Định mức dự toán xây dựng công trình (Phần xây dựng, Phần khảo sát, Phần lắp đặt), Định mức dự toán sửa chữa trong xây dựng công trình, Định mức vật tư trong xây dựng, Định mức chi phí quản lý dự án, Định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và các định mức xây dựng khác.
H Các Bộ, Ưỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào phương pháp xây dựng định mức theo hướng dẫn hiện hành để tổ chức xây dựng, công bố định mức cho các công tác xây dựng đặc thù của Bộ, địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.
Đối với các đinh mức xây dựng đã có trong hệ thống định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kỹ thuật của công trình thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
■ Đối với các định mức xây dựng chưa có trong hệ thôrìg định mức xây dựng đã được công bố thì chủ đầu tư căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và phương pháp xây dựng định mức để tổ chức xây dựng các định mức đó hoặc vận dụng các định mức xây dựng tương tự đã sử dụng ở công trình khác để quyết định áp dụng.
■ Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kinh nghiệm để hướng dẫn, lập hay điều chỉnh các định mức xây dựng. Tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm về
tính họp lý, chính xác của các định mức xây dựng này.
Chủ đầu tư quyết định việc áp dụng, vận dụng định mức xây dựng được công bố hoặc điều chỉnh để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng xây dựng công trình.
Các Bộ, Ưỷ ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ hàng năm gửi những định mức xây dựng đã công bố trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
4.5.Nội dung định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng
Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm về thiết kế — thi công — nghiệm thu, mức cơ giới hoá chung trong ngành xây dựng, hang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng như: thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến, các vật liệu mớiũ
Hiện nay Bộ Xây dựng công bố "Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng" kèm theo cồng văn số 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 08 năm 2007 là tài liệu để các đơn vị, tổ chức tham khảo và áp dụng để lập Dự toán, Tổng dự toán xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
4.5.1. Nội dung hao phí trong định mức
Đinh mức dự toán quy đinh mức hao phí cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Nội dung định mức dự toán bao gồm:
■Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời riêng lẻ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Số lượng vật liệu đã bao gồm hao phí ở khâu thi công, riêng đối với các loại cát xây dựng đã kể đến hao hụt do độ dôi của cát.
■Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân (chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp) trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây dựng và công nhân phục vụ xây dựng (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm trong phạm vi mặt bằng xây dựng). Số lượng ngày cồng đã bao gồm cả lao động chính, phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công. Cấp bậc công nhân quy định trong tập định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác xây dựng.
■Mức hao phí máy thỉ công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ (kể cả một số máy phục vụ xây dựng có hoạt động độc lập tại hiện trường như máy thi công phục vụ gắn liền với dây chuyền sản xuất thi công xây dựng công trình) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
4.5.2. Sử dụng định mức dự toána) Kết cấu của định mức