Tạo lớp từ chuyên biệt phong phú và cách dùng từ Hán Việt tạo

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 96)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.1.6. Tạo lớp từ chuyên biệt phong phú và cách dùng từ Hán Việt tạo

không khí cổ kính

Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ có cách sử dụng ngôn từ độc đáo với cách đặt tên, đặt từ mới mà cách nào cũng thông minh, hóm hỉnh, gây ấn

97

tượng sâu đậm cho người đọc. Mọi vật qua cách miêu tả của Nguyễn Tuân không chỉ được nhìn theo con mắt của người nghệ sĩ mà còn được gọi tên theo cách riêng của nhà văn nữa. Trong Chùa Đàn, nhà văn đã rất sáng tạo với cách đặt tên rượu cho “người tửu đồ tình chung Lãnh Út”. “Lắm thứ tên nghe không thôi đã muốn đem cái vui, cái buồn trong lòng gửi ngay vào đấy”. Đó là những cái tên: Vô Cố Nhân, Mê Thảo Hầu, Thuần Hoành Quận Chúa, Ức Sấu Viên.. .Đọc những cái tên nghe thôi ta đã thấy âm điệu vang, buồn và bí hiểm, kì dị, cổ kính, sang trọng.

Những từ ngữ Nguyễn Tuân sử dụng mang đậm phong cách của nhà văn..Khi tả tiếng đàn đáy của Bá Nhỡ, ông dùng hàng loạt từ của nhà trò miêu tả động tác đánh đàn: vê, chụp, lẩy, vuốt, nhấn, những tiếng thoảng, những tiếng xòe…Miêu tả cảnh hỏa thiêu tửu phần trong đêm Lãnh Út quyết sinh ly với đàn hát, với rượu, đoạn tuyệt với quá khứ, Nguyễn Tuân viết: “ Đêm phóng hỏa tửu phần, thảo mộc chim muông vùng Mê Thảo bị một trận say lây, cây cành cỏ lá đều miên man rũ rượi, rầu nhũn. Thú ngàn rống to lên như cảnh động rừng. Chim bị say cánh cụp cứng lại mà lìa khỏi tổ, rụng xuống đất như quả chín rời cành mẹ”. Từ cái mồ rượu bị hỏa thiêu, nhà văn dùng hoàng loạt những từ cùng trường nghĩa say: say lây, miên man, rũ rượi, rầu nhũn, say cánh cụp cứng, quả chín rời cành mẹ…để thấy muôn vật, cả đất trời bị một trận say lây như nào.

Bên cạnh việc sử dụng lớp từ chuyên biệt phong phú, Nguyễn còn sử dụng lớp từ Hán Việt tạo không khí cổ kính, trang trọng. Đó là những đoạn văn miêu tả chốn trường thi xưa trong Khoa thi cuối cùng: “tại khu trường thi Nam Định, các quan làm lễ tiến trường. Hai chiếc lọng vàng nghiêng phủ xuống lá cờ và tấm biển có đề chữ “phụng chỉ” “khâm sai”, bốn cây lọng xanh ghé thấp tịt xuống một cái đầu bạc đại khoa. Mùi nghi vệ phảng phất ít

98

hôm trước thì sớm nay đã nổi dậy trên khắp một mảnh đất mà mọi khi chỉ có gió chạy trên hoa cỏ may hiu hắt từng cơn”.

Nhà văn còn tạo nên không gian âm u, quái đản để miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Kinh Trịnh và quan Ôn Lương, những người vốn xuất thân nơi cửa Khổng sân Trình, Nguyễn Tuân đã sử dụng một cách đắc địa những từ Hán Việt:“Quan lớn có thương yêu kẻ thôn dã áo vải này được điều gì trong đức hạnh liêm cẩn hoặc trong tính tình cao khiết mà giáng lâm để luận đàm đôi chút. Về lời chư sư chư hiền nơi cổ thư vào lúc tĩnh vắng đây thì kẻ thất phu tôi xin được hầu chuyện kể cũng đã là may lắm rồi. Còn như quan lớn nhận cho là có tình ruột thịt, thì trong họ tôi đây, cả bên nội lẫn bên ngoại thực cũng ít người có chữ mà được hiển đạt” (Loạn âm).

Biệt tài sử dụng từ Hán Việt là một đặc trưng của Nguyễn Tuân. Đó là kết quả của sự tìm tòi trong việc khám phá và thể nghiệm tạo nên một phong cách, dấu ấn riêng của nhà văn trên văn đàn.

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)