Khuyến nghị

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 105)

Để giúp hiệu trưởng các trường THPT ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm, đồng thời có thể phát huy tác dụng của các biện pháp đề xuất, tôi xin trình bày một số kiến nghị sau.

a. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy định cụ thể nội dung, chương trình bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đối với hiệu trưởng của từng cấp học, bậc học. Việc làm này đã đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được yêu cầu, nội dung điều 49 luật giáo dục. "Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học". Tuy nhiên, nội dung chương trình bồi dưỡng về chuyên môn, quản lý dạy và học, quản lý cơ sở vật chất nhiều, còn nội dung về quản lý công tác chủ nhiệm còn ít. Vì vậy Bộ GD&ĐT sớm có sự cải tiến, điều chỉnh nội dung bồi dưỡng cho phù hợp. Đại đa số cán bộ quản lý công tác chủ nhiệm trong các trường THPT còn lúng túng, chủ yếu chạy theo công việc cụ thể. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có tài liệu chính thống về hướng dẫn quản lý công tác chủ nhiệm trong trường THPT thật tỷ mỉ, cụ thể hơn.

- Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn đánh giá một tiết dạy giỏi, đánh giá giáo viên giỏi các cấp, nhưng hiện nay chưa có danh hiệu thi đua đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi, Bộ GD-ĐT nên có thêm danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, có như vậy mới động viên giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi.

- Công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức, làm việc công việc để xây dựng phong trào thi đua của lớp. Chế độ giáo viên chủ nhiệm được hưởng 4 tiết/tuần, theo nhiều ý kiến của giáo viên đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu tăng số tiết/tuần cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm thành 5 đến 6 tiết/tuần.

b. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh

- Với đội ngũ cán bộ quản lý đương chức, cần thường xuyên: bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức tốt các chuyên đề hội thảo ở địa phương, có chính sách cho cán bộ quản lý trường học tham quan học tập những trường quản lý tốt công tác chủ nhiệm, tham quan các mô hình trường, lớp cách quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng, ở những trường tiên tiến nước ngoài để họ có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường, đưa chất lượng quản lý giáo dục ngày càng cao hơn, đồng đều hơn giữa các trường ở các vùng miền trong tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cần chú trọng hơn nữa công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý của các nhà trường, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận, đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng cán bộ quản lý nữ.

- Đẩy mạnh hơn nữa công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường và trong việc nâng cao chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT với công tác chủ nhiệm.

- Sở GD-ĐT cần nghiên cứu đưa thành các tiêu chí đánh giá giáo viên chủ nhiệm giỏi bằng thang điểm để họ phấn đấu trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi.

Chúng tôi xin đề xuất các tiêu chí đánh giá GVCN như sau:

* Tiêu chí đánh giá về phẩm chất:

1. Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, tuân thủ pháp luật.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 3. Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp.

4. Thẳng thắn, luôn yêu thương hết lòng vì học sinh.

5. Có ý chí nghị lực vượt khó, bình tĩnh, thận trọng trong công việc. 6. Có lối sống trung thực, gương mẫu, tác phong mô phạm, có uy tín với mọi người.

7. Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo, hiểu tâm lý học sinh. 8. Quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội.

9. Làm việc với phong cách lãnh đạo, dân chủ. 10. Có sức khoẻ, lạc quan, yêu đời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Tiêu chí đánh giá về năng lực:

1. Có trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.

2. Có năng lực sư phạm, khôn khéo trong ứng xử giao tiếp. 3. Hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm.

4. Có năng lực lập kế hoạch, quản lý kế hoạch. Thực hiện tốt công tác kiểm tra.

5. Có hiểu biết về kinh tế xã hội ở địa phương.

6. Có năng lực tổ chức, thu thập xử lý thông tin, ra quyết định đúng đắn. 7. Có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động dạy và học ở lớp. 8. Biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục.

9. Có năng lực tự học, tu dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ.

10. Có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng thông tin. 11. Có hiểu biết về tâm lý, nguyện vọng của học sinh.

Trên cơ sở thực tế, tổ chức hội thảo và quy định đánh giá hàng năm bằng điểm số cho phù hợp với tình hình thực tế và Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, thông qua việc đánh giá của trường, thông qua việc thi ứng xử, vấn đáp...

- Khen thưởng kịp thời với giáo viên chủ nhiệm giỏi.

c. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh

- Cần có chế độ khen thưởng xứng đáng cho những cán bộ quản lý giỏi. - Có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục.

- Chú trọng tới nguồn ngân sách thoả đáng đầu tư cho sự phát triển của giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

d. Đối với trường Đại học Sư phạm

- Cần tăng thời lượng giảng dạy về công tác giáo viên chủ nhiệm, cần cụ thể hoá hơn nữa những công việc mà giáo viên chủ nhiệm phải làm (cơ sở lý luận, thực tiễn).

- Đối với phương thức thực tập sư phạm, để tất cả các giáo viên thực tập được tham gia công tác chủ nhiệm trong thời gian thực tập tại trường THPT.

e. Đối với hiệu trưởng các trường THPT

- Không ngừng học tập (tự học qua các lớp đào tạo) để này càng nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ quản lý trường học.

- Nêu và cần tìm hiểu kỹ để có thể vận dụng 6 biện pháp đã đề xuất trong luận văn này vào công tác quản lý công tác chủ nhiệm ở đơn vị nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ, các mục tiêu đề ra của trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số suy nghĩ về chiến lược phát triển đội ngũ CBQLGD phục vụ công cuộc đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, Kỷ yếu hội thảo khoa học CBQLGD trước yêu cầu CNH, HĐH Hà Nội.

2. Hoàng Chúng (1984), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD, NXB thống kê Hà Nội.

3. Cơ sở khoa học QL, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997. 4. Giáo trình QLGD&ĐT, Trường CBQLGDTW2- Hà Nội, 2002.

5. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về QLGD và khoa học GD,

NXB GD Hà Nội.

6. Khoa học tổ chức và QL - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - NXB thống kê Hà Nội, 1999.

7. Harold Koonzt Cyrill O'donnell Heinz Weihrich (2002), Những vấn đề cốt yếu của QL, Bản tiếng Việt - NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội. 8. Luật GD-NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1999.

9. Hồ Chí Minh, Vấn đề GD, NXB Hà Nội.

10. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề GD, NXB GD Hà Nội.

11. Hà Thế Ngữ (2001), GD học - Một vấn đề về lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Ngoc Quang, Những vấn đề cơ bản về lý luận QLGD - Trường CBQLGDTW.

13. Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

14. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học QL - Xuất bản năm 2000.

15. Tạp chí cộng sản, số 22- 27 năm 2002.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

17. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản GD hiện đại, NXB GD Hà Nội.

18. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học GD, NXB Đại học Quốc dân Hà Nội.

19. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1999), Tâm lý học đại cương, NXB GD Hà Nội.

20. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII - NXB chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997.

21. Về đổi mới QLGD, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Khoa học GD Hà Nội 1990.

22. Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Phi Yến (2001), Tìm hiểu vai trò QL Nhà nước đối với phát huy nhân tố con người, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

(Dành cho các đồng chí cán bộ quản lý các trường THPT và giáo viên các trường THPT)

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý công tác chủ nhiệm trong các trường THPT của tỉnh nhà, xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề cụ thể sau (nếu đồng ý thì đánh dấu x vào ô hoặc cột tương ứng, nếu không thì bỏ trống), những câu trả lời của các đồng chí chỉ nhằm cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu, đề xuất không nhằm mục đích đánh giá các đồng chí.

Câu 1: Theo đồng chí, việc quản lý và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm trong các trường THPT đã làm tốt chưa?

- Rất tốt

- Tương đối tốt

- Bình thường - Chưa thật tốt Vì sao xin đồng chí cho biết ...

...

...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 2: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là cần thiết, vì lý do gì dưới đây:

STT Các lý do Các mức độ Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc THPT, nhiệm vụ năm học

2

Hiện nay đội ngũ giáo viên trong các trường đáp ứng được yêu cầu của công tác chủ nhiệm. Nhưng đứng trước yêu cầu mới đang bộc lộ sự hẫng hụt về đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có năng lực.

3

Do yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao.

Câu 3: Theo đồng chí mỗi lớp trong một trường THPT cần có một giáo viên làm công tác chủ nhiệm không?

- Có - Không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 4: Mỗi giáo viên chủ nhiệm có nhiều công việc phải làm để xây dựng lớp thành tập thể lớp tiên tiến. Chúng tôi xin nêu một số công việc, xin ý kiến đóng góp của các đồng chí? STT Công việc Các mức độ Đồng ý Đồng ý một phần Không đồng ý

1 Tìm hiểu, đánh giá tình hình lớp, tìm hiểu lý lịch,

hoàn cảnh của từng học sinh.

2 Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp.

3 Làm công tác tổ chức lớp.

4 Làm công tác tư tưởng, chính trị, động viên học sinh.

5 Chỉ đạo các hoạt động tháng, tuần, năm.

6 Chỉ đạo các hoạt động cụ thể của lớp trong từng thời kỳ

7 Phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lương giáo dục

trong, ngoài nhà trường để làm tốt công tác giáo dục

8 Tìm hiểu tâm lý, tâm tư nguyện vọng của học sinh

9 Tổ chức giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống nhà

trường cho học sinh. 10 Tổ chức kiểm tra

11 Điều chỉnh các hoạt động sau kiểm tra

12

Các công tác khác (xin nêu thêm)

+... +...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 5: Xin đồng chí cho biết những thuận lợi, khó khăn trong công tác chủ nhiệm. * Thuận lợi:... ... ... ... * Khó khăn... ... ... ...

Hiện nay chế độ của giáo viên chủ nhiệm: tính 4 tiết/tuần (không kể buổi đi lao động cùng học sinh được tính từ 2 tiết đến 3 tiết/buổi), theo đồng chí cách tính như vậy: - Phù hợp

- Chưa phù hợp - Để động viên đội ngũ giáo viên chủ nhiệm theo đồng chí nên có chế độ đãi ngộ như thế nào? +...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 6: Đồng chí có ý kiến đánh giá như thế nào về các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm của hiệu trưởng.

STT Các biện pháp đã thực hiện Các mức độ Làm tốt Bình thƣờng Chƣa tốt

1 Có kế hoạch hoạt động công tác chủ nhiệm

2 Tăng cường kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp

vụ về công tác chủ nhiệm.

3

Khuyến khích, động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với giáo viên chủ nhiệm, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

4 Thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, thông qua ứng xử các

tình huống sư phạm

5 Tăng cường quản lý hành chính về các hoạt động

công tác chủ nhiệm

6

Các công tác khác (xin nêu ra nếu có)

+... +... +...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Câu 7: Xin đồng chí cho biết đối với một số giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở tỉnh ta thì các tiêu chí nào sau đây đã đạt ở mức độ nào?

STT Tiêu chí phẩm chất năng lực của giáo viên, làm công tác chủ nhiệm trong trƣờng THPT tỉnh nhà

Mức độ đạt Tốt Khá TB Yếu I/ Tiêu chí phẩm chất

1

Có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, tuân thủ pháp luật

2 Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao

trong công việc 3

Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp.

4 Thẳng thắn, luôn yêu thương hết lòng vì học sinh

5 Có ý chí nghị lực vượt khó, bình tĩnh thận trọng trong

công việc

6 Có lối sống trung thực, gương mẫu, tác phong mô

phạm, có uy tín với mọi người.

7 Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo, hiểu tâm lý

học sinh

8 Quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, với các lực lượng

xã hội

9 Làm việc với phong cách lãnh đạo dân chủ 10 Có sức khoẻ, lạc quan, yêu đời

II/ Tiêu chí về năng lực

1 Có trình độ chuyên môn đào tạo đạt chuẩn vững vàng

về chuyên môn, nghiệp vụ

2 Có năng lực sư phạm, khôn khéo trong ứng xử, giao tiếp 3 Hiểu rõ quyền hạn, trác nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường thpt tỉnh quảng ninh (Trang 105)