Tính phóng đại đặc tả

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 93)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.1.4. Tính phóng đại đặc tả

Tính phóng đại đặc tả là đặc trưng nổi bật của bút pháp lãng mạn: say mê cái dị biệt, độc đáo, phi thường. Nguyễn Tuân là một nhà văn của chủ nghĩa lãng mạn, bằng trí tưởng tượng bay bổng và cảm hứng ông đã triệt để sử dụng nghệ thuật phóng đại để đặc tả thế giới kì ảo trong Yêu ngôn.

Trong Rượu bệnh, nhà văn đã xây dựng hình ảnh một nhân vật đặc biệt, không biết đói, chỉ thấy khát và thèm rượu mà thôi. Một người say rượu, khát rượu là nhân vật quen thuộc trong văn chương: những tiên thơ như Lý Bạch, Tản Đà..hay những hình tượng nhân vật như Tự Lãng, Chí Phèo…nhưng say như đến Bố Ô thì có một không hai vì cái say đã được đẩy đến đỉnh điểm. Đến những ngày cuối cùng, khi mà bụng dạ Bố Ô chỉ còn chịu được thứ nước dầm men thì Bố Ô triền miên trong những cơn say và khát rượu, “mười chén, ba mươi chén, chén nào Bố Ô cũng chỉ làm có một hơi, nhanh và ngon như kẻ khát đường vớ được nước suối rừng, vục nón xuống mà múc lấy múc để”. Rượu vào đến đâu là chân lông ông già lại đẫm tuôn mồ hôi ra đến đấy, nhiều dòng nước trắng cứ theo mỗi chân tóc mà tuôn mạnh ra. Đến một lúc, rượu còn làm biến đổi cả thân hình Bố Ô: “mặt Bố Ô bị rượu chuốt theo hình một cái hũ, cằm dài ra đúng đường lượn của cổ hũ, bụng chửa uốn lên như dáng chóe và hai cái chân thời thật là một đôi nậm: bắp đùi thu ngắn và bạnh phồng lên, ống chân thì thót ngẵng dài mãi ra. Những đường cong, có bao nhiêu đường cong nơi thân thể con rượu đều dập đúng những đường lượn của những đồ vật bằng sứ bằng thủy tinh vốn dùng vào việc đựng rượu xưa nay”. Thậm chí, khi trên người Bố Ô nổi lên những khối ung thư quái dị to bằng quả trứng ngỗng, lúc vỡ ra thì phì ra thứ nước trắng, cay mà ruồi nhặng hút

94

vào là “đều say ngất đi như bị thuốc mê, cánh cụp lại và chân cẳng co ngửa lên giời rụng ngã xuống mặt chiếu”. Nếu trong Chí Phèo của Nam Cao, anh Chí triền miên trong những cơn say dài vô tận thì trong Bố Ô cái say còn dữ dội và khủng khiếp hơn nhiều đó là bị hoả thiêu trong rượu. Khi bị hỏa hoạn, xác Bố Ô cháy và biến thành một khối men lớn – thứ bột men ấy có thể luyện thành những hòn men để ủ rượu. Đọc đến đây, người đọc không khỏi ngỡ ngàng trước cách miêu tả ấn tượng của Nguyễn Tuân.

Trong văn học kì ảo, người đọc thường bắt gặp sự hóa thân lạ kì, điều này cũng tạo nên sự khác biệt, phi thường. Ở Yêu ngôn cũng vậy, trong những giây phút cuối cùng của đời mình khi Bá Nhỡ cầm cây đàn định mệnh, dường như bao nhiêu sức mạnh và tinh hoa của Bá Nhỡ đều dồn vào từng phím đàn, chạm tới đỉnh cao của nghệ thuật cũng là lúc mà máu trong cơ thể thấm ra ngoài khiến bộ quần áo trắng của người nghệ sĩ “vụt trở nên vóc đại hồng – trông hệt một người phục sức để ăn thượng thọ”. Hình ảnh uy nghi này tượng trưng cho niềm đam mê nghệ thuật đích thực đó là vì con người, để hồi sinh một tâm hồn mê lạc.

Đi khắp thế giới của Yêu ngôn, ta có thể bắt gặp hàng loạt bút pháp phóng đại như vậy, đó là những hòn sỏi có nhân ở suối Tịch Mịch mà nhân của nó là cơm, gạo, rượu (Trên đỉnh non Tản); những tờ giấy chỉ cần bàn tay cô Dó trở nên linh hồn (Xác ngọc lam); ngọn nến có thể thắp sáng trong tranh mà tranh vẫn nguyên vẹn (Lửa nến trong tranh); là cái bóng cậu Lãnh Út in hằn vào tường bởi ngồi bất động hàng năm trời vì thương nhớ vợ đến nỗi lấy vôi đặc quét không xóa đi được (Chùa Đàn)…

Có thể nói yếu tố phóng đại là đặc trưng để tạo dựng nên thế giới Yêu ngôn với tính kì ảo của nó.

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)