Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 147)

. Quản lý dự toán công trình

6. KIỂM SOÁT CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỤNG CÔNG TRÌNH

6.2.2. Kiểm soát chi phí trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình

Giai đoạn thực hiện xây dựng công trình được xác định là kể từ sau khi ký kết họp đồng với nhà thầu thi công xây dựng công trình đến khi công trình được hoàn thành và thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

62.2.1. Kiểm soát chi phí trong thanh toán hợp đồng xây dựhg

Kiểm soát chi phí trong thanh toán họp đồng xây dựng phải bảo đảm giá trị thanh toán họp đồng (kể cả các khoản thanh toán do các yếu tố phát sinh hợp lý, nếu có) nằm trong giới hạn giá gói thầu hoặc không vượt Kế hớạch chi phí đã xác định. Trình tự và nội dung các công việc cần thực hiện:

- Căn cứ khối lượng dự toán, tiến độ thực hiện và các điều kiện họp đồng để kiểm tra, đối chiếu và so sánh khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán, phát hiện những bất hợp lý trong khối lượng đề nghị thanh toán của nhà thầu.

- Căn cứ vào các điều khoản về phương thức thanh toán, điều kiện thanh toán đã quy định trong họp đồng và khối lượng hoàn thành (hoặc mốc tiến độ thanh thanh toán) để kiểm tra giá trị đề nghị thanh toán, sự họp lý của các khoản đề nghị thanh toán cho các nhà thầu và giá trị thanh toán cho các phần công việc phục vụ dự án và chi phí quản lý dự án.

- Kiểm tra và giám sát các thay đổi trong nội dung công việc cần thực hiện của dự án, các phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, lập báo cáo đánh giá và đề xuất xử lý phát sinh về chi phí (nếu có).

- Lập báo cáo tiến độ và giá trị đã thanh toán theo từng thời điểm đã xác định và đối chiếu với kế hoạch chi phí, kiến nghị xử lý khi xuất hiện khả năng giá trị thanh toán vượt kế hoạch chi phí đã xác định.

Kiểm soát chi phí trong các công việc này được thực hiện thông qua các hệ thống báo cáo, bảng biểu theo dõi. Các báo cáo này được lập định kỳ và phản ánh các số

liệu chi phí của dự án theo các phần công việc đã thực hiện có đối chiếu so sánh với kế hoạch chi phí. Các báo cáo này thường xuyên được cập nhật và thông tin cho chủ đầu tư cũng như người quản lý dự án để có các biện pháp khống chế một khi thành phần chi phí nào đó của dự án có khả năng phát sinh ngoài kế hoạch đã dự định.

- Lập báo cáo đánh giá giá trị quyết toán cuối cùng của các hợp đồng với các nhà thầu. Lập báo cáo về giá tri các chi phí mà nhà thầu, chủ đầu tư còn cần phải thực hiện sau khi kết thúc họp đồng và đề xuất các giải pháp giải quyết các chi phí bổ sung, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Báo cáo này thực hiện trên cơ sở rà soát các trách nhiệm, nghĩa vụ theo họp đồng cần giải quyết liên quan đến chi phí của các nhà thầu và chủ đầu tư.

Trong giai đoạn này có thể thực hiện việc điều chỉnh các phần chi phí của bộ phận cong trình, hạng mục công trinh hoặc các phần chi phí khác những vẫn phẩi bảo đảm không vượt kế hoạch chi phí.

6.22.2. Kiểm soất chi phí trong quyết toán vôh đầu tư xây dựng công trình

Kiểm soát chi phí trong quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trinh phải bảo đảm các chi phí đưa vào giá trị quyết toán vốn đầu tư phải là các chi phí hợp pháp đã thực hiện cho đầu tư xây dựng công trình (kể cả các khoản chi phí do điều chỉnh, phát sinh).

Trình tự và nội dung các công việc cần thực hiện:

- Toàn bộ các khoản mục chi phí trong hồ sơ quyết toán sẽ được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo rằng các chi phí đã thực hiện là đứng nội dung chi phí và hơp lý, hợp pháp.

- Lập báo cáo cuối cùng về giá trị quyết toán vôh đầu tư xây dựng công trình, so sánh với Kế hoạch chi phí và giá trị tổng mức đầu tư được phê duyệt.

Việc kiểm soát được coi là đạt mục tiêu khi giá trị quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình nằm trong Kế hoạch chi phí, không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

- Lập kế hoạch lưu trữ số liệu về chi phí xây dựng công trình. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm, nguyên tắc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình?

2. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình bao gồm những thành phần nào? Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư? Các trường hợp được phép điều chỉnh tổng mức đầu tư?

3. Thành phần và phương pháp xác định các thành phần của dự toán xây dựng công trình? Thẩm tra và điều chỉnh dự toán công trình?

4. Định mức xây dựng công trình là gì? Các loại định mức xây dựng? Trình bày mục đích, vai trò của hệ thống định mức xây dựng?

5. Yêu cầu đối với định mức dự toán xây dựng công trình? Trình bày nội dung của định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng và phương pháp sử dụng định mức này?

6. Phân biệt đơn giá xây dựng và đơn giá xây dựng công trình? các loại đơn giá xây dựng?

7. Trình bày nội dung và phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình?

8. Trình bày khái niệm, vai trò và mục đích của kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình? Trình bày nội dung kiểm soát chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình?

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 147)