Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại công ty tnhh tiến hợi (Trang 29)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.2. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Có nhiều nhân tố bên trong có thể ảnh hưởng đến kết quả thu hút, tuyển chọn ứng viên cho công việc của công ty. Bao gồm các nhân tố sau:

* Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: Trong thực tế khi tiến hành mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung và đối với công tác tuyển dụng nói riêng thì nhà quản trị đều phải căn cứ vào mục tiêu phát triển, chiến lược của doanh nghiệp. Mỗi

doanh nghiệp đều có một sứ mạng, một mục tiêu riêng và tất cả các hoạt động đều được tiến hành để theo đuổi mục tiêu đó. Để theo đuổi mục đích và chiến lược đó

các bộ phận lại căn cứ vào đó để bố trí công việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp.

Do vậy công tác tuyển dụng nhân sự cũng phụ thuộc vào từng bộ phận đó, từng loại

mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng.

* Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp: Người lao động luôn muốn được làm việc ở một công ty có cơ hội thăng tiến, ít bị đe dọa bị mất việc, có khả năng phát

triển được tài năng của mình. Đây là điều kiện tốt để một công ty thu hút được

nhiều ứng viên giỏi. Nếu một công ty có uy tín về chất lượng sản phẩm thì cũng có

nghĩa là công ty đang sở hữu nhiều lao động giỏi và có khả năng thu hút các ứng cử

viên có trình độ và năng lực. Ngược lại nếu hình ảnh và uy tín của công ty bị đánh

giá là thấp thì triển vọng thu hút ứng cử viên là thấp, khó có khả năng thu hút ứng

cử viên giỏi. Hình ảnh và uy tín của công ty được các ứng cử viên đánh giá bao gồm

cả lợi thế theo giá trị hữu hình và giá trị vô hình.

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiêp đòi hỏi một nguồn tài chính lớn, chi phí liên quan đến chất lượng

công tác tuyển dụng. Chí phí cho tuyển dụng càng cao chứng tỏ công tác chuẩn bị

cho tuyển dụng càng tốt thì hiệu quả của tuyển dụng càng cao. Ở một số công ty

nhỏ năng lực tài chính thấp đã thực hiện công tác tuyển dụng không kỹ dẫn đến chất lượng công tác này là thấp.

* Nhu cầu nhân sự các bộ phận: Việc tuyển dụng các nhân viên cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi nhu cầu nhân sự của các bộ phận hoặc tính chất của từng công

từng bộ phận mà có nhu cầu tuyển dụng khác nhau. Với từng công việc cụ thể sẽ

tuyển chọn các nhân viên có phẩm chất khác nhau.

* Thái độ của nhà quản trị: Thái độ của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định

thắng lợi của tuyển dụng. Một nhà quản trị có thái độ coi trọng người tài, tìm nhiều

biện pháp để thu hút nhân tài thì sẽ tìm được nhân viên có tài năng. Còn những nhà quản trị chỉ tuyển những nhân viên kém hơn mình thì công ty sẽ làm ăn kém hiệu

quả.

* Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp: Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa

của mình. Công ty cũng có bầu văn hóa của công ty. Nó là bầu không khí xã hội và tâm lý của xí nghiệp. Bầu không khí văn hóa của công ty ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức và hậu quả là ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.

1.5. Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện đánh giá hiệu quả công tác tuyển dụng trong tổ chức

Để công tác tuyển chọn đạt được hiệu quả cao hiện nay người ta có xu hướng

thành lập các trung tâm đánh giá. Đây là phương pháp tốt nhất nhằm giúp ta lựa

chọn người vào vị trí việc làm khi có một nhóm người muốn xin vào vị trí đó. Trung tâm đánh giá bao gồm nhiều thành viên được phân công đánh giá theo từng

hoạt động riêng biệt của từng người trong nhóm. Sau khi tham gia đánh giá, những

thành viên hội đồng đưa ra những kết luận của mình và thảo luận những đánh giá đó để đưa ra được kết luận chung về từng người tham gia xin việc.

Đánh giá các giá trị của thủ tục tuyển chọn

Thủ tục tuyển chọn đóng góp rất lớn vào sự thành công trong việc xác định được những người thực hiện tốt công việc. Tuy vậy thủ tục tuyển chọn cũng cần

phải được đánh giá để xem xét đã hợp lý hay chưa. Bởi vì nếu tỷ trọng người xin

việc đạt thành công cao thì thủ tục tuyển chọn không có ý nghĩa lắm, còn trong

trường hợp chỉ có một tỷ lệ nhỏ số người được tuyển lựa thì thủ tục tuyển chọn cẩn

thận trở nên có giá trị, đặc biệt ở vị trí công việc quan trọng. Người ta thường sử

Tỷ lệ tuyển chọn = Số người xin việc được tuyển/ Tổng số người nộp đơn xin việc.

Tỷ lệ tuyển chọn cho ta biết được có bao nhiêu phần số người được tuyển trong

tổng số người xin việc, nếu số người xin việc là 10 người mà số được chọn cũng là

10 người thì tỷ lệ là 1, còn số được chọn là 2 thì tỷ lệ là 0,2.

Chi phí cho hoạt động tuyển dụng nhân sự:

Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình tuyển dụng như quảng cáo, đăng

tin tuyển dụng qua báo, internet, trung tâm giới thiệu việc làm, qua các trường

nghề… Tùy theo tình trạng kinh tế và số lượng nhân lực cần tuyển mà chi phí cho hoạt động này biến động nhiều hay ít so với các thời kỳ kinh tế khác nhau.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ VÀ TUYỂN CHỌN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HỢI 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Tiến Hợi

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TIẾN HỢI.

- Tên giao dịch viết tắt: Công ty TNHH Tiến Hợi.

- Trụ sở chính: xóm 4, thị trấn Vũ Quang, Huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.

- Ngày thành lập: 30/10/2005.

- Số điện thoại: 0915.602.517

Công ty TNHH Tiến Hợi được Sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh cấp giấy phép kinh

doanh số 28.02.000.317. Công ty được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 30.10.2005 với số vốn điều lệ của công ty là 3,5 tỉ đồng. Trụ sở giao dịch chính của

công ty là: xóm 4 thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Với lĩnh vực

kinh doanh chính là xây dựng và cơ khí công ty đang ngày đêm cố gắng nỗ lực cho

sự phát triển của mình. Trải qua gần 7 năm hoạt động, đến nay công ty đã có đóng

góp một phần không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế huyện Vũ Quang nói

riêng và kinh tế Hà Tĩnh nói chung.

Với trụ sở chính nằm trên huyện vùng núi khó khăn công ty thực sự đã gặp

nhiều thách thức lớn song nó cũng mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển của

mình. Từ chỗ mới chỉ có khoảng 5 nhân viên từ lúc mới thành lập cho đến nay công ty đã có 34 nhân viên với tinh thần năng động, sáng tạo, ham tìm tòi, học hỏi, và

đặc biệt là tinh thần nhiệt huyết, hăng say với công việc…Hơn nữa công ty đang

từng bước mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của mình điều đó đang hứa hẹn sự

phát triển vững mạnh hơn nữa cho công ty TNHH Tiến Hợi.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

a) Chức năng của công ty

Với hai lĩnh vực hoạt động chính là xây dựng và cơ khí công ty có các chức năng

- Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng để tiến hành các hoạt động xây dựng

dân dụng và công nghiệp trên khắp các địa bàn của đất nước.

- Thực hiện sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ công

nhân viên trong công ty.

- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuân thủ các quy định của pháp luật, các chính sách của Nhà nước.

b) Nhiệm vụ của công ty

Công ty TNHH Tiến Hợi là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên lĩnh vực

xây dựng và cơ khí. Với mục đích thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình nhằm góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế đất nước đồng thời nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty. Do đó công ty TNHH Tiến Hợi có các

nhiệm vụ sau:

- Lên kế hoạch và thi công các công trình xây dựng, thiết thế, đấu thầu các dự án

với các quy mô lớn nhỏ.

- Chế tạo, lắp đặt các sản phẩm cơ khí.

- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lý, tăng năng suất lao động, giá thành hợp lý.

Nắm bắt nhu cầu thị trường và xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có đồng thời tự tạo nguồn vốn

cho sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ.

- Nghiên cứu thực hiện hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm,

nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự phát triển của

khoa học công nghệ.

- Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp, hoàn thành tốt các

nghĩa vụ đối với nhà nước, chịu trách nhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình.

2.1.3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy quản lý văn phòng Công ty bao gồm :

- 01 Giám đốc

- 03 Trưởng phòng:

+ 1 Trưởng phòng phụ trách công tác tổ chức lao động.

+ 1 Trưởng phòng phụ trách công tác tài chính – kế toán.

+ 1 Trưởng phòng phụ trách công tác Dự án đầu tư.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty

Ban quản lý:

 Giám đốc là người quản lý, điều hành xây dựng chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển thực hiện các mối liên hệ với đối tác, giao nhiệm vụ cho các

bộ phận theo chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các

bộ phận trong công ty.

 Trưởng phòng tham gia cùng giám đốc trong việc quản lý điều hành, giải

quyết các vấn đề mà giám đốc giao phó, đồng thời cũng có quyền chỉ đạo,

phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, theo chức năng và nhiệm vụ mà

giám đốc giao.

 Các phòng ban tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mình giải quyết công

việc một các có hiệu quả nhất theo sự chỉ đạo của giám đốc và phó giám đốc. Để đảm bảo nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, các phòng ban

Giám đốc Trưởng phòng tổ chức lao động Trưởng phòng tài chính kế toán Trưởng phòng quản lý dự án Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng quản lý dự án

cần phải tiến hành phối hợp một cách chặt chẽ, tương trợ nhau trong quá

trình làm việc.

Công ty có 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

1. Phòng Quản lý Dự án: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trong

các công tác tiếp thị và đấu thầu các công trình, các dự án phát triển kinh tế

xã hội của nhà nước, địa phương.

2. Phòng Tài chính kế toán: có chức năng tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ

công ty đến các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Đồng thời tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế, hạch

toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán, pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và những quy định cụ thể của công ty về công tác tài chính. 3. Phòng Tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty

trong việc thực hiện các phương án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất công

tác quản lý đào tạo bồi dưỡng và tuyển dụng lao động đồng thời thực hiện

các công tác thanh tra nhân dân trong toàn công ty.

2.1.4. Một số đặc điểm kinh doanh của công tya) Ngành nghề kinh doanh chính của công ty a) Ngành nghề kinh doanh chính của công ty

- Xây dựng các công trình công nghiệp, Xây dựng các công trình công cộng,

Xây dựng các công trình nhà ở, xây dựng khác.

- Xây dựng các dự án đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân

trong và ngoài tỉnh để thực hiện các dự án.

- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, các công trình giao thông vừa và nhỏ.

- Thi công xây lắp các công trình: Giao thông, thể dục thể thao và vui chơi

giải trí, cấp - thoát nước, thủy lợi, cầu cảng, kè sông, hồ và kênh mương.

- Sản xuất và gia công cấu kiện bê tông, sản xuất gạch nung.

- Kinh doanh và làm đại lý bán vật liệu xây dựng.

- Thiết kế, gia công các sản phẩm cơ khí: cửa sắt, cầu thang, kệ, tủ và các đồ

Với ngành nghề kinh doanh trên, để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh,

mở rộng thị trường, đồng thời đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ để nắm bắt được khoa học kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cần tiến hành hoạt động phân bổ lao động vào các phòng ban chức năng, các bộ

phận một cách phù hợp nhằm xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu.

b) Thị trường của công ty

Trong những năm qua công ty đã phải nỗ lực hết mình để tìm kiếm thị trường. Nhưng chủ yếu các dự án, công trình, sản phẩm của công ty được tiến hành ở trong

tỉnh. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây công ty đã mở rộng địa bàn hoạt động sang

các tỉnh lân cận khác như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình. Với chủ trương ngày

càng mở rộng thị trường, các công trình của công ty đang ngày càng khẳng định uy tín và thương hiệu của mình bằng giá trị chất lượng và tính ưu việt của nó. Công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng cũng như các đối tác của

mình để nâng cao hơn vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.

c) Về tình hình tài chính

Vốn kinh doanh có vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các hoạt động trong công ty trong đó có hoạt động tuyển dụng nhân sự. Với tính chất đa dạng các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn với tỷ trọng vốn lưu động trên tổng số vốn kinh doanh

là lớn.

Công ty TNHH Tiến Hợi có vốn điều lệ 3,5 tỷ đồng, doanh thu trung bình trong

3 năm : 2009, 2010, 2011 đạt 10 tỷ đồng/năm.

Nguồn huy động vốn: Công ty có thể huy động vồn từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn tự có, vốn vay...

Bảng 2.1: Một số kết quả tài chính của công ty Đơn vị : Tỷ đồng So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỉ lệ % Chêch lệch Tỉ lệ % A. Tổng tài sản 8.4 9.6 10.2 1.20 14.29 0.60 6.25

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực tại công ty tnhh tiến hợi (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)