Cái đẹp và những giá trị văn hóa

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 31)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Cái đẹp và những giá trị văn hóa

2.2.1. Miêu tả và trân trọng cái đẹp, sự tài hoa

Với cốt cách của một nhà nho tài tử cùng với cá tính trong sáng tạo nghệ thuật, là “ một người suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật” Nguyễn Tuân luôn miêu tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, những con người có cốt cách, có tư thế sang trọng vì được sinh ra trong đất nước có truyền thống hàng ngàn năm văn hiến. Ngay từ sáng tác đầu tay Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã tìm về vẻ đẹp xưa cũ giờ chỉ còn vang bóng với những chủ đề khác nhau: uống đẹp (Chén trà trong sương sớm, Những chiếc ấm đất), nhắm đẹp

(Hương cuội) , chơi đẹp (Thả thơ, Đánh thơ, Đèn đêm thu tức Một cảnh thu

muộn), ứng xử đẹp (Ngôi mả cũ), hoa tay đẹp (Trên đỉnh non Tản), tài nghệ đẹp (Một đám bất đắc chí) và nhân cách đẹp (Chữ người tử tù) …và nhà văn đã nâng tất cả những ngành nghề ấy lên mức nghệ thuật. Gắn với ngành nghề ấy là những con người dù họ trong sạch, thanh cao hay tăm tối, dù là ông Huấn Cao, cụ Kép làng Mọc, cụ Sáu hay là Bát Lê, Lý Văn, Phó Kình…thì những con người ấy đều có chung một điểm đó là chung nhau chữ nghề, họ là

32

những nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình và đều trung thành với cái đẹp dù có thể cái đẹp ấy gắn liền với sự chết chóc (Bữa rượu máu). Tiếp nối quan niệm ấy đến Yêu ngôn, những con người tài hoa nghệ sĩ cùng các lối chơi của kẻ phong vận kì tài vẫn là những nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân.

Người chủ đồn điền trong Lửa nến trong tranh là một con người đặc biệt. Ông có một sản nghiệp đáng giá nhưng niềm đam mê của ông không phải là làm giàu mà ông có một thú vui đó là sưu tập tranh cổ. Vào nhà ông “người ta tưởng đấy là một bảo tàng chứa tranh Tầu”. Sau mỗi vụ cà phê số tiền thu về rất nhiều nhưng ông đều dồn vào để mua tranh cổ, đến nỗi “người ta ngờ việc mở đồn điền chỉ là một cái cớ và mục đích muốn đạt được thì phải là một bảo tàng Viện cổ họa Trung Quốc kia”. Đã từ lâu rồi, ông rất ao ước được sở hữu một bức tranh quý, “nó vẽ một ông tướng già đang ngồi xem sách đêm trong quân trướng. Trên án sách có một ngọn nến cháy trên đế son. Góc phải bên án, có vẽ một thanh bảo kiếm tuốt trần ghếch lên cái hộp tướng ấn…”. Và lần này để thỏa nguyện, ông cho người đi lùng bằng được một bức tranh dù phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn. Khi bức cổ họa được đưa về, niềm hạnh phúc tràn trề của ông lại thay bằng nỗi thất vọng bởi bức tranh không còn nguyên bản, nó đã bị đánh tháo mất ruột, có nghĩa là chỗ quý giá nhất không còn. Ông không tiếc tiền mà chỉ tiếc mình đã không có duyên với vật báu. Và để cho bức tranh cổ họa được một lần cháy sáng, ông đã chấp nhận hi sinh, đem tranh Hàn Kỳ ra “ châm lửa nến thử nghiệm” để cho công chúng một phen được thưởng thức cái lạ kì của bức cổ họa đó. Người chủ đồn điền quả là một người có cốt cách tài tử, có lối tiêu khiển trang nhã, lối sống văn hóa tuyệt vời thanh cao. Qua hình tượng ông chủ đồn điền này, Nguyễn Tuân muốn chuyển tải thông điệp sống trong cuộc đời phải biết tận hưởng cái ý vị tinh túy, sâu sắc của nó!

33

Những nhân vật chính diện trong Yêu ngôn của Nguyễn Tuân đều là những con người hiện thân cho sự phong nhã, thanh cao, “những con người tài hoa, nhiều tình cảm, kinh lịch nhiều, sống kĩ lưỡng, sống rộng rãi không

bao giờ chịu gò bó mình vào một khuôn khổ nào nhất định” [23, tr.54]. Người

ta có thể nghĩ đến một chủ đề về văn hóa nhân cách, rải khắp những trang văn Nguyễn Tuân và trong cả những trang văn có yếu tố kì ảo như Yêu ngôn. Ấm Đới (Đới Roi) có một cuộc đời đậm chất tiểu thuyết. Thuở trai trẻ, Ấm Đới nặng lòng với chữ tình. Cậu say cô Tám như điếu đổ. Để làm đẹp lòng tình nương, Ấm Đới đã lấy bộ chén ngọc liệu của nhà thờ họ chuyên dùng vào việc giỗ kỵ “đem bán đắt bán rẻ đi sắm giường Hồng Kông” để Tám nằm đỡ đau lưng, còn bao nhiêu thì “uống sâm – banh dần với tình”. Con người ấy cũng thật tài hoa trong làng chơi: đánh trống, chơi đàn…Cái gì cũng hay. Rồi cuộc sống đến lúc xế chiều, tiền hết, sức khỏe hết, cái tài hoa còn giữ lại cũng chỉ là thừa, “tài tình như thế cũng hóa ra hão huyền”, Ấm Đới lâm vào cảnh đường cùng, “giờ sống bằng nghề chuốt roi chầu và vuốt gọng ô nan hoa xe đạp làm tiêm bán cho các tiệm”. Tên gọi Đới Roi cũng từ đấy mà ra. Cái tên ấy cũng thực xứng với cái tài chuốt thứ roi chầu quý. Ấm Đới có đôi roi chầu mà “đánh đến một nghìn bài Thét Nhạc rồi mà đời một cái roi vẫn cứ lành vẹn”. Đôi roi được tạo nên “ một cây bằng gỗ Khổng, một cây bằng gỗ Nguyệt Quế. Roi gỗ Khổng khắc cả một bài Hữu Sở Tư chữ lệ và riêng mấy câu “ mỹ nhân hề mỹ nhân – Bất chi vi mộ Vũ hề vi chiêu vân – Tương tư nhất dạ…” thì viết theo lối hành thư. Roi gỗ Nguyệt Quế khắc một câu Thiên Thai Thanh đào bạch thạch dĩ thanh trần”. Đó là những nét khắc tinh xảo, là cái tình với đàn, với trống và với kỹ viện của Ấm Đới. Khi sa cơ, gặp người khách biết giá trị của đôi roi chầu, Ấm Đới cũng chỉ bán đi một cây, còn một cây giữ làm kỉ niệm cho cái đời đàn hát của mình. Ấm Đới có thể chuốt loại roi chầu bằng gỗ găng tầm thường kém giá trị để mưu sinh nhưng quyết

34

không chịu sống bằng sự thương hại của người tri kỉ: “Đới Roi hiểu Vy thương mình lắm. Nhưng gắn cái thân mình vào đời Vy chàng thấy là buộc một quả chì vào đời người ta để rồi mà chịu ơn đời đời. Mà từ sau phút này, từ chối Vy nữa, chàng thấy sống là một sự hết cả vui”. Người nghệ sĩ cùng đường ấy đã chọn cái chết để bảo toàn nhân cách. Cái cốt cách sang trọng ấy ta cũng có thể bắt gặp ở Bá Nhỡ (Chùa Đàn), ở Bố Ô (Rượu bệnh). Cảnh Bá Nhỡ đánh đàn, cô Tơ hát và Lãnh Út cầm chầu, bên trên là bàn thờ Chánh Thú, bình hương bỗng nứt toác ra và có tiếng cười khanh khách của một hồn ma nghệ sĩ còn nặng nợ với cõi trần cũng đầy oan khiên này thì chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể mô tả được “cái tâm trạng ghê gớm dữ dội của một anh kép đàn đầy tài hoa quyết đem mạng sống của mình để đánh đổi lấy mấy giây phút tuyệt vời thiêng liêng của cảm hứng nghệ thuật, mấy giây phút tuyệt

vời của anh hoa phát tiết, mấy giây phút tuyệt vời của niềm giao cảm giữa

những con người biết phụng thờ cái Đẹp” [23, tr.265].

Nguyễn Tuân chia cuộc đời làm hai loại người: đó là loại người tài hoa nghệ sỹ và đám chúng nhân tẻ nhạt. Nhà văn đề cao những con người tài hoa và có phần miệt thị loại người kém cỏi. Những nhân vật có tâm hồn tài hoa nghệ sĩ được ông thể hiện rất phong phú với một thái độ trân trọng trên nhiều phương diện, trong nhiều ngành nghề nhưng đều mang đến một dự cảm chung đó là sự mong manh dễ đổ vỡ, tan biến…Đó phải chăng là sự bạc mệnh muôn đời của kiếp tài hoa tài tử. Vẻ đẹp của họ dường như được bao phủ bởi một màn sương mờ ảo có thể tan biến bất cứ lúc nào và chỉ còn để lại dư âm của

Vang bóng một thời.

2.2.2. Tái hiện những khung cảnh sống, những nét văn hóa đặc thù

Nguyễn Tuân sinh ra tại phố Hàng Bạc, giữa nơi ba mươi sáu phố phường của thủ đô ngàn năm văn hiến. Quê ông ở ngoại thành làng Mọc (nay thuộc Nhân Chính), một vùng quê nổi tiếng có nhiều danh nho đời cũ. Thân

35

sinh ra ông là ông tú Hải Văn, một nhà nho tài hoa đậu khoa thi Hán học cuối cùng. Chính những môi trường với những yếu tố chủ quan và khách quan ấy đã giúp Nguyễn Tuân sớm được tiếp xúc với nền văn hóa dân tộc, những cảnh sắc, nền nếp của một quá khứ tốt đẹp xưa giờ chỉ còn lưu giữ lại trong kí ức. Có thể nói cái gốc trong con người nhà văn đó chính là nét tài hoa tài tử và in đậm dấu ấn của những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. “Khi viết về những cái xưa cũ, những cái thuộc về quê hương đất nước hay những cái có

thể tưởng tượng nhớ đến quê hương đất nước, ông viết rất tinh vi và sâu sắc

(Vũ Ngọc Phan).Giá trị cốt lõi trong những sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám đó chính là tinh thần dân tộc được biểu hiện qua việc khai thác và giữ gìn cái đẹp truyền thống. Qua những trang văn của Nguyễn Tuân , từ cách miêu tả con người đến cảnh vật thiên nhiên đều thấm đượm sự gắn bó máu thịt với dân tộc và cách cảm, cách nghĩ của người dân Việt Nam.

Nguyễn Tuân là một nhà văn “đặc Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) và chính ông cũng tự “cảm thấy lòng tôi vẫn là một tấm lòng An Nam hoàn toàn

vào giữa mộtngày 29 tết” [32, tr.286]. Cốt cách thấm đượm phong vị dân tộc

ấy là động lực giúp nhà văn “lột xác”, là cái gốc níu giữ lại nhà văn trên con đường phiêu lưu trong chủ nghĩa xê dịch. Trong văn chương Việt Nam, Nguyễn là người đầu tiên tìm về để miêu tả những nét đẹp thuở xưa cũ của dân tộc. Những trang viết đậm phong vị Việt Nam ấy như giáo sư Hoàng Như Mai nhận định đã “bảo tồn, lưu truyền những tinh hoa của dân tộc…là phong độ, là lối sống của con người Việt Nam từ nghìn xưa mà nghìn sau có trách

nhiệm phải thừa kế, tài bồi”. Dù ngay cả khi phiêu lưu trong thế giới kì ảo của

Yêu ngôn với sự đan xen giữa cõi âm – cõi dương, ma – người…thì cũng chỉ

là một cách thể hiện tình cảm kín đáo của nhà văn với cảnh sắc quê hương đất nước con người Việt Nam mà thôi. Nguyễn Tuân vẫn luôn thiết tha nung nấu một nỗi niềm dân tộc. Dẫu gốc Dó thần đã kết tinh thành nàng tiên ngọc (Xác

36

ngọc lam) thì nàng tiên ngọc ấy vẫn cần ăn chất vỏ dó, vẫn cần được sưởi ấm

bằng chất dó quê hương: “Hòn đá này phải ăn chất vỏ dó. Thiếu dó thì cái người nằm khóc trong đó mọi ngày sẽ phải chết khô”. Cái đẹp phải là sự gắn bó, kết tinh từ cội nguồn văn hóa dân tộc. Văn hóa là dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại. Với Nguyễn Tuân ,quá khứ là nơi hội tụ những tinh hoa của tâm hồn Việt, văn hóa Việt. Trong Vang bóng một thời, người đọc đã được đón nhận nhiều kiến thức văn hóa tinh tế: để pha một ấm trà ngon không chỉ là sự kết đọng của trời đất, của sương đêm, hương hoa mà còn là cả tấm lòng, tâm hồn người pha trà gửi gắm vào trong đó. Uống trà không chỉ là chuyện ăn uống mà trở thành cả một nghệ thuật, nếu chưa phải là trà đạo thì chí ít nó cũng phải là nghệ thuật của ẩm thực, một nét chữ được viết ra sao để nó không chỉ là nghệ thuật thư pháp mà còn thể hiện cái chí, hoài bão tung hoành của một đời người…Tất cả những đặc trưng trên mang đậm dấu ấn của hồn Việt, phong vị Việt…và đến Yêungôn không hề vơi cạn đi mà ngược lại vẫn hết sức đậm đà và có thêm những chiều liên tưởng mở rộng biên độ giác quan hơn. Ở đây, ý thức lòng tự hào dân tộc được Nguyễn Tuân thể hiện bằng tình yêu với cái đẹp trong quá khứ bao trùm trong không gian, thời gian, cảnh vật, con người. Từ Xác ngọc lam, Trên đỉnh non Tản, Khoa thi cuối cùng,

Rượu bệnh…đều tập trung thể hiện tình cảm ấy. Trong Rượu bệnh nhà văn đã

tái hiện lại những cửa ô quen thuộc của Hà Nội xưa trong tác phẩm: ô Chợ Dừa, ô Cầu Rền, ô Đống Mác, ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng, cảnh buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyền, cảnh những cô gái bán hàng rong trên khắp các phố phường – đây là một nét rất đặc trưng của Hà Nội, những người hành khất nay cửa ô này mai cửa ô khác sống nhờ lòng thương của người đời mà cốt cách vẫn hào hoa: “ông cụ đó là một đứa con nuông già nua hom hem của tất cả những cửa ô vào kinh thành…Mỗi buổi tinh mơ ngồi ở một cửa ô, đi hết

37

một lượt thì lại lộn vòng lại”. Khi vắng bóng họ phố phường bỗng trở nên hoang vu thiếu sinh khí…

Khoa thi cuối cùng (Báo oán) nhà văn giúp ta biết cách chọn lựa một

tờ giấy, một thỏi mực, một cây bút cho đúng cách với sĩ tử và trường thi ngày xưa: bút lông phải là thứ bút “Tảo Thiên Quân lông trắng”, mực viết phải là “thỏi Hoàng Tam Xương vàng”, giấy phải là “giấy lịch Bưởi”. Nhà văn không chỉ tỏ ra am hiểu về giấy bút mực nơi trường thi mà dường như còn đặt cả tâm hồn mình vào những tên gọi xa xưa đầy chất văn hóa ấy! Và không chỉ vậy nhà văn còn dựng lại được không khí tất bật, nô nức của sĩ tử ở trường thi. “Năm nay nhà nước lại mở khoa thi. Một khoa thi cuối cùng. Có những ông đồ già tóc râu đã ngả mầu vì sự đùa nhả của công danh đánh lừa suốt mấy phen, chuyến này cũng cố chen ra hồ vớt lấy một chút phần hương cuối chầu của triều đình”. Trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ có ông Đầu Xứ Em dự, còn nhộn nhịp gấp mấy khoa Ất Mão trước. Đây là cảnh trường thi quen thuộc mà ta đã từng bắt gặp trong thơ của Tú Xương, Nguyễn Khuyến hay phóng sự Lều chõng của Ngô Tất Tố. Trong truyện, Nguyễn Tuân đã mang đến cho người đọc cảm giác chân thực của thí sinh trong khoa thi cuối cùng này: “ Người em bây giờ chỉ là một thân cột cứng đờ mà sự thi cử đã mắc vào đấy biết đến bao nhiêu thứ dây lòng thòng: dây lều, dây chõng, dây buộc bộ gọng, ống quyển…”.

Làm nên một đất nước Việt Nam cổ kính không thể không nhắc tới những làng nghề thủ công truyền thống. Trong Yêu ngôn ta thấy Nguyễn Tuân đã miêu tả những làng nghề thủ công truyền thống lừng danh trong thiên hạ không chỉ bởi cái đẹp mà còn bởi sự tài hoa của bàn tay con người, bởi sự lành nghề của một dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến. Có thể nói, làm nên linh hồn những trang viết tài hoa nhất của Nguyễn Tuân là một tình cảm dân tộc thiết tha gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

38

Luôn tìm về vẻ đẹp vang bóng một thời, tới Yêu ngôn cũng vậy dù là truyện ma thì vẫn là truyện ma của một thời đã lùi vào quá vãng..khi những anh khóa văn hay chữ tốt nhưng trời không cho hiển vinh đỗ đạt nên bị hồn ma báo oán, đó còn là thời mà làng giấy Hồ Khẩu chuyên chế các loại giấy ngự dùng để tiến vua và để đóng quyển thi cho các sĩ tử, thời mà thợ mộc tài hoa làng Chàng Thôn dăm bẩy năm một lại có người tiên trên núi hạ sơn cầu đến gọi lên sửa đền sau mỗi lần đụng độ dữ dội của hai kẻ tình địch. Mượn câu chuyện trên, Nguyễn Tuân cho ta thấy khí thế sức mạnh của mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước trong chiều dài lịch sử dân tộc. Nguồn sức mạnh ấy như một sợi dây kết nối cộng đồng đó chính là văn hóa Việt, tâm hồn Việt mà Nguyễn Tuân đã biết kế thừa khai thác để làm nên một thế giới nghệ thuật riêng mang dấu ấn của nhà văn.

Một phần của tài liệu ếu tố kỳ ảo trong tập truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)