Giọng điệu

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 98)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Giọng điệu

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên thì “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm

thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”.

Mỗi nhà văn có giọng điệu riêng. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, tình cảm ,thái độ, thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò to lớn trong việc tạo nên phong cách mỗi nhà văn. Nền tảng của giọng điệu chính là cảm hứng chủ đạo của nhà văn. Nhà văn đặt mình ở vị thế nào thì sẽ có giọng điệu thích hợp ở vị thế đó. Nếu nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán thì sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo. Ngược lại, nếu nhà văn có cảm hứng ngợi ca thì sẽ có giọng điệu trữ tình.

99

Nguyễn Tuân là một nhà văn đa giọng điệu với nhiều cung bậc khác nhau. Có giọng trữ tình, giọng trào phúng và đặc biệt là giọng khinh bạc…Ở mỗi giai đoạn khác nhau ta thấy nhà văn có giọng điệu riêng. Trong Yêu ngôn, Nguyễn đã tìm được âm điệu riêng để thể hiện chủ âm đó là giọng điệu trữ tình.

Trong sáng tác văn chương, các nhà văn, nhà thơ thường sử dụng phương thức trữ tình để bày tỏ những trạng huống tình cảm, tâm hồn mình trước thế giới, tạo vật. Trữ tình là phương thức “phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và

nhân sinh”[14, tr.373].

Trữ tình là giọng điệu nghệ thuật cơ bản được Nguyễn Tuân sử dụng trong suốt quá trình sáng tác mà nổi bật là ở tập Yêu ngôn. Nhà văn trân trọng, nâng niu những giá trị văn hóa cổ truyền tốt đẹp của cha ông xưa, viết về một thời vang bóng, giọng điệu của Nguyễn Tuân đầy vẻ lắng sâu, da diết. Đây là không gian gợi nhiều ấn tượng cho nho sinh còn mải mê nghiệp đèn sách “Hòe hoa hoàng, cử tử mang. Thấy dặm hòe ngả màu vàng, lòng những người có chữ bắt đầu bận bịu. Dưới mảnh trời sụt sùi, hòe vàng nở đều làm ấm lại lòng người sĩ tơ tưởng đến sự hiển đạt về sau này. Màu vàng của sắc hoa nơi dặm hòe dài đã nhắc bao nhiêu học trò vùng Sơn Nam hạ nghĩ đến màu vàng một tấm giấy cáo trục phong tặng hoặc là phần hoàng mai sau cho hai đấng sinh thành”. Những câu văn nhiều thanh bằng, đọc lên mà như lắng nghe cảm nhận được những xúc động sâu lắng trong tâm tưởng một người rất gắn bó với những gì thuộc về thời xa xưa ấy.

Đọc Yêu ngôn, những trang viết về cảnh núi non sông nước hay cảnh phố phường chợ búa, những gì là linh hồn của ngàn xưa đất nước bao giờ cũng trĩu nặng yêu thương và tự hào. Đó là những cửa ô quen thuộc của đất

100

kinh kỳ: “Ông cụ không bỡ ngỡ với một cửa ô nào cả, Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy, Ô Yên Phụ, Ô Quan Chưởng, Ô Đống Mác, Ô Cầu Rền, cửa ô nào đối với ông già cũng là một cái quê hương”. Câu văn liệt kê những cửa ô chính – một trong những nét đặc trưng riêng của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Là một nhà văn của chủ nghĩa duy mĩ, ông chủ trương tôn thờ cái đẹp không mang tính vụ lợi, Nguyễn Tuân say mê khám phá thế giới bí mật của ngàn xanh – đỉnh non Tản và tô đậm hơn màu sắc huyền ảo vốn có của truyền thuyết xưa: “Thần núi và vị hoàng tử trước kia đã là hai tình địch, một thiên tình sử thoát phàm trong cái mơ hồ vô tận ở tít trên một chỏm non xanh, ở tít tận dưới đáy thủy cung. Hai kẻ tình thù mỗi lúc đánh ghen nhau thì muôn ngàn sinh linh đồ thán. Mỗi một kì đánh ghen, nước các vùng lại đổ về như thác và dâng cao mãi lên, đỉnh non Tản muốn cho khỏi ngập dưới làn nước ghen oán, lại có dịp để ngoi cao thêm nữa, thêm mãi. Trời, bao giờ cho nàng công chúa đẹp kia mất tích hẳn đi để Nước ấy và Núi kia được trở lại với sự yên nghỉ muôn thuở”. Câu chuyện được mở đầu bằng một câu hát rất hay: “Núi cao sông hãy còn dài. Năm năm báo oán đời đời đánh ghen” càng thi vị hóa thêm cốt truyện.

Yêu ngôn, thế giới nhân vật phần nhiều là những con người dị biệt

với số phận khác thường. Đó là những kiếp tài hoa nghệ sĩ, với những con người này, bao giờ Nguyễn Tuân cũng dành cho họ tình cảm trân trọng. Nhà văn mượn tâm trạng của nhân vật ông khách để tiếc thương cho cuộc đời Ấm Đới – một kiếp tài tử đa truân: “Lòng ông khách đi chi tiền hát cũ ra về, giờ mới thấy ngậm ngùi cho cuộc sống của làng chơi lúc xế chiều, tiền hết sức khỏe hết, cái tài hoa còn giữ lại cũng chỉ là thừa. Ông nghĩ hộ cho người, ông nghĩ luôn thể cho riêng ông. Ông thấy rằng ca và nhạc và cái thanh sắc ở người đàn bà là thực đấy, nhưng đã có bao giờ những cái ấy có thể trở nên

101

một cái bền tốt cho một đời sống của tình cảm. Ở đấy gió giời chúa hay giở mặt, nước nông mà lại hay có sóng ngầm” (Đới roi).

Trong Chùa Đàn, ta còn thấy niềm xót thương của tác giả trước người nghệ sĩ đang đổi mạng sống của mình để lấy tiếng đàn: “Bá Nhỡ ngồi trước mặt kia, sinh mệnh chỉ còn dính vào cuộc đời bằng một vài khổ đàn nữa thôi. Tắt bản đàn là cuộc đời người đang xuống cái đầu gẩy bằng sừng bò tót kia cũng hết luôn. Hơi tơ thiểu não như lời gửi gấm giối giăng. Nó buồn rộng ra nhòe quá một tiếng lên đường. Thôi thì đây cũng là những tiếng cuối cùng của đời” (Chùa Đàn).

Có thể nói, với giọng trữ tình chủ đạo Yêu ngôn đã tạo thành một thế giới riêng mang màu sắc kì ảo trong văn chương Nguyễn Tuân. Khác với tùy bút là giọng khinh bạc hay trào phúng, giễu nhại thì chất giọng trữ tình này thích hợp để Nguyễn tìm về vẻ đẹp xưa cũ, thể hiện niềm tiếc nuối về vẻ đẹp chỉ còn vang bóng một thời.

102

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo. Tên tuổi của ông gắn liền với thể tài tùy bút. Tuy nhiên, với tập truyện ngắn

Vang bóng một thời, ông được coi là một cây bút xuất sắc…Trong tác phẩm

của Nguyễn Tuân, bên cạnh những trang văn tìm về vẻ đẹp xưa giờ chỉ còn vang bóng còn tồn tại những tác phẩm mang tính chất kì ảo lấy tên là Yêu ngôn. Tập truyện này bao gồm những tác phẩm đặc sắc như: Khoa thi cuối cùng, Rượu bệnh, Đới roi, Xác ngọc lam, Lửa nến trong tranh, Trên đỉnh non

Tản, Chùa Đàn (Tâm sự của nước độc), Loạn âm.

Chọn đề tài Yếu tố kì ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân, luận văn mong muốn làm rõ thế giới nghệ thuật độc đáo trong văn chương Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận đầy đủ hơn sự nghiệp sáng tác của tác giả vốn từ trước tới giờ vẫn được đánh giá chủ yếu ở thể tùy bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Đồng thời, nghiên cứu yếu tố kì ảo trong tập truyện Yêu ngôn cũng là để làm rõ hơn những giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của loại truyện kì ảo được vận dụng trong văn học đương đại, qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi của thể loại truyện này.

2. Yếu tố kì ảo là một sợi dây nối kết không gian với thời gian nghệ thuật để tạo nên những nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường. Là một nhà văn luôn khao khát kiếm tìm những cảm giác mới lạ, mãnh liệt, cùng với trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình, Nguyễn Tuân đã vượt thoát khỏi ranh giới hiện thực quen thuộc để tìm đến với thế giới khác – thế giới của Yêu ngôn. Trong thế giới ấy có sự hòa trộn hai cõi âm – dương, ma và người.

103

Sống trong một xã hội ngột ngạt của chế độ thực dân phong kiến, với một nhà văn cá tính như Nguyễn Tuân thì tìm về thế giới của những điều kì ảo cũng là một cách thể hiện kín đáo bản lĩnh cá nhân cũng như thái độ của mình trước thời cuộc và xét đến cùng, viết về thế giới kì ảo cũng là để nói về cuộc sống của con người. Ở đó, ta vẫn bắt gặp những khung cảnh sống, nét đẹp truyền thống của cha ông xưa với những nét văn hóa đặc thù của Việt Nam: truyền thống hiếu học, cốt cách của nhà Nho tài tử..

Tạo nên thế giới kì ảo trong Yêu ngôn phải kể tới không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo. Đó có thể là không gian quen thuộc của một làng nghề làm giấy bên Hồ Tây, là khung cảnh trường thi, một cửa ô Thăng Long xưa…Cũng chính ở đây, chúng ta bắt gặp cảnh vật quen thuộc của làng quê Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. Điều đặc biệt hơn, những khung cảnh quen thuộc ấy được phản chiếu qua yếu tố kì ảo để mang màu sắc “liêu trai” hơn. Thời gian nghệ thuật cũng được xây dựng bằng thủ pháp nghệ thuật để trở thành hư ảo, vĩnh hằng và đó cũng là thời gian chất chứa đầy tâm trạng.

Bên cạnh số phận của những con người có nét tính cách dị biệt, phi thường còn là thế giới của nhân vật ma – đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa hai thế giới âm dương và nó cũng chính là cái bóng phản chiếu cuộc đời và số phận con người. Với đặc trưng của bút pháp lãng mạn là đẩy sự vật, hiện tương đến chỗ khác thường, dị biệt, trong Yêu ngôn ta còn bắt gặp những cảnh, những vật kỳ lạ. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, tạo nên sức hấp dẫn của Yêu ngôn.

Với bút pháp phóng đại đặc tả cùng với thủ pháp lạ hóa ngôn từ, mỗi câu chuyện trong Yêu ngôn chứa đầy hàm nghĩa và mang yếu tố biểu tượng, tượng trưng. Cũng giống như mọi tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm giàu giá trị tạo hình, tạo cảnh, đầy từ Hán Việt cổ kính…Nhưng đặc

104

trưng rõ nhất trong tác phẩm đó là yếu tố kì ảo tạo thêm tính đa nghĩa cho tác phẩm.

Viết về thế giới kì ảo, cõi ma, cõi tiên Nguyễn Tuân không hề gây cảm giác hoang mang cho người đọc. Nhà văn gửi gắm trong đó những triết lý nhân sinh, những gợi mở suy nghĩ về số phận con người, lòng trắc ẩn và tình người, về lối sống ân nghĩa trước sau của người Việt Nam. Cội nguồn

của Yêu ngôn chính là những giá trị nhân bản ấy, chính điều đó khiến giá trị

của tập truyện này tồn tại vững bền cùng thời gian.

3. Trong văn chương đương đại, thể loại truyện kì ảo đang phát triển. Nó làm nên sức mới lạ, hấp dẫn cho những tiểu thuyết được dư luận chú

ý: Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Sự tích một ngày đẹp

trời (Hòa Vang)…Tiếp sức cho dòng văn học này là những bước đi khởi đầu

từ Yêu ngôn của Nguyễn Tuân. Về phương diện này, những giá trị về nội

dung, nghệ thuật mà Yêu ngôn đem lại vẫn hòa mình vào dòng văn học kì ảo hôm nay để tạo nên những giá trị mới mẻ.

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Lê Huy Bắc (2009), Đặc trưng truyện ngắn Anh, Mỹ, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội .

3. Đinh Thị Thanh Bình (2011), Truyện ngắn tùy bút Nguyễn Tuân

nhìn từ góc độ tiếp nhận (Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn), ĐH sư phạm

Hà Nội 2.

4. Lê Nguyên Cẩn (1999), Cái kì ảo trong tác phẩm Balzac, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Huệ Chi, Đặng Thị Hảo, Trần Hải Yến (biên soạn – 1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Dung (2003), Thế giới kì ảo trong mộng, một

phương thức phản ánh đặc biệt về thế giới kì ảo của người xưa, Tạp chí Văn

hóa dân gian (số 6), tr.33-40.

8. Trương Đăng Dung (1990), Các vấn đề khoa học văn học, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Trương Đăng Dung (2002), Phương thức tồn tại của tác phẩm

văn học, Tạp chí văn học (số 7), tr. 36-47.

10. Trương Đăng Dung (2002), Phương thức tồn tại của tác phẩm

văn học, Tạp chí văn học (số 8), tr.7-18.

11. Nguyễn Tiến Dũng (2011), Yếu tố kì ảo trong truyện kinh dị Việt

106

12. Hà Minh Đức – Đỗ Văn Khang – Phạm Quang Long – Phạm Thành Hưng – Nguyễn Văn Nam – Đoàn Đức Phương – Trần Khánh Thành – Lý Hoài Thu (2001), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Lê Thị Hiền (2005), Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn

Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng tám năm 1945 (Luận văn thạc sĩ khoa

học ngữ văn), ĐH KHXH và NV.

14. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

16. Mã Giang Lân – Hà Văn Đức – Bùi Việt Thắng – Phạm Xuân Thạch (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 – 1930, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

17. Phương Lựu (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam, Thành Thế Thái Bình (1998),

Lí luận văn học (tập 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. M.Lốtman (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch) (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại – Nghĩ tiếp, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

21. Bồ Tùng Linh (2003), Liêu Trai chí dị, Nxb Văn học, Hà Nội. 22. Ngô Tự Lập, Lưu Sơn Minh (tuyển chọn và giới thiệu) (1998),

Đêm bướm ma(Tuyển truyện ma Việt Nam), Nxb Văn học, Hà Nội.

23. Tôn Thảo Miên (2001), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

107

24. Lưu Sơn Minh (tuyển chọn) (2003), Truyện không nên đọc và lúc

giao thừa (Tuyển tập truyện ma Việt Nam tiêu biểu), Nxb Văn học, Hà Nội.

25. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Con đường đi vào thế giới nghệ

thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hóa, Huế.

27. Vương Trí Nhàn (1996), Lời giới thiệu Nguyễn Tuân qua truyện

dài Quêhương, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng.

28. Vương Trí Nhàn (2005), Nguyễn Tuân và một tư duy nghệ thuật kiểuLiêu Trai, Báo Văn nghệ (số 4), tr.8-21.

29. Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút đời người, Nxb Trẻ, Hà Nội. 30. Vương Trí Nhàn (2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện

đại hóa trong Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1975, Nxb Đại học

quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 1, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

33. Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính

sáng tạo (tái bản lần 3), Nxb Văn học, Hà Nội.

34. Trần Đình Sử (2000), Thi pháp học, Nxb Văn học, Hà Nội.

35. Trần Đình Sử (2001), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

37. Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2008), Giáo trình Lý luận văn học, tập 1, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

108

38. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề về Thi pháp học hiện đại,

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)