Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 61)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Thời gian nghệ thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên thì: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ

chỉ có trong thế giới nghệthuật”.

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù đặc trưng của văn học, bởi văn học là nghệ thuật thời gian. Đó là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới. Cũng giống như không gian nghệ thuật, sự hiện diện và chi phối bởi yếu tố kì ảo đã đem đến cho thời gian của

Yêu ngôn những đặc trưng riêng góp phần tạo ra thế giới hình tượng lạ lẫm,

đầy mê hoặc.

3.1.2.1. Thời gian kì ảo và thủ pháp hư hóa thời gian thực

Khác với thời gian thực tế, ở đó các mốc thời gian được xác định cụ thể, rõ ràng, thời gian nghệ thuật là sản phẩm của sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Ở đó, thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai hoàn toàn trộn lẫn – đó là thời gian được mơ hồ hóa, tạo nên tính chất hư ảo, vô thủy vô chung. Nó có thể lùi sâu về quá khứ rồi đột ngột hướng về hiện tại hoặc nhìn về tương lai.

62

Những đơn vị thời gian cụ thể (nếu có) cũng bị “hư hóa” tạo thành thế giới mờ ảo, lung linh.

Việc hư hóa thời gian thực tế để tạo ra thời gian kì ảo thường được thực hiện qua những cách thức: hoặc là tạo ra những trạng thái thời gian thiêng, mà rõ nhất là khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm khi cõi âm và cõi dương còn đang nhòa lẫn, hoặc là do sự mơ hồ không chính xác trong các đơn vị chỉ báo thời gian đã tạo được thời gian huyền kì. Đó là khoảnh khắc có thể nắm bắt được cái đẹp mong manh như sương khói của con người hoặc nhận thức được trọn vẹn thế giới linh thiêng của sự vật. Trong Chùa Đàn, thời gian này xuất hiện với tần số cao: đó là trong kì giỗ hết mợ Lãnh, cậu Lãnh bắt dân ấp Thảo đánh cây gạo từ suối Vầu về trồng trước nhà vào lúc “quá đêm” chỉ vì một lí do duy nhất “vào giờ này, chuyến tàu hỏa xa ấy lật úp xuống vực gần hầm Sen” – nơi mợ Lãnh xấu số đã bỏ mạng. Rồi tiếng khóc não nùng của cậu Lãnh cất lên khiến loài chim ăn sương – chim cú vùng Mê Thảo cũng tắt tiếng cầm canh. Một không khí tang thương thảm rợn khắp vùng Mê Thảo…Rồi cảnh Mê Thảo những đêm đào hũ rượu chôn dưới tửu phần cũng trở nên quái đản “khách qua đường đêm vắng, tưởng đấy là một vụ chôn của hay đào mả trộm”, bởi không khí ở “tửu phần” chẳng khác gì nơi mộ địa lạnh lẽo, thê lương. Rồi cái đêm “gần về sáng” khi cô Tơ “nửa thức nửa ngủ chờn chợn nghe thấy tiếng người rón rén đi từ buồng thờ ra…thấy ông Chánh Thú đứng sững đấy, áo sô gai rộng tay và hoen ố” khiến cô khiếp đảm trước “cái hồn mặc đồ vải trắng bệch ấy”, để rồi lời nguyền của Chánh Thú đã ứng vào Bá Nhỡ, tạo nên một kết cục vừa bi thương vừa tuyệt đẹp, bi kịch của sự hủy diệt để tái sinh của một tâm hồn dám sống hết mình cho nghệ thuật.

3.1.2.2. Thời gian tâm trạng và thủ pháp thực hóa thời gian ảo

Không giống như thời gian kì ảo gắn với không gian rộng lớn, làm nền cho câu chuyện diễn biến và phát triển, thời gian tâm trạng gắn liền với

63

khoảnh khắc đổi thay trong tâm lí nhân vật mà đặc trưng thường thấy đó là khi nhân vật có nhu cầu tự nhận thức, sám hối. Ở đó, thời gian được cấu thành dòng tâm trạng chủ yếu của nhân vật. Việc đưa trực tiếp người kể vào hoạt động và dòng tâm trạng của nhân vật khiến khoảng cách thời gian và không gian giữa người kể và thế giới chuyện kể như hòa vào làm một, góp phần tạo nên tính chất hiện tại của câu chuyện, làm cho khoảng cách giữa người đọc và nhân vật bị xóa nhòa, nhân vật như vừa bước ra từ cuộc sống, cất lên tiếng nói của cuộc sống.

Nhân vật Bá Nhỡ trong Chùa Đàn tiêu biểu cho sự khắc họa sâu sắc tâm trạng của nhân vật. Bá Nhỡ vốn là một con người tài hoa nhưng “trăm sự lỡ làng, lạc phách”. Vì liên quan tới một vụ giết người ở trung châu, Bá Nhỡ bị khép án tử hình. Nhờ có chút quan hệ họ hàng với Mợ Lãnh, Bá Nhỡ được vợ chồng Lãnh Út lập cho một lí lịch giả rồi đưa lên Mê Thảo. Mang ơn cứu tử từ ngày ấy, Bá Nhỡ không quản ngại việc gì, dốc lòng tận tụy vào công việc quản gia cho ấp Thảo.Cảm động trước tấm chung tình của cậu Lãnh với người vợ quá cố, Bá Nhỡ tâm niệm: “Ta muốn trở nên một chút ánh sáng, ta muốn trở nên một cái đốm lửa để làm bừng dậy lòng con người tê dại này”. Và Bá Nhỡ đã không hề từ nan bất cứ việc gì. Chỉ vì mong muốn tình cờ mà Lãnh Út bày tỏ trong cơn say, Bá Nhỡ đã lặn lội đi tìm cô Tơ – người ca nương tài sắc mà Lãnh Út thèm nghe tiếng hát. Rồi khi biết sự tình về cây đàn của ông Chánh Thú và lời thề giữa hai vợ chồng cô Tơ, dù biết rằng sắp bước vào cuộc chơi tuyệt mệnh nhưng với sự thôi thúc của tấm lòng, Bá Nhỡ vẫn sẵn sàng luyện lại ngón đàn. “Ta học nghề đàn, ta phải đánh lên thành tiếng, dẫu rằng đời chơi đàn của ta chỉ vằng được lên có một lần, trong một trường hợp đặc biệt…Cầm cái đàn ma quái ấy mà gảy để cô Tơ hát, để cậu Lãnh đánh trống!...Ý nghĩ của Bá Nhỡ lúc này cũng là một ý nghĩ trả nợ đời và đời y lúc này chỉ là sự rút ruột con tằm. Có còn vương được tơ nữa về sau hay

64

không thì không biết, nhưng rồi đây cầm tới cây đàn Chánh Thú ấy mà đánh lên được một tiếng thì đời tằm nào mà chẳng say sưa. Nhả cái tơ lòng ấy ra, đánh lên cái tơ ấy cho dội vang lên một giây phút của thời gian rồi mà hết luôn với cả chung quanh! Bá Nhỡ muốn cười to một tiếng”. Để trả ơn, con người ấy đã hi sinh cả mạng sống của mình. Như vậy, trong Yêu ngôn ta thấy ngân vang lên một triết lí sống cao đẹp, nhân nghĩa.

Trong Chùa Đàn, Lãnh Út là người chủ ấp trẻ tuổi, luôn mê đắm với những gì đã mất. Lãnh Út triền miên trong những cơn say, “uống để kéo dài đời mình bằng sự nhớ thương một cái bóng trăng trắng”. Nguyễn Tuân đã dùng nhiều hình tượng khác nhau để miêu tả những diễn biến nội tâm phức tạp của Lãnh Út sau cái chết của người vợ trẻ. Xót thương người bạn đời, Lãnh Út uống rượu, nghe đàn hát, khóc…, lại có lúc đến ngồi sững trước bức họa người vợ bạc mệnh, “dáng điệu như nhà sư nhập định, mắt không nhắm, miệng không mở lấy một tiếng” với cõi lòng trì trệ, u ám. Có lúc cái tâm u uất của Lãnh Út trở nên khốc liệt, biến thành hành động dữ dội, mê muội. Bá Nhỡ chính là người đã thức tỉnh, cứu rỗi Lãnh Út. Khi điệu Hòa Mã chưa hết một phần ba thì Bá Nhỡ gục chết khô kiệt, cung đàn tắt bặt. Cái im lặng đột ngột ấy đã đánh thức Lãnh Út, cô Tơ òa khóc ôm xác Bá Nhỡ, cây đàn rơi xuống vỡ tan trên lớp máu khô. Trước cảnh tượng kinh hoàng ấy, nước mắt Lãnh Út “vận chuyển hết vào nội tâm thành một niềm tư tưởng im vắng ghê lạnh” và rồi Lãnh Út “ngây sững như tượng đất nung, ngủ ngồi ngay giữa chân xác chết mất một nửa phần đêm và lan sang nửa ngày sau, mắt mở to, mi không chớp lấy một lần”. Lãnh Út ngủ ngồi để rồi thức giấc – hay là hồi sinh – thu nhặt hài cố Bá Nhỡ về để chôn cất nơi ấp Thảo. Cũng trong đêm ấy, Lãnh Út hỏa thiêu “tửu phần”, lắp bắp nói giữa một giấc chiêm bao không ngày tháng: “Sau một cái tử biệt, giờ ta phải tính đến một nỗi sinh ly khác. Đối với đàn, hát từ bây giờ ta nguyện làm một người điếc, một người cô đơn, một người

65

phản bội. Và trước vong linh Bá Nhỡ, ta thề độc là không bao giờ cầm đến một cái chén nào của cuộc đời này”. Lời khấn hứa thề đoạn tuyệt với đàn, hát và rượu tức là đoạn tuyệt với quá khứ. “Tửu phần” bị đốt cháy – hủy diệt để tái sinh một Lãnh Út khác trước.

Như vậy, với việc ảo hóa thời gian để tạo ra tính kì ảo, đưa người đọc vào một thế giới mơ hồ xa xăm, thì việc thực hóa thời gian ảo, đặt nhân vật vào tâm trạng đồng nghĩa với đặt người đọc vào tình huống đồng thời với nhân vật, với dòng chảy suy nghĩ đang diễn ra tự nhiên giống như thật để hòa mình vào trong thế giới nghệ thuật của nhà văn.

Sự kết hợp, hòa trộn giữa không gian và thời gian nghệ thuật trong Yêu ngôn góp phần tạo ra thế giới kì ảo góp phần giúp nhà văn chuyển tải thông điệp mang tính triết lí nhân sinh. Đó là những đặc trưng nổi bật góp phần tạo nên thế giới hình tượng lạ kì, mê hoặc của Yêu ngôn.

3.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường

Quan điểm nghệ thuật của ông thâu tóm trong một chữ “ngông”. Với bản chất là nhà Nho tài tử, Nguyễn Tuân coi nghiệp viết văn như một cuộc dạo chơi, có điều đó là cuộc dạo chơi dựa trên tài năng, nhân cách. Có những sự vật, những hiện tượng nhỏ nhặt, tầm thường nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân chúng đã được khai thác ở góc độ, cách nhìn mới mẻ, tạo nên những trang văn rất đỗi tài hoa, đầy sức hấp dẫn.

Ở Nguyễn Tuân, ông có một quan điểm hết sức rõ ràng về văn chương: nghệ thuật là sự sáng tạo, sáng tạo ra những cái mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn. Hơn bất cứ một lĩnh vực nghệ thuật nào, văn chương cần một sự sáng tạo thẩm mĩ. Đó là phong cách nghệ thuật của một nhà văn chân chính. Không có sáng tạo, người nghệ sĩ tự xóa bỏ mình. Phong cách thể hiện trước tiên ở cái nhìn độc đáo, mới mẻ đối với hện thực, nó thể hiện chiều sâu của sự cảm nhận và khám phá đời sống của nhà văn.

66

Trước cách mạng tháng Tám, sống trong môi trường tù túng, ngột ngạt của thực dân, phong kiến, mỗi một nghệ sĩ có cách nhìn, cảm nhận và khám phá cuộc sống theo cách riêng. Cùng thời với Nguyễn Tuân, trong khi Nguyễn Công Hoan nhìn đời như một màn kịch thì với Vũ Trọng Phụng, đời là một sân chơi đầy cạm bẫy với những con người vô hồn, vô giá trị; Xuân Diệu thì nhìn cuộc đời bằng cặp mắt xanh non, biếc rờn của một tâm hồn vồ vập, đam mê sống và đam mê yêu. Còn Nguyễn Tuân, ông vừa khinh ghét những cái xấu xa, tầm thường của chế độ thực dân, phong kiến lại vừa thiết tha với cuộc sống của quê hương, đất nước mình. Có người cho rằng văn ông mới lạ trong ý tứ, người thì cho rằng ông là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, có nhà nghiên cứu lại thấy thú vị trước những trang viết phóng khoáng, vượt khuôn phép của ông; người lại yêu cái thâm thúy, tài hoa, uyên bác trên mỗi dòng văn của ông… Đặc biệt, với cái đẹp ông là người nghệ sĩ dành cả cuộc đời mình để săn tìm và tôn thờ, phụng sự nó. Một phương diện nổi bật khi miêu tả cái đẹp của ông đó là tìm về vẻ đẹp của một thời còn vang bóng. Đó là những phong tục đẹp, những thú tiêu dao lành mạnh, tinh tế của người xưa…mà tất cả được thể hiện qua thế giới nhân vật đặc biệt trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Một điểm chung dễ nhận thấy những nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn trước cách mạng đều là những con người có số phận dị biệt và tính cách phi thường. Có thể nói tìm đến cái đẹp, cái phi thường, kì lạ và miêu tả, khắc họa chúng trong nét tương phản, đối lập là đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn thì trong văn Nguyễn Tuân, đặc biệt trong Yêu ngôn đã được đẩy tới xa nhất đặc trưng này trong văn học trước 1945.

3.2.1. Yêu ngôn với thế giới của những cái phi thường, những con người dị biệt

Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân dù ở thể loại nào: truyện ngắn, tùy bút hay kí cũng đều là những con người dị biệt, phi thường. Có thể nói, khi

67

miêu tả con người, Nguyễn Tuân rất chú trọng miêu tả nhân cách đẹp, tâm hồn đẹp thậm chí tâm linh đẹp. Suốt cuộc đời mình, Nguyễn chủ trương đi tìm cái đẹp, cái thật.

Trong Vang bóng một thời có hơn một chục truyện, mỗi truyện tập trung nói về một cái tài, một kiểu ăn chơi phong lưu của lớp nhà Nho tài hoa bất đắc chí. Đó là cụ Kép làng Mọc (Hương cuội) có cái thú uống rượu, thưởng hoa cầu kì, khác người: uống rượu nhắm với đá cuội tẩm kẹo mạch nha trong mùi lan thoang thoảng khắp vườn. Sở thích da diết ấy đến nỗi cụ sẵn sàng nguyện đem quãng đời xế chiều của mình để “phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý và rượu thạch lan hương”. Đó còn là hình ảnh của cụ Sáu (Những

chiếc ấm đất) chỉ thích uống trà pha bằng nước giếng trên chùa Đồi Mai. Cụ

không bước chân đi đâu xa được vì không đem nước giếng chùa theo được và thề rằng: giếng chùa mà cạn thì sẽ lập tức cho không người nào muốn xin bộ đồ trà quý báu và cụ dám cả gan đánh đổi sản nghiệp lấy một chén trà ngon. Đó là người hành khất sành trà Tàu, sau khi đã “ăn mày” được một ấm trà, ung dung uống như một kẻ quý phái. Với ông ta, thú uống trà đã đạt tới một nghệ thuật tinh hoa. Ở Vang bóng một thời ta còn bắt gặp nghệ thuật sống của giới giang hồ trộm cướp (Ném bút chì) với lối phóng dao, phóng mai thượng đẳng…họ là những kẻ đã nhúng tay vào tội ác nhưng trong lòng còn chút lương tri…Có thể thấy các nhân vật của Nguyễn Tuân đều là nững người nghệ sĩ tài hoa trong nghề nghiệp của mình. Trong Yêu ngôn, nét tài hoa ấy được đẩy lên mức độ xuất chúng nhưng cũng hết sức dị biệt.

Nguyễn Tuân viết Rượu bệnh để kính viếng vong linh người bạn rượu Tản Đà. Nhân vật Bố Ô, “kì nhân không biết đói nhưng chỉ thấy khát rượu” là một kiểu hành khất cao sang với dáng vẻ gần gũi với nhân vật người ăn mày sành uống trà trong Những chiếc ấm đất. Với nghệ thuật nếm rượu độc nhất vô nhị: mỗi buổi sớm lúc trời đất còn lờ mờ, ông cụ đã ngồi sẵn ở các cửa ô

68

Hà Nội, đồ vật đem theo chỉ vẻn vẹn có một cái ghế gỗ và một cái chén gỗ to gần bằng cái lồng gỗ mít đóng oản của nhà chùa. Ông cụ ngồi đấy để đón rượu, thứ rượu làm ở bên kia sông. Thứ rượu cất ở tả ngạn sông Nhĩ, đưa qua bán bên đất Kinh đô” do các cô gái vùng Bồ Đề qua đò ngang ghé vào lối Ô Quan Chưởng. Mỗi khi có gánh rượu nào đi qua là “Ông già cử động rất trịnh trọng…cả người ông cụ lúc bấy giờ là sự vui sướng hồn nhiên”. Với gánh rượu nào cũng câu gọi: “Có rượu ngon cho lão mua vài cân”, rồi liền đưa cái chén gỗ cho cô hàng rót đầy vào để nếm thử, nếm xong kêu nhạt, chê khê xua

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)