Các phương pháp xử lý rủi ro dự án

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 167)

. Quản lý dự toán công trình

1. QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG

3.3. Các phương pháp xử lý rủi ro dự án

3.3.1. Phương pháp phân chia rủi ro

Phân chia rủi ro giữa các thành viên dự án là một phương pháp xử lý rủi ro có hiệu quả. Lý thuyết cũng như thực tế cho thấy rằng càng nhiều các phần tử song song thì hệ thống càng vững chắc, càng thấp xác suất bị ngùng hoạt động. Vì vậy, phân chia rủi ro giữa các thành viên dự án nâng cao mức độ tin cậy rằng dự án sẽ đạt kết quả cuối cùng. Đồng thời, sẽ hợp lý hơn nếu trao trách nhiệm chính về một loại rủi ro nào đó cho một thành viên nhất định nào đó

mà thành viên ấy có khả năng cũng như năng lực hơn cả trong việc tính toánvà kiểm soát loại rủi ro đang xét.

Phương pháp phân chia rủi ro thông thường được áp dụng cho các thành viên mà hoạt động của họ ít liên quan trực tiếp vói nhau.

Việc phân chia rủi ro dự án cần được thực hiện trong khi lập kế hoạch tài chính của dự án và khi ký kết các hợp đồng. Cần phải hiểu rằng, việc tăng giảm rủi ro cho các thành viên dự án phải kéo theo sự thay đổi trong phân chia thu nhập từ dự án. Vì vậy trong đàm phán cần phải làm rõ các vấn đề:

- Xác định khả năng của các thành viên dự án về ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả của các sự kiện rủi ro.

- Xác định mức độ rủi ro mỗi thành viên dự án phải chịu. Bàn bạc, nhất trí về mức đền bù rủi ro.

- Tuân thủ nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ rủi ro và thu nhập giữa các thành viên dự án.

- Bảng 7.7. Tính chất của các phương pháp phân tích rủi ro dự án tít Phương pháp Đặc điểm

1 Phân tích xác suất Xác suất xuất hiện rủi ro, thiệt hại được xác định trên cơ sở các thông tin thống kê của giai đoạn trước với sự xác lập vùng rủi ro, sự

thiếu/đủ của vốn đầu tư, hệ số rủi ro (tỷ suất lợi nhuậ kỳ vọng). . 2 Phân tích chuyên

gia Phương pháp được áp dụng khi thiếu hoặc không đủ lượng thông tin cần thiết. Nội dung của phương pháp là sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong đánh giá mức độ rủi ro của các quá trình cụng như chính dự án.

3 Phương pháp

tương tự Sử dụng cơ sở dữ liệu của các dự án tương tự đã thực hiện. Phương pháp được sử dụng khi môi trường bên trong và bên ngoài của dự án và các tiêu bản giống nhau về các thông số cơ bản như quy mô, phương pháp và kỹ thuật thực thi, công nghệ...

4

Phương pháp chỉ tiêu cực trị (phân tích hoà vốn)

Xác định mức độ vững chắc/tin cậy của dự án trong quan hệ với các thay đổi có thể về các điều kiện thực hiện.

5

Phân tích độ nhạy Phương pháp cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu kết quả thực hiện dự án với các giá trị khác nhau của các biến số dự án. 6 Phân tích các kịch

bản phát triển Phương pháp đề xuất một vài phương án (kịch bản) phát triển của dự án và đánh giá, so sánh. Thông thường người ta tính các phương án (kịch bản) bi quan, lạc quan và bình thường đối với các thay đổi có thể của các biến số.

7

Phương pháp cây quyết định

Đề xuất phân nhánh theo từng bước quá trình thực hiện dự án kèm theo đánh giá rủi ro, lợi - hại, chi phí...

8 Các phương pháp

mô phỏng Dựa trên xác định giá trị các chỉ tiêu kết quả theo* từng bước nhờ tiến hành thử nghiệm nhiều lần với mô hình. Ưu điểm là tính khách quan của các tính toán, dễ hiểu, dễ chấp nhận và có sự đánh giá kết quả phân tích dự án của tất cả các thành viên quá trình lập kế hoạch. Một trong những nhược điểm chính là chi phí cao.

3.3.2. Phương pháp dự phòng

Dự phòng cho các trường hợp chi phí không lường trước là một trong những biện pháp đấu tranh với rủi ro. Biện pháp này xác lập mối quan hệ giữa các rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến giá thành dự án và lượng kinh phí cần thiết để vượt qua khó khăn trong thực hiện dự án.

Giá trị của dự phòng phải lớn hơn hoặc bằng dao động của các thông số dự án theo thời gian. Nhưng đồng thời, chi phí cho dự phòng phải không lớn hơn chi phí cho việc phục hồi dự án sau rủi ro. Kinh nghiệm nước ngoài cho phép mức tăng chi phí cho dự án từ 7 đến 12% do dự phòng.

Dự phòng là xác lập mối quan hệ giữa các rủi ro tiềm ẩn làm thay đổi giá thành dự án và lượng dự phòng cần thiết để khắc phục hậu quả trong quá trình thực hiện dự án.

Phương tiện dự phòng có thể là tiền, thời gian, nhân công, MMTB.

Dự phòng là chi phí thêm để khắc phục rủi ro. Nhưng đồng thời khắc phục rủi ro có mục đích và có khả năng làm tăng lợi nhuận cho dự án.

Một trong những điều kiện cần để dự án thành công là dòng thu phải luôn luôn lớn hơn dòng chi tại tất cả các bước tính toán. Với mục đích hạn chế rủi ro trong lĩnh vực tài chính cần phải thành lập một mức độ đảm bảo nhất định có tính tới các dạng rủi ro sau:

- Rủi ro xây dựng dở dang, nghĩa là tại thòi đoạn tính toán không có các khoản thu theo kế hoạch do công trình chưa được nghiệm thu, bàn giao, thanh toán.

- Rủi ro liên quan đến giảm thu do lượng tiêu thụ bị giảm trong ngắn hạn.

- Rủi ro thuế, liên quan đến việc vì lý do nào đó không sử dụng được quyền miễn/giảm thuế hay sự thay đổi trong chính sách pháp luật về thuế.

- Rủi ro liên quan đến việc thanh toán không đúng hạn của chủ đầu tư.

Để đảm bảo cho các trường hợp này cần thiết phải lập quỹ dự phòng và phân phối vào đó một lượng phần trăm nhất định từ thu nhập do tiêu thụ sản phẩm.

3.3.3. Bảo hiểm

Trong trường hợp thành viên dự án không đủ khả năng tự thực thi dự án khi xuất hiện sự kiện rủi ro nào đó thì cần phải tiến hành bảo hiểm rủi ro. Bảo hiểm rủi ro về bản chất là trao rủi ro cho hãng bảo hiểm chịu trách nhiệm với một lượng chi phí nhất định được thống nhất trong hợp đồng bảo hiểm.

cửa, vật kiến trúc, tírih mạng con người, bảo hiểm xe máy thiết bị, bảo hiểm tài sản nói chung, bảo hiểm cho một số trường hợp sự cố hoặc thiên tai bão lũ...

Bảo hiểm vật chất thông thường được ký kết giữa một bên là người bảo hiểm và bên kia là người được bảo hiểm. Trong đó, người bảo hiểm chịu trách nhiệm đền bù cho người được bảo hiểm hoặc một người nào đó khác được chỉ ra trong hợp đồng, khoản thiệt hại do sự kiên rủi ro được bảo hiểm gây ra. Lượng đền bù nằm trong khoảng nhất định đã được chỉ ra trong họp đồng. Đương nhiên, trước hết, người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm một lượng tiền nhất định tuỳ theo dạng hợp đồng bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm.

Trong trường hợp cần thiết người bảo hiểm được quyền phân tích rủi ro, thậm chí có thể thẩm định dự án

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các quan điểm về mặt nhân đạo và kinh tế trong an toàn và bảo hộ lao động? Quy định pháp lý về an toàn lao động?

2. Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động? Trình bày các quy định về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động?

3. Môi trường là gì? Trình bày các quy định pháp lý về quản lý môi trường trong xây dựng?

4. Rủi ro là gì? Phân biệt rủi ro và bất định? Quản lý rủi ro dự án là phải làm những công việc gì?

5. Phân tích rủi ro dự án là phải làm những công việc gì? Một dự án có thể gặp những loại rủi ro nào? Do các nguyên nhân nào gây nên? Các loại rủi ro đó có thể dẫn đến những thiệt hại gì?

6. Trình bày nội dung các phượng pháp phân chia rủi ro, phương pháp dự phòng và phương pháp bảo hiểm.

CHƯƠNG 8

THANH TOÁN VổN ĐẦU Tư XÂY DỤNG CÔNG TRÌNH

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Trang 167)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(182 trang)
w