Phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động trong thời gian qua

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại công ty tnhh tiến hợi (Trang 40)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng lao động trong thời gian qua

Trong một công ty, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất quyết định các

nguồn lực khác như vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật,… Do vậy quản lý và sử dụng lao động là công việc có vị trí quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc nghiên cứu

và phân tích quá trình quản lý, sử dụng lao động trong công ty là hết sức cần thiết.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Hợi cũng đã chú trọng đến vấn đề này trong thời gian qua, hàng năm công ty luôn có bản theo dõi về lao động trong đó chỉ rõ về

tổng số lao động, trình độ lao động, độ tuổi, kết cấu lao động…

- Lực lượng lao động

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động phân theo tính chất lao động

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

- Về tổng số lao động:

Trong những năm gần đây tình hình lao động của công ty có nhiều biến động,

tổng số lao động tăng lên qua từng năm, điều đó phản ánh quy mô hoạt động kinh

doanh của công ty cũng có chiều hướng phát triển. Số lượng lao động tăng lên để đáp ứng với sự phát triển của thị trường và tình hình tăng trưởng của công ty. Cụ

thể:

Năm 2009 tổng số lao động của công ty là 21 người nhưng đến 2010 đã là 26

người tăng 5 người, tương ứng tăng 23,8%. Và đến 2011 tăng thêm 8 người so với

2010 tương ứng với tỷ lệ tăng 30,8 %. Như vậy qua chỉ tiêu tổng số lao động ta thấy qua 3 năm gần đây công ty đã thực hiện được mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho 34 lao động.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Lao động trực tiếp 16 76,2 19 73 23 67,6

Lao động gián tiếp 5 23,8 7 27 11 32,4

- Xét về cơ cấu lao động theo tính chất lao động:

+ Lao động trực tiếp: Là loại lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động

của công ty, số lao động này tăng dần lên theo từng năm. Do đặc điểm lĩnh vực kinh

doanh của công ty mà đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp lớn hơn: Năm 2009 tổng số lao động trực tiếp là 16 người chiếm 76,2 % trong tổng số lao động, đến năm 2010 tăng thêm 3 người tương ứng với tỷ lệ tăng 18,75%, nhưng tỷ trọng lúc này giảm xuống còn 73%. Năm 2011 tăng 4 người so với 2010 tương đương tăng 21,05

%, tỷ trọng chiếm 67,6%. Như vậy mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhưng tỷ trọng của lao động trực tiếp lại giảm dần qua các năm.

+ Lao động gián tiếp: Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao động, số lượng lao động này cũng được bổ sung hàng năm và tỷ trọng của nó cũng tăng dần

trong thời gian qua. Cụ thể: Năm 2009 số lao động này là 5 người chiếm tỷ trọng 23,8%, đến 2010 đã tăng thêm 2 người và tỷ trọng cũng tăng 3,2% so với 2009 tức

là chiếm 27% trong tổng số lao động. Đến năm 2011 tăng 4 người so với năm 2010,

tỷ trọng của lao động gián tiếp lúc này chiếm 32,4%, tăng 5,4% so với 2010. Như

vậy, hiện nay công ty đang có xu hướng sắp xếp lại cơ cấu lao động để hình thành một cơ cấu tối ưu, bộ phận lao động gián tiếp được sắp xếp theo hướng gọn nhẹ,

phù hợp, đúng chức năng, giảm bớt những vị trí không cần thiết.

Nhìn chung từ năm 2009 đến năm 2011 do nhu cầu ngày càng mở rộng của

Công ty mà số lao động tăng đáng kể 13 người, trong đó lao động trực tiếp tăng 7 người, lao động gián tiếp tăng 6 người.

- Xét về cơ cấu gii tính

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính

Đơn vị: Người

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Nữ 6 28,1 7 27 9 26,5

Nam 15 71,9 19 73 25 73,5

+ Lao động nam: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng lao động nam nhiều hơn tỷ

trọng lao động nữ, điều này là hợp lý bởi nó phụ thuộc vào tính chất công việc. Lĩnh

vực kinh doanh của công ty phần lớn là các công việc phù hợp với nam giới như thi

công các công trình, sản xuất, lắp ráp chi tiết…Các công việc này đòi hỏi số lượng

lớn lao động là nam. Cụ thể: Năm 2009 số lao động nam là 15 người, chiếm tỷ

trọng 71,9%, đến năm 2010 là 19 người tăng 4 người so với 2009, tỷ lệ tăng

26,67%. Tuy nhiên, tỷ trọng giảm 1,1 % so với tổng số lao động do tốc độ tăng của lao động nam chậm hơn so với sự tăng lên của tổng số lao động. Đến năm 2011, số lao động nam là 25 người tăng 6 người so với 2010, với tỷ lệ tăng 31,6%, tỷ trọng

của lao động nam lúc này là 73,5%, tăng 0,5%.

Như vậy số lao động nam của công ty ngày càng tăng lên và tỷ trọng cũng dần tăng lên điều đó chứng tỏ công ty đã chú trọng vào việc tuyển dụng lao động phù hợp với tính chất công việc.

+ Lao động nữ: Trong 3 năm qua số lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng

số lao động. Cụ thể: Năm 2009 có 6 người chiếm 28,1 % trong tổng số lao động. Đến năm 2010 tăng lên 7 người tương đương với tỷ lệ tăng 16,67%, tỷ trọng chiếm

27%. Năm 2011 số lao động nữ tăng lên 2 người so với 2010, tỷ lệ tăng 28,6 %, tỷ

trọng giảm 0,5% so với 2010 tức là chiếm 26,5%. Như vậy số lao động nữ tuy tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm, điều này phù hợp với đặc trưng ngành nghề của công ty.

- Xét về độ tuổi

Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động phân theo độ tuổi

Đơn vị: Người

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Độ Tuổi

Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Dưới 30 13 61,9 16 61,5 21 61,8

Từ 3040 6 28,6 7 26,9 10 29,4

Từ 4050 2 9,5 2 7,7 2 5,9

Trên 50 0 0 1 3,9 1 2,9

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động dưới 30 tuổi từ năm 2009 đến năm

2011 ổn định ở mức tương đối cao trung bình 61,5%. Đây là độ tuổi lao động mà sức khoẻ tương đối tốt phù hợp với công việc đặc thù của Công ty và cũng là điều

kiện góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năm 2011 số lao động có độ tuổi từ 30 đến 40 chiếm 29,4% trong khi năm

2010 là 26,9%, năm 2009 là 28,6%. Đây là những người có năng lực trình độ

chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, vì vậy trong công việc họ là lực lượng chủ

chốt.

Tuy nhiên bên cạnh đó số lao động có độ tuổi trên 50 trung bình từ năm 2009 đến năm 2011 chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2009 chiếm 0%, năm 2010 chiếm 3,9%,

năm 2011chiếm 2,9%. Song số lao động này đa phần giữ những chức vụ chủ chốt,

quan trọng trong Công ty.

Tóm lại, trong xu thế hội nhập hiện nay lao động trẻ năng động, sáng tạo

trong công việc luôn giữ một vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của Công

ty. Tuy nhiên cần có sự đan xen giữa các lao động trong Công ty để bổ sung hỗ trợ

lẫn nhau kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng chuyên môn góp phần thúc đẩy

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Trình độ chuyên môn

Bảng 2.6: Bảng cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn

Đơn vị: Người

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

Qua bảng số liệu 2.6 ta thấy:

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Đại học, Cao đẳng 3 14,29 4 15,38 6 17,65

Trung cấp, Công nhân lành nghề 12 57,14 15 57,69 20 58,82

Sơ cấp 6 28,57 7 26,93 8 23,53

+ Số lượng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng: Số lượng lao động có trình

độ Đại học, Cao đẳng qua mỗi năm đều tăng cụ thể năm 2009 là 3 người chiếm 14,29%, năm 2010 là 4 người chiếm 15,38%, năm 2011 là 6 người chiếm 17,65%.

Như vậy số lao động có trình độ đại học cao đẳng ngày càng được nâng cao và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng vào việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, và chú trọng vào việc

tuyển dụng thêm nhiều nhân viên mới có trình độ để hiện đại hoá lực lượng lao động của mình.

+ Số lượng lao động trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật: Số lượng lao động trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm vị trí cao qua các năm, cụ thể năm

2009 là 12 người chiếm 57,14%, năm 2010 là 15 người chiếm 57,69%, năm 2011 là

20 người chiếm 58,82%.

+ Lực lượng lao động trình độ sơ cấp: lực lượng lao động trình độ sơ cấp vẫn

chiếm tỷ lệ đáng kể trong 3 năm trung bình khoảng 25%. Tuy nhiên trong mấy năm

gần đây lực lượng này có tốc độ giảm dần: Cụ thể, năm 2009 là 6 người chiếm

28,6%, năm 2010 là 7 người chiếm 26,92% giảm 1,68% so với năm 2009, năm 2011 là 8 người chiếm tỉ trọng là 23,53%.

Nhìn chung qua các năm cho ta thấy trình độ lực lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, Công ty nên chủ động đào tạo nhân lực để

nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có như vậy Công ty mới có thể đứng

vững trên thị trường cạnh gay gắt như hiện nay.

2.3. Phân tích thực trạng công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại công ty TNHH Tiến Hợi trong thời gian qua

Nhân lực là một trong những nguồn lực quý giá nhất của mọi tổ chức, là yếu tố

sống còn đối với một doanh nghiệp. Công tác tuyển dụng nhân sự là khâu đầu tiên

cơ bản của quá trình tổ chức lao động, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các công tác

khác nên trong một doanh nghiệp công tác tuyển dụng thường được chú trọng. Mỗi

doanh nghiệp có thể thực hiện quy trình tuyển dụng nhân sự theo một quy trình riêng tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Công ty TNHH Tiến Hợi cũng vậy, để có thể tuyển chọn được những nhân viên

trình tuyển dụng riêng. Trong những năm gần đây hoà cùng xu thế biến động và phát triển chung của nền kinh tế, Tiến Hợi đã không ngừng nỗ lực vươn lên để đứng

vững và phát triển trong hoàn cảnh mới, công ty đã từng bước mở rộng quy mô sản

xuất kinh doanh, khẳng định vị thế mới trên thị trường. Một điều tất yếu của việc

phát triển quy mô kinh doanh là phải tuyển thêm những lao động có đủ năng lực và trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại công ty tnhh tiến hợi (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)