5. Cấu trúc luận văn
3.3.1.5. Ngôn ngữ giàu tính nhạc
95
Người xưa nói “thi trung hữu họa”, trong thơ phải có nhạc, có họa. Đọc văn của Nguyễn Tuân cũng vậy. Là một con người tài hoa, tài tử, say mê âm nhạc, trong văn của ông ta không chỉ thấy tiếng đàn, giọng hát mà ông còn thổi nhạc vào câu văn, tạo nên những trang văn đầy tính nhạc.
Miêu tả tiếng hát của cô Dó (Xác ngọc lam), Nguyễn Tuân viết: “điệu hát cô Dó mang máng như lối trong giáo phường đọc phú và nhiều khúc thì lại có âm luật xốc vác của thơ cổ phong năm chữ ngâm bằng giọng bi tráng khê nồng của người hiệp khách gặp đường cùng. Đến một đoạn sau thì dài hơn, trong trẻo như pha lê và vui như tiếng thông reo giữa trời nổi gió. Có rờn rợn chăng thì là cái đoạn chót của bài hát. Nó lơ lớ ấm ế, ối a như cái lối ma hời đưa võng ru con…”. Tiếng hát của nàng Dó là thanh âm của chốn non cao rừng thẳm với nhiều cung bậc khác nhau, lúc hoang vu, thê lương, khi náo nức, rộn rã. Nguyễn Tuân tỏ ra am hiểu sâu sắc về cỏ cây rừng núi. Còn đây là những trang tuyệt bút miêu tả cuộc hòa âm chưa từng có của chiếu hát trong đó cô Tơ vừa hát vừa gõ phách, Bá Nhỡ đánh đàn và Lãnh Út điểm chầu. Ở những trang văn này, cách miêu tả của Nguyễn Tuân đều đạt tới độ chín của ngôn từ. Tiếng hát cô Tơ “vượt qua những đỉnh nhọn của thế giới âm thanh…mọc cánh, thăm thẳm trong trắng tinh khiết quá pha lê gọt, gọi nước suối đá ngọt ngào dâng lên”. Và tiếng phách của cô “díu dan như muôn điệu của giống chim”. Tiếng trống của người chủ ấp trẻ tuổi thì thật sát phạt, nghe trong đó như “có tiếng đổ nhào của ngói gạch vụn rời”. Còn tiếng đàn của Bá Nhỡ thì nghẹn ngào, quằn quại, máu ở đầu ngón tay tuôn ra theo nhịp đàn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “hay nhất là cái phần ruột của tác phẩm Tâm sự của nước độc, trong đó có đoạn mô tả Bá Nhỡ đanh đàn ,cô Tơ hát và Lãnh Út cầm chầu, bên trên là bàn thờ Chánh Thú, bình hương
bỗng nứt toác ra và có tiếng cười khanh khách của một hồn ma nghệ sĩ còn
96
Nguyễn Tuân luôn tìm đến những cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo khiến người đọc có những cảm nhận thú vị và dư vị bất ngờ, đó là những đoạn văn tràn đầy tính nhạc. Trong Chùa Đàn, ta thấy xuất hiện nhiều đoạn văn như vậy “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹ ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết được ra. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm. Nó là cái tấm tức sinh lý của một sự giao hoan lưng chừng. Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm mồ vô danh hiu hiu ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống, thanh âm.Nó là sự khốn đốn của chỉ tơ con phím. Nó là một chuyện vướng vít nửa vời”. Đây có thể coi là một đoạn văn xuất thần miêu tả tiếng đàn đầy tâm sự của Bá Nhỡ. Đoạn văn độc đáo ở trường liên tưởng sâu rộng và phép so sánh độc đáo, từ những hình ảnh rất xa, rất khác biệt (dư ba của buổi chiều đứt chân sóng, con gió chẳng lọt mành thưa, là nhức nhối xương tủy, là chiếc lá nhào bỏ lìa cành…). Đoạn văn viết về tiếng tơ, tiếng trúc tuyệt vời của người nghệ sĩ tài hoa, trác tuyệt, đọc đoạn văn ta cảm thấy nỗi tức tưởi, nghẹn ngào, u uất của một cuộc ra đi mãi mãi sau tiếng đàn này. Những câu văn của Nguyễn Tuân với giai điệu nhẹ nhàng làm người đọc cảm nhận thấy sự phong phú, uyển chuyển của tâm hồn nhà văn cũng như giai điệu mượt mà của ngôn ngữ dân tộc.